TIN MỚI
Từng là nơi sầm uất, quy tụ nhiều nhãn hiệu mua sắm, ẩm thực nổi tiếng, nhưng giờ đây, mặt bằng cho thuê tại một TTTM (Thanh Xuân, Hà Nội) trống tới quá nửa. Một số sàn tối om, cửa đóng then cài khi đồng loạt cửa hiệu trả mặt bằng.
Nhiều gian hàng đã gỡ biển hiệu, dọn sạch hàng hoá, nội thất. Nhân viên TTTM cho biết, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, ngày càng nhiều nhãn hàng "dứt áo ra đi".
Quầy trống quây kín bạt, lác đác có người qua lại. Thông tin quảng cáo từ chủ đầu tư cho biết, TTTM này đã đi vào hoạt động từ năm 2017 với tỷ lệ lấp đầy hơn 80% lúc khai trương. Theo số liệu từ Colliers International, quý 4/2020, giá cho thuê một m2 thương mại tại đây là 33 triệu đồng/m2.
Rạp chiếu phim thông báo đóng cửa từ tháng 11/2020. Sau đó, khu vui chơi trẻ em, nhà hàng,… cùng tầng cũng lần lượt rời đi. Trước đó, đây là một trong những tầng sầm uất nhất tại đây.
Nhà hàng đóng cửa quây kín cát tông, bạt để bảo vệ trang thiết bị.
Bên trong một nhà hàng đóng cửa, nội thất phủ kín bụi.
Gian hàng sảnh tầng 1, 2 mặt tiền, chiếm vị trí nổi bật nhìn ra mặt đường cũng đã đóng cửa một thời gian. Nhân viên bán quần áo trẻ em ở quầy gần đó than thở, khách qua lại ngày một thưa thớt khi các nhãn hàng lũ lượt rời đi.
Nằm ở trung tâm quận Đống Đa (Hà Nội), một TTTM khác cũng chịu chung cảnh vắng vẻ. Ngành hàng ẩm thực chiếm số lượng áp đảo trong số quầy hàng đóng cửa.
Một số quầy hoạt động thì chỉ có duy nhất 1 nhân viên trông hàng, thường xuyên trong trạng thái "ngóng" khách.
Biển giảm giá treo nổi bật ngay lối vào. Một nhân viên bán hàng cho biết, dù cửa hiệu ngay sảnh ra vào tầng 1, giữa lối ra thang máy, nhưng cả ngày không có nổi một vị khách. Nhân viên quan ngại về tình trạng vắng vẻ, lo lắng mất việc nếu chủ thuê quyết định đóng cửa.
Gian hàng đóng cửa, không gian TTTM được một số người dân ưa thích, chọn làm chỗ đi dạo, tập thể dục, tránh nóng miễn phí.
Theo báo cáo từ CBRE Việt Nam, đến cuối năm 2020, nguồn cung bán lẻ của Hà Nội đạt 1.050.000m2, tăng 4% so với năm 2019. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm, tỷ lệ trống tăng 12,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 14,3%, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Mặt bằng TTTM "ế ẩm", bỏ không hàng loạt

Từng là nơi sầm uất, quy tụ nhiều nhãn hiệu mua sắm, ẩm thực nổi tiếng, nhưng giờ đây, mặt bằng cho thuê tại một TTTM (Thanh Xuân, Hà Nội) trống tới quá nửa. Một số sàn tối om, cửa đóng then cài khi đồng loạt cửa hiệu trả mặt bằng.

Nhiều gian hàng đã gỡ biển hiệu, dọn sạch hàng hoá, nội thất. Nhân viên TTTM cho biết, từ nửa cuối năm 2020 đến nay, ngày càng nhiều nhãn hàng "dứt áo ra đi".

Quầy trống quây kín bạt, lác đác có người qua lại. Thông tin quảng cáo từ chủ đầu tư cho biết, TTTM này đã đi vào hoạt động từ năm 2017 với tỷ lệ lấp đầy hơn 80% lúc khai trương. Theo số liệu từ Colliers International, quý 4/2020, giá cho thuê một m2 thương mại tại đây là 33 triệu đồng/m2.

Rạp chiếu phim thông báo đóng cửa từ tháng 11/2020. Sau đó, khu vui chơi trẻ em, nhà hàng,… cùng tầng cũng lần lượt rời đi. Trước đó, đây là một trong những tầng sầm uất nhất tại đây.

Nhà hàng đóng cửa quây kín cát tông, bạt để bảo vệ trang thiết bị.

Bên trong một nhà hàng đóng cửa, nội thất phủ kín bụi.

Gian hàng sảnh tầng 1, 2 mặt tiền, chiếm vị trí nổi bật nhìn ra mặt đường cũng đã đóng cửa một thời gian. Nhân viên bán quần áo trẻ em ở quầy gần đó than thở, khách qua lại ngày một thưa thớt khi các nhãn hàng lũ lượt rời đi.

Nằm ở trung tâm quận Đống Đa (Hà Nội), một TTTM khác cũng chịu chung cảnh vắng vẻ. Ngành hàng ẩm thực chiếm số lượng áp đảo trong số quầy hàng đóng cửa.

Một số quầy hoạt động thì chỉ có duy nhất 1 nhân viên trông hàng, thường xuyên trong trạng thái "ngóng" khách.

Biển giảm giá treo nổi bật ngay lối vào. Một nhân viên bán hàng cho biết, dù cửa hiệu ngay sảnh ra vào tầng 1, giữa lối ra thang máy, nhưng cả ngày không có nổi một vị khách. Nhân viên quan ngại về tình trạng vắng vẻ, lo lắng mất việc nếu chủ thuê quyết định đóng cửa.

Gian hàng đóng cửa, không gian TTTM được một số người dân ưa thích, chọn làm chỗ đi dạo, tập thể dục, tránh nóng miễn phí.
Theo báo cáo từ CBRE Việt Nam, đến cuối năm 2020, nguồn cung bán lẻ của Hà Nội đạt 1.050.000m2, tăng 4% so với năm 2019. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm, tỷ lệ trống tăng 12,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 14,3%, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Mặt bằng TTTM "ế ẩm", bỏ không hàng loạt
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu