*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lâm Diễm Châu, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Năm nay tôi đã 67 tuổi. Tôi sinh ra trong một gia đình có 4 chị em ở nông thôn, điều kiện khá giả. Vào thời điểm đó, đi học đại học không phổ biến và người ta cũng không quá coi trọng việc học hành. Thế nhưng bố mẹ tôi không nghĩ vậy, họ luôn mong các con của mình được mở mang tri thức, có cơ hội học nhiều hơn.
Bấy giờ, học lực của tôi rất tốt, nhưng vì quá trình tham gia các kỳ thi đại học khá phức tạp nên khi học hết cấp 3, tôi chỉ về quê để làm việc trong một nông trại. Sau đó, tôi kết hôn với một thanh niên trí thức trong làng. Tuy nhiên, ngay sau khi chồng tôi được tuyển dụng và có công ăn việc làm ổn định ở thành phố, chúng tôi ly hôn. Lúc này, tôi phát hiện mình có thai nhưng vẫn quyết định sinh con ra và nuôi nấng con nên người.
Hết lòng lo cho con để bù đắp tình thương
Trở lại tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi trúng tuyển vào một trường cao đẳng sư phạm như nguyện vọng. Khi tôi đi học, bố mẹ ở nhà đã giúp chăm sóc con trai, các chị em trong nhà cũng hết phòng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tập trung học hành. Con trai đến với tôi như một món quà nhưng tôi cũng cảm thấy có lỗi vì đã không cho con một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.
Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho con về mặt vật chất lẫn tinh thần. Song vì ngày trẻ tôi bận học và đi làm kiếm tiền, ít có thời gian cho con, mối quan hệ mẹ con không được thắm thiết như những gia đình khác, thậm chí còn có đôi phần lạnh nhạt.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, từ khi thằng bé lấy vợ, mối quan hệ mẹ con bớt căng thẳng hơn rất nhiều nhờ con dâu khéo léo, luôn chủ động kết nối các thành viên trong gia đình. Trong lòng tôi rất vui khi có một người con dâu tuyệt vời như vậy. Trong những lần tâm sự, con dâu bảo thu nhập của hai vợ chồng đều thấp, sau khi có cháu trai thì càng túng thiếu. Tôi nghe xong liền đề xuất sang chăm cháu giúp các con để giảm bớt gánh nặng nhưng cả hai đứa đều nói không cần vì đã có bà ngoại lo.
Tôi hiểu ý con dâu, nếu không san sẻ được gánh nặng chăm cháu thì có thể hỗ trợ tài chính cho hai đứa. Thế là lương hưu hàng tháng của tôi có 5.000 NDT (hơn 16,4 triệu đồng), tôi trích ra 4.000 NDT (hơn 13 triệu đồng) để phụ giúp cho các con. Còn bản thân sống tiết kiệm, dè sẻn một chút với 1.000 NDT còn lại.
Một hôm nọ, con dâu mời tôi sang nhà ở lại chơi. Những ngày đó, hôm nào tôi cũng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho con cháu, chiều chiều lại lo bữa tối tươm tất để các con được ăn ngon sau khi đi làm về. Gia đình vui vẻ, yêu thương cho đến một đêm nọ, khi phát hiện được “âm mưu” của con trai và con dâu đã khiến tôi rất sốc.
Cú lừa khiến lòng người mẹ tan nát
Tôi có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, không hay thức dậy lúc nửa đêm. Thế nhưng hôm đó tôi hơi nhức đầu nên tỉnh giấc giữa đêm để đi uống nước. Ngang qua phòng 2 con, cửa không đóng nên tôi mơ hồ nghe thấy tiếng tivi xen lẫn cuộc trò chuyện giữa 2 đứa. Cũng nhờ vậy mà tôi phát hiện được những sự thật về cuộc sống của con trai và con dâu.
Hóa ra, dù phải nuôi con, vay nợ để mua ô tô nhưng các con không hề túng thiếu như lời kể với tôi. Con trai tôi có lương 15.000 NDT (gần 50 triệu đồng), con dâu cũng được hơn 6.000 NDT (gần 20 triệu đồng). Vậy mà bao lâu nay, cả hai vẫn thường kể khổ tổng lương của 2 vợ chồng chỉ có 8.000 NDT (26,3 triệu đồng). Còn 4.000 NDT (hơn 3 triệu NDT) tôi trợ cấp hàng tháng, cả hai dùng để trả công cho bên nhà ngoại đã chăm sóc cháu.
Ảnh minh họa
Việc này tôi không có ý kiến gì vì chăm cháu nhỏ vất vả nên phụ cho nhà ngoại một ít tiền cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng nửa năm qua, tôi đã bị con trai và con dâu lừa dối mà chẳng hay. Điều này khiến tôi cảm thấy rất chạnh lòng. Con dâu đối xử tốt với tôi, còn chủ động đứng ra kết nối tôi với con trai cuối cùng chỉ vì tiền.
Nghe được cuộc nói chuyện này mới biết rõ được “tấm lòng” của các con, tôi trằn trọc cả đêm không thể nào ngủ được. Đêm hôm đó, tôi suy nghĩ mãi về những ngày tháng sau nảy của bản thân. Có lẽ việc trợ cấp cho con nên dừng ở đây, như vậy tôi cũng để dành cho mình được 1 khoản phòng thân mỗi tháng. Sáng hôm sau, tôi bàn với các con chuyện về quê. Hai vợ chồng mua vé tàu và đưa tôi đến tận nhà ga. Thực sự, nếu là trước đây thì tôi sẽ xúc động lắm, nhưng bây giờ tôi đã nhìn rõ tất cả nên lại cảm thấy buồn.
Bài học cho bản thân khi về già
Vào ngày 10 hàng tháng, khi nhận được lương, tôi thường chuyển ngay cho con dâu. Tuy nhiên, mấy tháng liền sau khi từ nhà các con trở về, tôi không còn gửi nữa nên con dâu mới thắc mắc và gọi điện hỏi thăm. Tôi cũng chỉ lấy lý do cần chuẩn bị một khoản tiền dưỡng già để giải thích cho việc ngừng “chu cấp” của mình. Cô con dâu không hiểu lắm lại nói mấy câu như “rót mật vào tai” tôi. Thế nhưng vì thấy thái độ kiên quyết của tôi nên đã tức giận cúp điện thoại.
Ảnh minh họa
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn nhắn với con dâu rằng, tôi cũng có cuộc đời riêng và 2 con đều đã trưởng thành nên phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Sau khi nhận được tin nhắn, con dâu tôi nhanh chóng gọi lại cho tôi. Lần này, tôi nói thẳng rằng đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện của cả hai vợ chồng vào đêm hôm đó. Lúc này, con dâu mới vỡ lẽ, biết tôi không gửi tiền nữa thì thái độ quay ngoắt 180 độ.
Trước đây, hầu như ngày nào nó cũng gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi, còn bây giờ thì gần như bặt vô âm tín. Tôi không hối hận với quyết định này. Trước đây, tôi luôn hết lòng với con trai, hỗ trợ con mua nhà, cưới vợ, hỗ trợ tiền nuôi cháu. Vậy nên sau chuyện này, đã đến lúc tôi nghĩ cho bản thân mình.
Tuổi già không thể dựa vào con cái, tôi tính toán cẩn thận cuộc sống sau này cho mình. Tuy tiền lương không nhiều nhưng mỗi tháng, tôi sẽ có cho mình một khoản tiết kiệm nho nhỏ cho cuộc sống về hưu dưỡng già sau này.
Đây cũng là đường lui tôi dành cho mình sau tất thảy những năm tháng sống vì con vì cháu trong quá khứ. Tự mình lo được cho bản thân, chẳng phải nhờ vả vào con cháu cũng khiến cuộc sống tôi tự chủ hơn.
(Theo Toutiao)
Link bài gốc: Lương hưu 16 triệu đồng, tôi sống "tằn tiện" gửi con trai 13 triệu/tháng để rồi nhận lấy bài học nhớ đời, phải tự tìm đường lui cho mình
Năm nay tôi đã 67 tuổi. Tôi sinh ra trong một gia đình có 4 chị em ở nông thôn, điều kiện khá giả. Vào thời điểm đó, đi học đại học không phổ biến và người ta cũng không quá coi trọng việc học hành. Thế nhưng bố mẹ tôi không nghĩ vậy, họ luôn mong các con của mình được mở mang tri thức, có cơ hội học nhiều hơn.
Bấy giờ, học lực của tôi rất tốt, nhưng vì quá trình tham gia các kỳ thi đại học khá phức tạp nên khi học hết cấp 3, tôi chỉ về quê để làm việc trong một nông trại. Sau đó, tôi kết hôn với một thanh niên trí thức trong làng. Tuy nhiên, ngay sau khi chồng tôi được tuyển dụng và có công ăn việc làm ổn định ở thành phố, chúng tôi ly hôn. Lúc này, tôi phát hiện mình có thai nhưng vẫn quyết định sinh con ra và nuôi nấng con nên người.
Hết lòng lo cho con để bù đắp tình thương
Trở lại tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi trúng tuyển vào một trường cao đẳng sư phạm như nguyện vọng. Khi tôi đi học, bố mẹ ở nhà đã giúp chăm sóc con trai, các chị em trong nhà cũng hết phòng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tập trung học hành. Con trai đến với tôi như một món quà nhưng tôi cũng cảm thấy có lỗi vì đã không cho con một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.
Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho con về mặt vật chất lẫn tinh thần. Song vì ngày trẻ tôi bận học và đi làm kiếm tiền, ít có thời gian cho con, mối quan hệ mẹ con không được thắm thiết như những gia đình khác, thậm chí còn có đôi phần lạnh nhạt.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, từ khi thằng bé lấy vợ, mối quan hệ mẹ con bớt căng thẳng hơn rất nhiều nhờ con dâu khéo léo, luôn chủ động kết nối các thành viên trong gia đình. Trong lòng tôi rất vui khi có một người con dâu tuyệt vời như vậy. Trong những lần tâm sự, con dâu bảo thu nhập của hai vợ chồng đều thấp, sau khi có cháu trai thì càng túng thiếu. Tôi nghe xong liền đề xuất sang chăm cháu giúp các con để giảm bớt gánh nặng nhưng cả hai đứa đều nói không cần vì đã có bà ngoại lo.
Tôi hiểu ý con dâu, nếu không san sẻ được gánh nặng chăm cháu thì có thể hỗ trợ tài chính cho hai đứa. Thế là lương hưu hàng tháng của tôi có 5.000 NDT (hơn 16,4 triệu đồng), tôi trích ra 4.000 NDT (hơn 13 triệu đồng) để phụ giúp cho các con. Còn bản thân sống tiết kiệm, dè sẻn một chút với 1.000 NDT còn lại.
Một hôm nọ, con dâu mời tôi sang nhà ở lại chơi. Những ngày đó, hôm nào tôi cũng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho con cháu, chiều chiều lại lo bữa tối tươm tất để các con được ăn ngon sau khi đi làm về. Gia đình vui vẻ, yêu thương cho đến một đêm nọ, khi phát hiện được “âm mưu” của con trai và con dâu đã khiến tôi rất sốc.
Cú lừa khiến lòng người mẹ tan nát
Tôi có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, không hay thức dậy lúc nửa đêm. Thế nhưng hôm đó tôi hơi nhức đầu nên tỉnh giấc giữa đêm để đi uống nước. Ngang qua phòng 2 con, cửa không đóng nên tôi mơ hồ nghe thấy tiếng tivi xen lẫn cuộc trò chuyện giữa 2 đứa. Cũng nhờ vậy mà tôi phát hiện được những sự thật về cuộc sống của con trai và con dâu.
Hóa ra, dù phải nuôi con, vay nợ để mua ô tô nhưng các con không hề túng thiếu như lời kể với tôi. Con trai tôi có lương 15.000 NDT (gần 50 triệu đồng), con dâu cũng được hơn 6.000 NDT (gần 20 triệu đồng). Vậy mà bao lâu nay, cả hai vẫn thường kể khổ tổng lương của 2 vợ chồng chỉ có 8.000 NDT (26,3 triệu đồng). Còn 4.000 NDT (hơn 3 triệu NDT) tôi trợ cấp hàng tháng, cả hai dùng để trả công cho bên nhà ngoại đã chăm sóc cháu.
Ảnh minh họa
Việc này tôi không có ý kiến gì vì chăm cháu nhỏ vất vả nên phụ cho nhà ngoại một ít tiền cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng nửa năm qua, tôi đã bị con trai và con dâu lừa dối mà chẳng hay. Điều này khiến tôi cảm thấy rất chạnh lòng. Con dâu đối xử tốt với tôi, còn chủ động đứng ra kết nối tôi với con trai cuối cùng chỉ vì tiền.
Nghe được cuộc nói chuyện này mới biết rõ được “tấm lòng” của các con, tôi trằn trọc cả đêm không thể nào ngủ được. Đêm hôm đó, tôi suy nghĩ mãi về những ngày tháng sau nảy của bản thân. Có lẽ việc trợ cấp cho con nên dừng ở đây, như vậy tôi cũng để dành cho mình được 1 khoản phòng thân mỗi tháng. Sáng hôm sau, tôi bàn với các con chuyện về quê. Hai vợ chồng mua vé tàu và đưa tôi đến tận nhà ga. Thực sự, nếu là trước đây thì tôi sẽ xúc động lắm, nhưng bây giờ tôi đã nhìn rõ tất cả nên lại cảm thấy buồn.
Bài học cho bản thân khi về già
Vào ngày 10 hàng tháng, khi nhận được lương, tôi thường chuyển ngay cho con dâu. Tuy nhiên, mấy tháng liền sau khi từ nhà các con trở về, tôi không còn gửi nữa nên con dâu mới thắc mắc và gọi điện hỏi thăm. Tôi cũng chỉ lấy lý do cần chuẩn bị một khoản tiền dưỡng già để giải thích cho việc ngừng “chu cấp” của mình. Cô con dâu không hiểu lắm lại nói mấy câu như “rót mật vào tai” tôi. Thế nhưng vì thấy thái độ kiên quyết của tôi nên đã tức giận cúp điện thoại.
Ảnh minh họa
Nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn nhắn với con dâu rằng, tôi cũng có cuộc đời riêng và 2 con đều đã trưởng thành nên phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Sau khi nhận được tin nhắn, con dâu tôi nhanh chóng gọi lại cho tôi. Lần này, tôi nói thẳng rằng đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện của cả hai vợ chồng vào đêm hôm đó. Lúc này, con dâu mới vỡ lẽ, biết tôi không gửi tiền nữa thì thái độ quay ngoắt 180 độ.
Trước đây, hầu như ngày nào nó cũng gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi, còn bây giờ thì gần như bặt vô âm tín. Tôi không hối hận với quyết định này. Trước đây, tôi luôn hết lòng với con trai, hỗ trợ con mua nhà, cưới vợ, hỗ trợ tiền nuôi cháu. Vậy nên sau chuyện này, đã đến lúc tôi nghĩ cho bản thân mình.
Tuổi già không thể dựa vào con cái, tôi tính toán cẩn thận cuộc sống sau này cho mình. Tuy tiền lương không nhiều nhưng mỗi tháng, tôi sẽ có cho mình một khoản tiết kiệm nho nhỏ cho cuộc sống về hưu dưỡng già sau này.
Đây cũng là đường lui tôi dành cho mình sau tất thảy những năm tháng sống vì con vì cháu trong quá khứ. Tự mình lo được cho bản thân, chẳng phải nhờ vả vào con cháu cũng khiến cuộc sống tôi tự chủ hơn.
(Theo Toutiao)
Link bài gốc: Lương hưu 16 triệu đồng, tôi sống "tằn tiện" gửi con trai 13 triệu/tháng để rồi nhận lấy bài học nhớ đời, phải tự tìm đường lui cho mình
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
TOOL NUÔI TÀI KHOẢN TWITTER SỐ LƯỢNG LỚN
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Vàng SJC 'vênh' vàng nhẫn 11 triệu đồng/lượng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vàng trong nước ‘một mình một chợ’, cao hơn thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhất cử lưỡng tiện: Người trẻ Trung Quốc tìm thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chất lượng tài sản ngân hàng: Kỳ vọng cải thiện vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cụ bà U70 không lương hưu, gom góp cho con trai 650...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu