TIN MỚI
Chị Phương ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội làm content marketing cho một công ty truyền thông với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm sale thị trường, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Vợ chồng đã có nhà riêng và sinh được 2 em bé.
Do ảnh hưởng của dịch Covid, từ đầu tháng 7 công ty chị Phương cho nhân viên làm việc ở nhà, lương vẫn được đảm bảo. Chồng làm thị trường, công việc kinh doanh ngừng trệ nên anh chỉ được công ty hỗ trợ lương cứng 5 triệu đồng/tháng.
Cân đối lại bảng chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại
"Tình hình khó khăn chung nhưng mình tự thấy bản thân còn may mắn hơn nhiều người phải đi thuê trọ, mất việc, thu nhập không có. Vậy nên từ khi nghỉ dịch ở nhà, mình đã lập lại kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất có thể và dành một khoản nhỏ để giúp đỡ người thân của mình đang gặp khó khăn trong mùa covid", chị Phương kể.
Chị Phương cho biết, từ ngày cưới vợ chồng chị đã thống nhất chỉ tiêu 50% thu nhập, 50% còn lại để tích lũy dự phòng. Trong đó nguyên tiền ăn trong tháng của gia đình là 5 triệu. Còn lại là tiền đóng học của con và các chi tiêu khác.
Ngay sau khi kết hôn, chị Phương đã lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình.
Tuy nhiên từ hôm nghỉ dịch làm việc tại nhà, chị Phương đã lập lại kế hoạch chi tiêu cho gia đình: "Nghỉ dịch chồng mình chỉ được nhận lương cứng 5 triệu đồng/tháng nên tổng thu nhập của gia đình giảm từ 27 triệu đồng xuống còn 17 triệu. Do vậy mình phải cân đối lại tài chính. Đặc biệt trước ảnh hưởng của dịch bệnh, người thân trong gia đình gặp khó khăn do mất việc nên mình bàn với chồng sẽ trích một phần lương của 2 đứa để hỗ trợ", người phụ nữ này chia sẻ.
Cụ thể, trong thời gian chống dịch, thu nhập của gia đình chị Phương được chia theo định mức sau:
Chị Phương cho biết, khi chưa có dịch, bữa sáng nhà chị hầu như ăn ngoài nhưng từ hôm làm việc ở nhà, chị tranh thủ thời gian tự tay nấu cả 3 bữa, tuyệt đối không mua hàng. Các con chị được nghỉ học cũng xem như tiết kiệm được 1 khoản học phí.
"Mình tự làm ruốc, muối lạc để ăn cơm sáng. Hôm nào đổi bữa thì mình tự làm bánh tráng nóng tại nhà, nấu bún khô hoặc rang cơm. Một tuần mình chỉ đi chợ đúng 1 lần, liệt kê đầy đủ những thứ cần mua mới xách làn đi với hạn mức quy định tối đa là 700.000 đồng mua thực phẩm, rau củ và hoa quả thiết yếu.
Sau khi mua về mình sẽ sơ chế, chia từng phần thức ăn tương ứng với từng ngày, từng bữa rồi bỏ tủ để trong tuần mang nấu dần, như thế vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm chi phí. Khi nào đồ trong tủ lạnh hết mình mới đi chợ tiếp".
Chị Phương kể, chị được bố mẹ chồng cho rau sạch ăn hàng ngày nên khoản rau xanh chị không phải mua. Những thực phẩm trên chị sẽ chế biến thành nhiều món khác nhau để đảo bữa cho gia đình. Chẳng hạn thịt lợn chị xay làm nem, đúc trứng, quấn chả lá lốt.
Mướp chị có thể làm thành vài món khác nhau như xào với lòng mề gà vịt, nấu với lạc, xào tía tô, nấu canh. Cá trắm chị sốt cà chua, kho khế hoặc nấu ăn rau sống. Cứ như thế, 1 tuần chị Phương chỉ cần đi chợ 1 lần, thực phẩm tuy không mua nhiều loại nhưng chị vẫn nấu được thành nhiều món cho gia đình.
Với cách đi chợ như vậy, chị Phương tiết kiệm được cả về thời gian cũng như chi phí. Nhất là trong mùa dịch, càng hạn chế ra ngoài càng tốt, mặc dù khu chị sống mỗi gia đình được phát 3 phiếu đi chợ 1 tuần nhưng chị chỉ dùng 1 phiếu mà thôi.
Mỗi lần đi chợ, chị Phương ghi hết những thứ cần mua trong định mức không quá 700.000 đồng. 1 tuần chị đi chợ 1 lần duy nhất
San sẻ khó khăn với người thân để cùng vượt qua mùa dịch
Đặc biệt chị Phương cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, vợ chồng em gái chị đều phải nghỉ việc không lương, chị bàn với chồng mỗi tháng trích 20% thu thập của anh chị tương đương 3.4 triệu đồng để chia sẻ khó khăn với các em. 10% thu nhập anh chị dành để biếu bố mẹ hai bên mua thực phẩm ngày dịch.
Như vậy, tổng cộng mỗi tháng chị Phương trích riêng 30% thu nhập để hỗ trợ người thân. Chị cho biết, vợ chồng anh chị sẽ duy trì khoản hỗ trợ này cho em gái tới khi hết dịch.
Còn lại 40% tổng thu nhập, chị Phương dành tích lũy: "2 con mình còn nhỏ, vợ chồng cũng không phải quá dư giả nên mình vẫn phải tích lũy từng tháng một. Nhất là trong thời điểm dịch giã căng thẳng, mình càng phải đề cao tiết kiệm phòng khi cần tới tiền còn có khoản để chi", chị Phương cho biết.
Cuộc sống với 50 nghìn đô la và 1 triệu đô la thực sự khác nhau thế nào: Nhiều tiền liệu có dễ thở hơn?
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Mẹ 2 con chia sẻ cách chi tiêu mùa dịch: Nhà 4 người chỉ hết 3 triệu tiền ăn, hỗ trợ tiền cho người thân bị mất việc mà vẫn có khoản tích lũy dự phòng
Chị Phương ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội làm content marketing cho một công ty truyền thông với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm sale thị trường, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Vợ chồng đã có nhà riêng và sinh được 2 em bé.
Do ảnh hưởng của dịch Covid, từ đầu tháng 7 công ty chị Phương cho nhân viên làm việc ở nhà, lương vẫn được đảm bảo. Chồng làm thị trường, công việc kinh doanh ngừng trệ nên anh chỉ được công ty hỗ trợ lương cứng 5 triệu đồng/tháng.
Cân đối lại bảng chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính hiện tại
"Tình hình khó khăn chung nhưng mình tự thấy bản thân còn may mắn hơn nhiều người phải đi thuê trọ, mất việc, thu nhập không có. Vậy nên từ khi nghỉ dịch ở nhà, mình đã lập lại kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất có thể và dành một khoản nhỏ để giúp đỡ người thân của mình đang gặp khó khăn trong mùa covid", chị Phương kể.
Chị Phương cho biết, từ ngày cưới vợ chồng chị đã thống nhất chỉ tiêu 50% thu nhập, 50% còn lại để tích lũy dự phòng. Trong đó nguyên tiền ăn trong tháng của gia đình là 5 triệu. Còn lại là tiền đóng học của con và các chi tiêu khác.
Ngay sau khi kết hôn, chị Phương đã lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình.
Tuy nhiên từ hôm nghỉ dịch làm việc tại nhà, chị Phương đã lập lại kế hoạch chi tiêu cho gia đình: "Nghỉ dịch chồng mình chỉ được nhận lương cứng 5 triệu đồng/tháng nên tổng thu nhập của gia đình giảm từ 27 triệu đồng xuống còn 17 triệu. Do vậy mình phải cân đối lại tài chính. Đặc biệt trước ảnh hưởng của dịch bệnh, người thân trong gia đình gặp khó khăn do mất việc nên mình bàn với chồng sẽ trích một phần lương của 2 đứa để hỗ trợ", người phụ nữ này chia sẻ.
Cụ thể, trong thời gian chống dịch, thu nhập của gia đình chị Phương được chia theo định mức sau:
Chị Phương cho biết, khi chưa có dịch, bữa sáng nhà chị hầu như ăn ngoài nhưng từ hôm làm việc ở nhà, chị tranh thủ thời gian tự tay nấu cả 3 bữa, tuyệt đối không mua hàng. Các con chị được nghỉ học cũng xem như tiết kiệm được 1 khoản học phí.
"Mình tự làm ruốc, muối lạc để ăn cơm sáng. Hôm nào đổi bữa thì mình tự làm bánh tráng nóng tại nhà, nấu bún khô hoặc rang cơm. Một tuần mình chỉ đi chợ đúng 1 lần, liệt kê đầy đủ những thứ cần mua mới xách làn đi với hạn mức quy định tối đa là 700.000 đồng mua thực phẩm, rau củ và hoa quả thiết yếu.
Sau khi mua về mình sẽ sơ chế, chia từng phần thức ăn tương ứng với từng ngày, từng bữa rồi bỏ tủ để trong tuần mang nấu dần, như thế vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm chi phí. Khi nào đồ trong tủ lạnh hết mình mới đi chợ tiếp".
Chị Phương kể, chị được bố mẹ chồng cho rau sạch ăn hàng ngày nên khoản rau xanh chị không phải mua. Những thực phẩm trên chị sẽ chế biến thành nhiều món khác nhau để đảo bữa cho gia đình. Chẳng hạn thịt lợn chị xay làm nem, đúc trứng, quấn chả lá lốt.
Mướp chị có thể làm thành vài món khác nhau như xào với lòng mề gà vịt, nấu với lạc, xào tía tô, nấu canh. Cá trắm chị sốt cà chua, kho khế hoặc nấu ăn rau sống. Cứ như thế, 1 tuần chị Phương chỉ cần đi chợ 1 lần, thực phẩm tuy không mua nhiều loại nhưng chị vẫn nấu được thành nhiều món cho gia đình.
Với cách đi chợ như vậy, chị Phương tiết kiệm được cả về thời gian cũng như chi phí. Nhất là trong mùa dịch, càng hạn chế ra ngoài càng tốt, mặc dù khu chị sống mỗi gia đình được phát 3 phiếu đi chợ 1 tuần nhưng chị chỉ dùng 1 phiếu mà thôi.
Mỗi lần đi chợ, chị Phương ghi hết những thứ cần mua trong định mức không quá 700.000 đồng. 1 tuần chị đi chợ 1 lần duy nhất
San sẻ khó khăn với người thân để cùng vượt qua mùa dịch
Đặc biệt chị Phương cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, vợ chồng em gái chị đều phải nghỉ việc không lương, chị bàn với chồng mỗi tháng trích 20% thu thập của anh chị tương đương 3.4 triệu đồng để chia sẻ khó khăn với các em. 10% thu nhập anh chị dành để biếu bố mẹ hai bên mua thực phẩm ngày dịch.
Như vậy, tổng cộng mỗi tháng chị Phương trích riêng 30% thu nhập để hỗ trợ người thân. Chị cho biết, vợ chồng anh chị sẽ duy trì khoản hỗ trợ này cho em gái tới khi hết dịch.
Còn lại 40% tổng thu nhập, chị Phương dành tích lũy: "2 con mình còn nhỏ, vợ chồng cũng không phải quá dư giả nên mình vẫn phải tích lũy từng tháng một. Nhất là trong thời điểm dịch giã căng thẳng, mình càng phải đề cao tiết kiệm phòng khi cần tới tiền còn có khoản để chi", chị Phương cho biết.
Cuộc sống với 50 nghìn đô la và 1 triệu đô la thực sự khác nhau thế nào: Nhiều tiền liệu có dễ thở hơn?
Nhịp sống Việt
Link bài gốc: Mẹ 2 con chia sẻ cách chi tiêu mùa dịch: Nhà 4 người chỉ hết 3 triệu tiền ăn, hỗ trợ tiền cho người thân bị mất việc mà vẫn có khoản tích lũy dự phòng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu