Làn sóng thứ ba - Alvin Toffler
Bộ mặt thế giới ngày nay thực là cực kỳ phức tạp. Bên cạnh những thành tựu kỳ diệu, những buớc tiến phi thường của trí tuệ loài người về các mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thì các mặt khác lại không như thế. Năng lượng toàn cầu đang đi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề và vẫn đang còn tiếp tục bị huỷ hoại, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước vẫn còn xa vời. Nền kinh tế trên thế giới có những thời kỳ trôi giạt cao độ. Nói về cuộc khủng hoảng này, A. Toffler viết:
“Không giống như tất cả các cuộc cách mạng trước trong thời đại công nghiệp, bây giờ nó dính líu chẳng những với tiền tệ mà còn với toàn bộ cơ sở năng lượng của xã hội. Không giống như nhuững cuộc khủng hoảng của quá khứ, nó đem đến cùng một lúc cả lạm phát và cả tình trạng không có công ăn việc làm chứ không phải kế tiếp nhau. Không giống các cuộc khủng hoảng trước, nó gắn liền với các vấn đề sinh thái căn bản, với các loại công nghệ hoàn toàn mới và với một trình độ ứng dụng mới các truyền thông vào hệ thống sản xuất. Cuối cùng, nó không phải là cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp với tư cách là một chỉnh thể”.
Nhưng không phải chỉ về mặt kinh tế. Về mặt khác, những biến cố, những khuynh huớng, những phát triển cũng không kém phần dữ dội và độc đáo. Bên cạnh sự phát triển của vô tuyến truyền hình là sự phát triển của các tín ngưỡng. Các hệ thống giá trị tan vỡ và sụp đổ. Gia đình hạt nhân tan vỡ ở nhiều nơi. Các phong trào ly khai xuất hiện. Các chế độ chính trị hoặc còn tính chất ổn định như trước kia.
A.Toffler nói rằng: “nhìn những sự thay đổi dữ dội này, chúng ta có thể coi chúng như những bằng chứng cô lập về sự lùi lại để có cái nhìn dài hơn thì… phải nói rằng nhiều sự thay đổi ngày nay không phải độc lập với nhau. Chúng cũng không phải ngẫu nhiên… các biến cố đó và khuynh hướng đó cùng với nhiều biến cố và khuynh hướng khác tưởng như tách rời nhau lại liên hệ mật thiết với nhau”. Theo A. Toffler: “trên thực tế, những biến cố và những khuynh hướng ấy là một bộ phận của một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều, đó là: cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới”. Nền văn minh mới đó, ông gọi nó là đợt sóng thứ ba.
Bộ mặt thế giới ngày nay thực là cực kỳ phức tạp. Bên cạnh những thành tựu kỳ diệu, những buớc tiến phi thường của trí tuệ loài người về các mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thì các mặt khác lại không như thế. Năng lượng toàn cầu đang đi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề và vẫn đang còn tiếp tục bị huỷ hoại, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước vẫn còn xa vời. Nền kinh tế trên thế giới có những thời kỳ trôi giạt cao độ. Nói về cuộc khủng hoảng này, A. Toffler viết:
“Không giống như tất cả các cuộc cách mạng trước trong thời đại công nghiệp, bây giờ nó dính líu chẳng những với tiền tệ mà còn với toàn bộ cơ sở năng lượng của xã hội. Không giống như nhuững cuộc khủng hoảng của quá khứ, nó đem đến cùng một lúc cả lạm phát và cả tình trạng không có công ăn việc làm chứ không phải kế tiếp nhau. Không giống các cuộc khủng hoảng trước, nó gắn liền với các vấn đề sinh thái căn bản, với các loại công nghệ hoàn toàn mới và với một trình độ ứng dụng mới các truyền thông vào hệ thống sản xuất. Cuối cùng, nó không phải là cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp với tư cách là một chỉnh thể”.
Nhưng không phải chỉ về mặt kinh tế. Về mặt khác, những biến cố, những khuynh huớng, những phát triển cũng không kém phần dữ dội và độc đáo. Bên cạnh sự phát triển của vô tuyến truyền hình là sự phát triển của các tín ngưỡng. Các hệ thống giá trị tan vỡ và sụp đổ. Gia đình hạt nhân tan vỡ ở nhiều nơi. Các phong trào ly khai xuất hiện. Các chế độ chính trị hoặc còn tính chất ổn định như trước kia.
A.Toffler nói rằng: “nhìn những sự thay đổi dữ dội này, chúng ta có thể coi chúng như những bằng chứng cô lập về sự lùi lại để có cái nhìn dài hơn thì… phải nói rằng nhiều sự thay đổi ngày nay không phải độc lập với nhau. Chúng cũng không phải ngẫu nhiên… các biến cố đó và khuynh hướng đó cùng với nhiều biến cố và khuynh hướng khác tưởng như tách rời nhau lại liên hệ mật thiết với nhau”. Theo A. Toffler: “trên thực tế, những biến cố và những khuynh hướng ấy là một bộ phận của một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều, đó là: cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới”. Nền văn minh mới đó, ông gọi nó là đợt sóng thứ ba.
Bài tương tự bạn quan tâm
[MF] Tuyển tập 36 đề trắc nghiệm môn Hóa học DHSP
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Giáo trình sức bền vật liệu - tập 2 - Lê Quang...
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới - OG.Mandino
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Quyết đoán trong kinh doanh - Matsushita KonoSuke
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] 48 Nguyên Tắc Chủ Chốt Của Quyền Lực - Robert...
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
[MF] Để Được Trọng Dụng Và Đãi Ngộ - Brian Tracy
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu