KT-XH Minh bạch hoá lãi suất

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Một trong những văn bản đáng chú ý trong tuần qua đó là NHNN đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) thay thế Thông tư 04/2011/TT-NHNN. Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc VIB xoay quanh những điểm mới tại Dự thảo trên.

Theo ông vì sao NHNN lại sửa đổi quy định về lãi suất rút trước hạn tiền gửi?

Hiện chưa có quy định cứng, nên việc áp dụng lãi suất đối với khoản tiền gửi rút trước hạn tại mỗi ngân hàng khác nhau, nên người gửi tiền có phần thiệt thòi. Còn với quy định NHNN mới đưa ra tại Dự thảo khá chi tiết, bóc tách rõ ràng lãi suất đối với từng trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi và rút trước hạn một phần tiền gửi. Trên cơ sở đó, tạo ra hành lang pháp lý chung cho hoạt động này, để các ngân hàng áp dụng thống nhất quy định lãi suất đối với trường hợp rút tiền gửi trước hạn. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Quy định trên tác động thế nào đối với huy động vốn của ngân hàng, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, việc chuẩn hoá quy định lãi suất tiền gửi trên là rất tích cực cho cả ngân hàng với khách hàng. Đối với khách hàng, quy định lãi suất áp dụng đối với từng trường hợp rút tiền trước hạn giúp người gửi tiền được lợi hơn. Nếu như trước đây khách hàng dù chỉ cần một phần tiền cũng phải rút trước hạn hết ra, chịu mức lãi suất không kỳ hạn. Sau đó gửi sổ mới phần tiền chưa dùng đến với lãi suất tại thời điểm gửi mới.

Còn với dự thảo quy định mới, ngân hàng chỉ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của ngân hàng tại thời điểm khách hàng rút trước hạn phần tiền rút ra. Phần tiền gửi còn lại có thể được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng cho khách hàng cho đến hết kỳ hạn gửi ban đầu. Hoặc hai bên cũng có thể thoả thuận về mức lãi suất áp dụng đối với khoản tiền còn lại với nhưng không vượt quá mức lãi suất đang áp dụng từ đầu kỳ gửi.

Theo quy định trên, khách hàng có thể chủ động hơn đối với khoản tiền gửi tiết kiệm dài hạn của mình. Khi có nhu cầu đột xuất người gửi tiền có thể đến rút một phần tiền mà không lo bị thiệt lãi suất. Việc yêu cầu các ngân hàng công khai minh bạch các mức lãi suất trên giúp cho khách hàng có thêm lựa chọn tối ưu hoá khoản tiền gửi.

Còn đối với ngân hàng, với việc vẫn được nhận lãi suất tốt trong trường hợp rút một phần vốn trước hạn sẽ giúp người dân yên tâm gửi tiền ở các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên. Mà hệ thống ngân hàng đang cần nguồn tiền gửi dài hơn để ổn định cho kinh doanh. Bên cạnh đó đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng, tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh thị trường tiền tệ hiện nay.

Theo tôi, các quy định trên không gây khó khăn đối với ngân hàng trong hạch toán lãi suất cũng như nguồn tiền gửi. Vì NHNN đưa ra quy định khá chi tiết và tách bạch là cơ sở để ngân hàng thực hiện hạch toán. Hơn thế, việc rút trước hạn không xảy ra thường xuyên mà chỉ là tình huống đột xuất nên không ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định của nguồn vốn huy động. Tôi cho rằng, mục tiêu chính mà Dự thảo Thông tư muốn hướng đến đó là minh bạch hoá, chuẩn hoá hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là điều rất tích cực.

Thị trường chứng khoán đang tăng trưởng khá tích cực, hút mạnh vốn nhà đầu tư như chứng khoán... Ông có lo ngại việc dòng tiền nhàn rỗi sẽ chảy vào kênh đầu tư này?

Thực tế, từ đầu năm đến nay tăng trưởng huy động tiền gửi của ngân hàng vẫn tích cực, tăng 15% so với cuối năm 2020 cao hơn cả tăng trưởng tín dụng. Nên huy động vốn ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều từ thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Nhưng theo tôi, chính sức ép từ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán cũng khiến các ngân hàng cần phải tỉnh giấc để cạnh tranh huy động vốn. Chưa kể, còn có thêm kênh đầu tư hấp dẫn khác như trái phiếu, BĐS… Thực tế này đòi hỏi các ngân hàng cần phải sáng tạo hơn linh hoạt hơn trong huy động vốn. Chẳng hạn ngân hàng thiết kế sản phẩm tiền gửi hoặc liên kết sản phẩm khác. Bên cạnh đa dạng hoá, khai thác sâu sản phẩm tiền gửi truyền thống, ngân hàng cần tiếp tục chú trọng gia tăng tiện ích sản phẩm tiền gửi online. Qua đó, vừa giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý vừa gia tăng lợi ích cho người gửi tiền.

Xin cảm ơn ông!

Các công ty tài chính FE Credit, MB Shinsei, SHB Finance,... đã cơ cấu nợ, giảm lãi suất như thế nào thời gian qua?

Thời báo ngân hàng

Link bài gốc: Minh bạch hoá lãi suất
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,417
Bài viết
63,636
Thành viên
86,445
Thành viên mới nhất
kubet36vip

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN