Thế giới phẳng - Thomas L. Friedman
“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu.
Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan.
Có thể ai đó sẽ hỏi: Thế còn đạo đức nằm ở đâu? Xin mọi người tự tìm câu trả lời. Riêng tôi xin thưa cho phần mình: Đạo đức có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ… và hình như khó bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu. Khác chăng so với thời “tròn” - xin tạm gọi như vậy, thời “phẳng” ngày nay giàu có hầu như trước hết phụ thuộc vào tầm nhìn toàn cầu, vào trí tuệ, vào khoa học và công nghệ - nhất là công nghệ thông tin, năng lực quản trị và kinh doanh - kể cả với ý nghĩa khai thác nguồn theo chiều mở (opensourcing), khai thác nguồn theo chiều sâu (insourcing), luôn luôn chủ động tạo ra “cầu” mới, xâu chuỗi “cung”… được T. L. Friedman mô tả khá sinh động khi nói về 10 “lực” làm “phẳng” thế giới.
Đương nhiên, cũng vì “phẳng”, nên cơ may và rủi ro ngày nay đổi chỗ cho nhau nhanh nhạy chẳng kém sự lưu chuyển trên mạng là bao. Tất cả chính là sức ép của thế giới “phẳng”, tuy nó chẳng chào mời ve vãn ai cả. Thế nhưng trong ba thập kỷ vừa qua nó đã gây nên không ít sóng gió trên thế giới, có cả sóng thần (tsunami) nữa. Bước vào thế kỷ 21 sức ép này phức tạp hơn.
“Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác trong khung khổ những cam kết mới, những ký kết mới của trật tự thế giới một siêu đa cường - kể cả khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)…
Một ví dụ: Hai nước đối đầu quyết liệt Việt, Mỹ nay đã bình thường hóa quan hệ với nhau, đang phát triển quan hệ hữu nghi, hợp tác mọi mặt... dù rằng còn nhiều dị biệt hoặc tồn tại do quá khứ để lại. Xin hỏi, khái niệm địa kinh tế hay địa chính trị nào hàm chứa nổi quan hệ Việt - Mỹ thời nay?
“Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý... tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới - quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình...
Tác phẩm: Thế Giới Phẳng - Tóm Lược Lịch Sử Thế Giới Thế Kỷ XXI
Tác giả: Thomas L. Friadman
Dịch giả: Nhiều Tác Giả.
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Số trang: 820
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 14.5x20.5 cm
Ngày xuất bản: 03 - 2011
Trọng lượng: 935 gram
Giá bìa: 150.000 VNĐ
“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu.
Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan.
Có thể ai đó sẽ hỏi: Thế còn đạo đức nằm ở đâu? Xin mọi người tự tìm câu trả lời. Riêng tôi xin thưa cho phần mình: Đạo đức có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ… và hình như khó bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu. Khác chăng so với thời “tròn” - xin tạm gọi như vậy, thời “phẳng” ngày nay giàu có hầu như trước hết phụ thuộc vào tầm nhìn toàn cầu, vào trí tuệ, vào khoa học và công nghệ - nhất là công nghệ thông tin, năng lực quản trị và kinh doanh - kể cả với ý nghĩa khai thác nguồn theo chiều mở (opensourcing), khai thác nguồn theo chiều sâu (insourcing), luôn luôn chủ động tạo ra “cầu” mới, xâu chuỗi “cung”… được T. L. Friedman mô tả khá sinh động khi nói về 10 “lực” làm “phẳng” thế giới.
Đương nhiên, cũng vì “phẳng”, nên cơ may và rủi ro ngày nay đổi chỗ cho nhau nhanh nhạy chẳng kém sự lưu chuyển trên mạng là bao. Tất cả chính là sức ép của thế giới “phẳng”, tuy nó chẳng chào mời ve vãn ai cả. Thế nhưng trong ba thập kỷ vừa qua nó đã gây nên không ít sóng gió trên thế giới, có cả sóng thần (tsunami) nữa. Bước vào thế kỷ 21 sức ép này phức tạp hơn.
“Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác trong khung khổ những cam kết mới, những ký kết mới của trật tự thế giới một siêu đa cường - kể cả khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)…
Một ví dụ: Hai nước đối đầu quyết liệt Việt, Mỹ nay đã bình thường hóa quan hệ với nhau, đang phát triển quan hệ hữu nghi, hợp tác mọi mặt... dù rằng còn nhiều dị biệt hoặc tồn tại do quá khứ để lại. Xin hỏi, khái niệm địa kinh tế hay địa chính trị nào hàm chứa nổi quan hệ Việt - Mỹ thời nay?
“Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý... tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới - quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình...
Tác phẩm: Thế Giới Phẳng - Tóm Lược Lịch Sử Thế Giới Thế Kỷ XXI
Tác giả: Thomas L. Friadman
Dịch giả: Nhiều Tác Giả.
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Số trang: 820
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 14.5x20.5 cm
Ngày xuất bản: 03 - 2011
Trọng lượng: 935 gram
Giá bìa: 150.000 VNĐ
Bài tương tự bạn quan tâm
[MF] Tuyển tập 36 đề trắc nghiệm môn Hóa học DHSP
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Giáo trình sức bền vật liệu - tập 2 - Lê Quang...
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới - OG.Mandino
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Quyết đoán trong kinh doanh - Matsushita KonoSuke
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] 48 Nguyên Tắc Chủ Chốt Của Quyền Lực - Robert...
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Để Được Trọng Dụng Và Đãi Ngộ - Brian Tracy
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu