TIN MỚI
Với tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có, lương bị cắt giảm, thị trường hỗn loạn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tiền bạc trở thành vấn đề "đinh" trong suy nghĩ của mọi người. Nhưng tiền quan trọng thế nào đối với hạnh phúc?
Câu trả lời rất phức tạp. Từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của tiền bạc đến hạnh phúc - điều được tâm lý học định nghĩa là cảm xúc và cả sự hài lòng với cuộc sống.
Các nghiên cứu đã xác định mức lương mà mọi người cần để cảm thấy hạnh phúc, tìm ra lý do vì sao tiền không đem lại hạnh phúc như chúng ta mong đợi và đưa ra gợi ý về cách tiêu tiền để có thể hạnh phúc. Dù cho bạn đang làm gì, đây là những điều bạn nhất định cần biết nếu kiếm tìm hạnh phúc:
Mức lương bao nhiêu là đủ để hạnh phúc?
Một nghiên cứu nổi tiếng năm 2010 của các nhà nghiên cứu Daniel Kahneman và Angus Deaton ở ĐH Princeton cho thấy, mọi người có xu hướng hạnh phúc hơn khi kiếm được nhiều tiền hơn, cho đến một giới hạn. Giới hạn mà các nhà nghiên cứu ước tính là khoảng 75.000 USD/năm.
"Sau mức thu nhập đó, hạnh phúc bị chững lại!", theo giáo sư tâm lý học chuyên nghiên cứu về hạnh phúc Sonja Lyubomirsky, Đại học California. "Sức khỏe tình cảm" của mọi người, hay cảm giác của họ hàng ngày không được cải thiện khi họ kiếm được nhiều hơn 75.000 USD/năm.
Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Purdue đã sử dụng dữ liệu rộng hơn từ nhiều cuộc khảo sát và thấy rằng, mức thu nhập lý tưởng cho các cá nhân là 95.000 USD để có sự hài lòng với cuộc sống và 60.000 - 70.000 USD để có cảm xúc hạnh phúc... Khi kiếm được hơn 105.000 USD/năm, mức độ hạnh phúc của họ giảm xuống.
Điều kiện lý tưởng bạn cần là thu nhập đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như có một nơi an toàn để sinh sống, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, theo giáo sư Lyubomirsky.
Nếu bạn có một tuổi thơ thiếu thốn thì việc có nhiều tiền hơn thực sự tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống và hạnh phúc tổng thể. Vì hầu hết mọi người hoạt động theo giả định rằng, tiền sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề của cuộc sống.
"Tuy nhiên, một khi bạn đã đạt mức sống trung lưu, những điều trên không còn chuẩn xác nữa. Sau mỗi ngày, chúng ta đều vật lộn với những vấn đề mang tính tồn tại như ý nghĩa của cuộc sống là gì, tôi là ai? Và nếu như bạn kiếm được tiền thì các câu hỏi đó không còn ý nghĩa gì nữa", theo giáo tâm lý học và trị liệu Brad Klontz, Đại học Creighton University.
Với hạnh phúc, giàu có chỉ là tương đối
Theo giáo sư tâm lý học Laurie Santos, trường Đại học Yale, nhiều tiền hơn không giúp bạn hạnh phúc hơn. Giải thích cho điều này là hiện tượng tâm lý "hedonic adaptation" - thích ứng: Qua thời gian, chúng ta quen dần với những thay đổi trong cuộc sống. Những kỳ vọng của chúng ta cũng thay đổi, lối sống thay đổi và chúng ta thích nghi hơn với thực tế. Khi tăng thu nhập, kỳ vọng, nhu cầu của chúng ta cũng tăng lên một chút, vì thế tiêu chuẩn để hạnh phúc cũng thay đổi.
Bạn có thể nhìn ra xung quanh và dễ dàng tìm thấy một người giàu có những không hề hạnh phúc. Lý do của điều này là chúng ta có xu hướng so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mức sống của mình không giống như những người đồng trang lứa và cảm thấy không hài lòng.
Về cơ bản, cách bạn đánh giá bản thân, cách bạn cảm nhận mức độ hài lòng, cảm xúc của bạn phụ thuộc vào những gì bạn đang đánh giá về những người xung quanh và cuộc sống của họ.
Để hạnh phúc, mục tiêu cuộc sống quan trọng hơn tiền
Nghiên cứu chỉ ra, nếu bạn muốn hạnh phúc hơn trong công việc, bạn không nên theo đuổi một mức lương cao. Điều quan trọng hơn cả mức lương là ý nghĩa công việc của bạn.
Rất nhiều người dễ dàng bị "mắc kẹt" trong công việc mà họ chán ghét vì mức lương cao. Nhưng thực sự, bạn nên tập trung vào những công việc đáp ứng với thế mạnh đặc trưng của riêng bạn. Đó là những giá trị quan trọng với cá nhân và những điều bạn muốn trải nghiệm. Một công việc như vậy không chỉ giúp bạn hạnh phúc hơn mà còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Trong một cuộc khảo sát năm 2018 do Better Up Labs thực hiên, cứ mỗi 10 người được hỏi thì 9 người cho biết, họ đã đánh đổi thu nhập để có một công việc có ý nghĩa. Đó là lý do nhiều người lựa chọn một công việc có mức lương thấp hơn nhưng có ý nghĩa hơn.
Theo CNBC
19 lời khuyên từ ĐH Harvard dành cho những người tìm kiếm một cuộc sống vẹn toàn, hạnh phúc: Chúng ta dành hơn 1/3 thời gian để làm việc, đừng để từng ngày trôi qua trong chán nản
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lương tháng bao nhiêu sẽ đủ để hạnh phúc? Câu trả lời bất ngờ từ các nhà nghiên cứu và lời khuyên về mục tiêu cuộc sống
Với tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có, lương bị cắt giảm, thị trường hỗn loạn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tiền bạc trở thành vấn đề "đinh" trong suy nghĩ của mọi người. Nhưng tiền quan trọng thế nào đối với hạnh phúc?
Câu trả lời rất phức tạp. Từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của tiền bạc đến hạnh phúc - điều được tâm lý học định nghĩa là cảm xúc và cả sự hài lòng với cuộc sống.
Các nghiên cứu đã xác định mức lương mà mọi người cần để cảm thấy hạnh phúc, tìm ra lý do vì sao tiền không đem lại hạnh phúc như chúng ta mong đợi và đưa ra gợi ý về cách tiêu tiền để có thể hạnh phúc. Dù cho bạn đang làm gì, đây là những điều bạn nhất định cần biết nếu kiếm tìm hạnh phúc:
Mức lương bao nhiêu là đủ để hạnh phúc?
Một nghiên cứu nổi tiếng năm 2010 của các nhà nghiên cứu Daniel Kahneman và Angus Deaton ở ĐH Princeton cho thấy, mọi người có xu hướng hạnh phúc hơn khi kiếm được nhiều tiền hơn, cho đến một giới hạn. Giới hạn mà các nhà nghiên cứu ước tính là khoảng 75.000 USD/năm.
"Sau mức thu nhập đó, hạnh phúc bị chững lại!", theo giáo sư tâm lý học chuyên nghiên cứu về hạnh phúc Sonja Lyubomirsky, Đại học California. "Sức khỏe tình cảm" của mọi người, hay cảm giác của họ hàng ngày không được cải thiện khi họ kiếm được nhiều hơn 75.000 USD/năm.
Gần đây hơn, một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Purdue đã sử dụng dữ liệu rộng hơn từ nhiều cuộc khảo sát và thấy rằng, mức thu nhập lý tưởng cho các cá nhân là 95.000 USD để có sự hài lòng với cuộc sống và 60.000 - 70.000 USD để có cảm xúc hạnh phúc... Khi kiếm được hơn 105.000 USD/năm, mức độ hạnh phúc của họ giảm xuống.
Điều kiện lý tưởng bạn cần là thu nhập đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như có một nơi an toàn để sinh sống, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, theo giáo sư Lyubomirsky.
Nếu bạn có một tuổi thơ thiếu thốn thì việc có nhiều tiền hơn thực sự tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống và hạnh phúc tổng thể. Vì hầu hết mọi người hoạt động theo giả định rằng, tiền sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề của cuộc sống.
"Tuy nhiên, một khi bạn đã đạt mức sống trung lưu, những điều trên không còn chuẩn xác nữa. Sau mỗi ngày, chúng ta đều vật lộn với những vấn đề mang tính tồn tại như ý nghĩa của cuộc sống là gì, tôi là ai? Và nếu như bạn kiếm được tiền thì các câu hỏi đó không còn ý nghĩa gì nữa", theo giáo tâm lý học và trị liệu Brad Klontz, Đại học Creighton University.
Với hạnh phúc, giàu có chỉ là tương đối
Theo giáo sư tâm lý học Laurie Santos, trường Đại học Yale, nhiều tiền hơn không giúp bạn hạnh phúc hơn. Giải thích cho điều này là hiện tượng tâm lý "hedonic adaptation" - thích ứng: Qua thời gian, chúng ta quen dần với những thay đổi trong cuộc sống. Những kỳ vọng của chúng ta cũng thay đổi, lối sống thay đổi và chúng ta thích nghi hơn với thực tế. Khi tăng thu nhập, kỳ vọng, nhu cầu của chúng ta cũng tăng lên một chút, vì thế tiêu chuẩn để hạnh phúc cũng thay đổi.
Bạn có thể nhìn ra xung quanh và dễ dàng tìm thấy một người giàu có những không hề hạnh phúc. Lý do của điều này là chúng ta có xu hướng so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mức sống của mình không giống như những người đồng trang lứa và cảm thấy không hài lòng.
Về cơ bản, cách bạn đánh giá bản thân, cách bạn cảm nhận mức độ hài lòng, cảm xúc của bạn phụ thuộc vào những gì bạn đang đánh giá về những người xung quanh và cuộc sống của họ.
Để hạnh phúc, mục tiêu cuộc sống quan trọng hơn tiền
Nghiên cứu chỉ ra, nếu bạn muốn hạnh phúc hơn trong công việc, bạn không nên theo đuổi một mức lương cao. Điều quan trọng hơn cả mức lương là ý nghĩa công việc của bạn.
Rất nhiều người dễ dàng bị "mắc kẹt" trong công việc mà họ chán ghét vì mức lương cao. Nhưng thực sự, bạn nên tập trung vào những công việc đáp ứng với thế mạnh đặc trưng của riêng bạn. Đó là những giá trị quan trọng với cá nhân và những điều bạn muốn trải nghiệm. Một công việc như vậy không chỉ giúp bạn hạnh phúc hơn mà còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Trong một cuộc khảo sát năm 2018 do Better Up Labs thực hiên, cứ mỗi 10 người được hỏi thì 9 người cho biết, họ đã đánh đổi thu nhập để có một công việc có ý nghĩa. Đó là lý do nhiều người lựa chọn một công việc có mức lương thấp hơn nhưng có ý nghĩa hơn.
Theo CNBC
19 lời khuyên từ ĐH Harvard dành cho những người tìm kiếm một cuộc sống vẹn toàn, hạnh phúc: Chúng ta dành hơn 1/3 thời gian để làm việc, đừng để từng ngày trôi qua trong chán nản
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lương tháng bao nhiêu sẽ đủ để hạnh phúc? Câu trả lời bất ngờ từ các nhà nghiên cứu và lời khuyên về mục tiêu cuộc sống
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vàng SJC 'vênh' vàng nhẫn 11 triệu đồng/lượng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vàng trong nước ‘một mình một chợ’, cao hơn thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhất cử lưỡng tiện: Người trẻ Trung Quốc tìm thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chất lượng tài sản ngân hàng: Kỳ vọng cải thiện vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cụ bà U70 không lương hưu, gom góp cho con trai 650...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cổ phiếu ngân hàng: Chất lượng tài sản là chỉ tiêu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu