TIN MỚI
Tiết kiệm, không đồng nghĩa với việc trở thành nô bộc của đồng tiền, mà nó là một sự đảm bảo, đảm bảo cho hạnh phúc và cuộc sống đầy đủ của gia đình, đảm bảo những lúc khó khăn cũng không phải hoang mang.
Con người ta, càng lớn, càng phải học cách "keo kiệt" ở 3 phương diện, có vậy thì tiền mới ngày càng nhiều, giờ biết vẫn chưa muộn.
"Keo kiệt" với tài khoản tiết kiệm của mình, đừng khoe khoang ra bên ngoài
Có câu: không sợ trộm cướp, chỉ sợ trộm ghim.
Nếu một người cứ hở ra là khoe khoang số tiền mà gia đình mình có ra bên ngoài, vậy nó chỉ có thể cho thấy rằng người đó vẫn chưa trưởng thành. Người thông minh luôn biết giữ lại 3 phần về tài khoản của mình, tuyệt đối không nói toẹt móng ngựa ra cho người khác biết.
Mình có bao nhiêu tiền, mình mình biết là được rồi, không cần thiết phải đi khoe khoang, nói cho người ngoài biết ta đây giàu có ra sao. Chỉ chẳng hạn như vấn đề vay tiền, thử nghĩ mà xem, người ta biết bạn có nhiều tiền, người ta đến vay, một hai lần vì việc gấp thì còn được, nhưng nếu họ được nước lấn tới, tới vay bạn hết lần này tới lần khác thì sao? Bạn không cho vay, người ta quay ngoắt nói bạn sống không có tình có nghĩa, vậy há chẳng phải là tự mình làm khổ mình ư?
Dễ dàng tiết lộ thu nhập hay tài khoản tiết kiệm với người khác, người chịu thiệt chỉ có mình. Tiền nhiều mà bị lộ ra ngoài, khó tránh khỏi việc bị người khác nhòm ngó, có ý đồ, những lúc như vậy, rất dễ rước họa vào thân.
Ai cũng cần có sự riêng tư, tiền bạc lại càng cần như vậy, dẫu sao thì sống ở đời, ai mà chẳng thích tiền. Vì vậy, càng lớn càng phải học cách "keo kiệt" trong vấn đề này, đừng hở ra là "hào phóng" tuôn hết ra tôi có ngần này ngần này, có vậy mới mong giữ được tiền.
"Keo kiệt" với những người "được nước lấn tới, có cháo đòi chè"
Đừng bao giờ cho những người vong ân bội nghĩa, không có lòng biết ơn vay tiền, dù họ có phải người thân thích hay không, cái tâm tư "vay rồi không trả" của họ, nhiều khi còn vượt qua cả sự tưởng tượng của bạn.
Biết bao nhiêu người thân vì chuyện tiền bạc mà trở mặt thành thù, đối với kiểu "cho vay những chưa chắc đã được trả" như vậy, cứ "keo kiệt" một chút, tránh phiền phức sau này, đồng thời cũng là giữ tiền cho mình. Tiền là tiền mồ hôi xương máu mình vất vả làm ra, mình có quyền tiếc, có quyền xót.
Ngoài ra, đối với kiểu thân thích nhưng mượn tiền không trả, còn quay ngược lại nói bạn keo kiệt như vậy, tốt nhất là không nên thâm giao. Đối với những người như vậy, một khi bạn đã cho họ vay tiền rồi, thì đối với họ mãi mãi luôn là không đủ. Vậy thì tốt nhất là keo kiệt với họ ngay từ đầu, dứt khoát không cho vay ngay từ đầu, tránh rắc rối không cần thiết sau này.
"Keo kiệt" với những chi tiêu không cần thiết
Ai trong chúng ta cũng nên có một kế hoạch chi tiêu thích hợp cho mình, điều này có ích trong rất nhiều phương diện.
Nếu bạn có thói quen ghi chép lại chi tiêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng, trong những chi tiêu lớn hàng ngày, có những chi tiêu nhỏ thực ra không hề cần thiết.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta không hiểu thế nào là "lựa thu mà chi", vậy sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tiêu dùng hoang phí, chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên có một kế hoạch chi tiêu khoa học cho cả gia đình.
Keo kiệt một chút đối với những chi tiêu không cần thiết, rồi thích nghi và hưởng thụ cuộc sống trong sự sự quy hoạch hợp lý ấy, có vậy mới giữ được tiền cho cả nhà.
Kiếm tiền không dễ, vì vậy, làm ơn hãy giữ cho chặt túi tiền của mình.
Tài sản của cả một gia đình là cả một quá trình tích lũy lâu dài, nhưng tiêu sài thì lại không cần cả một quá trình dài lâu tới như vậy.
Xã hội hiện tại, những người mang tư tưởng "mình thích thì mình tiêu thôi", "tiều nhiều mới kiếm được nhiều", "sống là phải hưởng thụ" … có không ít, nhưng rồi sẽ có một ngày bạn phát hiện ra, sự hoang phí, thậm chí có phần bất cần, chi tiêu không cần suy nghĩ của mình trước đó lại khiến mình của hiện tại có thể khổ sở tới như vậy.
Cuộc sống vốn dĩ ngập tràn những điều không thể ngờ tới, số tiền mà bạn sở hữu trực tiếp quyết định vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà bạn sẽ gặp phải nó nhiều hay ít, nó dễ hay khó giải quyết. Vì vậy, keo kiệt một chút ở 3 phương diện trên, nhưng đồng thời cũng là đang chừa lối đi, là đang xây dựng lá chắn bảo vệ cho mình trong tương lai.
Dẫu sao thì, tiêu thì dễ, kiếm mới khó. Học cách tiết kiệm, tiêu tiền lý trí, tiêu dùng đúng lúc đúng chỗ, là những bước đầu tiên nếu muốn cuộc sống trung niên của mình dễ thở và thậm chí là cao cấp hơn.
5 nguyên tắc đời người mà ai cũng cần biết, càng thấu tỏ, càng đẳng cấp, giàu sang hơn: Bạn đã làm được mấy điều?
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Lớn là phải hiểu: Học cách "keo kiệt” ở 3 phương diện, mới mong giữ được tiền
Tiết kiệm, không đồng nghĩa với việc trở thành nô bộc của đồng tiền, mà nó là một sự đảm bảo, đảm bảo cho hạnh phúc và cuộc sống đầy đủ của gia đình, đảm bảo những lúc khó khăn cũng không phải hoang mang.
Con người ta, càng lớn, càng phải học cách "keo kiệt" ở 3 phương diện, có vậy thì tiền mới ngày càng nhiều, giờ biết vẫn chưa muộn.
"Keo kiệt" với tài khoản tiết kiệm của mình, đừng khoe khoang ra bên ngoài
Có câu: không sợ trộm cướp, chỉ sợ trộm ghim.
Nếu một người cứ hở ra là khoe khoang số tiền mà gia đình mình có ra bên ngoài, vậy nó chỉ có thể cho thấy rằng người đó vẫn chưa trưởng thành. Người thông minh luôn biết giữ lại 3 phần về tài khoản của mình, tuyệt đối không nói toẹt móng ngựa ra cho người khác biết.
Mình có bao nhiêu tiền, mình mình biết là được rồi, không cần thiết phải đi khoe khoang, nói cho người ngoài biết ta đây giàu có ra sao. Chỉ chẳng hạn như vấn đề vay tiền, thử nghĩ mà xem, người ta biết bạn có nhiều tiền, người ta đến vay, một hai lần vì việc gấp thì còn được, nhưng nếu họ được nước lấn tới, tới vay bạn hết lần này tới lần khác thì sao? Bạn không cho vay, người ta quay ngoắt nói bạn sống không có tình có nghĩa, vậy há chẳng phải là tự mình làm khổ mình ư?
Dễ dàng tiết lộ thu nhập hay tài khoản tiết kiệm với người khác, người chịu thiệt chỉ có mình. Tiền nhiều mà bị lộ ra ngoài, khó tránh khỏi việc bị người khác nhòm ngó, có ý đồ, những lúc như vậy, rất dễ rước họa vào thân.
Ai cũng cần có sự riêng tư, tiền bạc lại càng cần như vậy, dẫu sao thì sống ở đời, ai mà chẳng thích tiền. Vì vậy, càng lớn càng phải học cách "keo kiệt" trong vấn đề này, đừng hở ra là "hào phóng" tuôn hết ra tôi có ngần này ngần này, có vậy mới mong giữ được tiền.
"Keo kiệt" với những người "được nước lấn tới, có cháo đòi chè"
Đừng bao giờ cho những người vong ân bội nghĩa, không có lòng biết ơn vay tiền, dù họ có phải người thân thích hay không, cái tâm tư "vay rồi không trả" của họ, nhiều khi còn vượt qua cả sự tưởng tượng của bạn.
Biết bao nhiêu người thân vì chuyện tiền bạc mà trở mặt thành thù, đối với kiểu "cho vay những chưa chắc đã được trả" như vậy, cứ "keo kiệt" một chút, tránh phiền phức sau này, đồng thời cũng là giữ tiền cho mình. Tiền là tiền mồ hôi xương máu mình vất vả làm ra, mình có quyền tiếc, có quyền xót.
Ngoài ra, đối với kiểu thân thích nhưng mượn tiền không trả, còn quay ngược lại nói bạn keo kiệt như vậy, tốt nhất là không nên thâm giao. Đối với những người như vậy, một khi bạn đã cho họ vay tiền rồi, thì đối với họ mãi mãi luôn là không đủ. Vậy thì tốt nhất là keo kiệt với họ ngay từ đầu, dứt khoát không cho vay ngay từ đầu, tránh rắc rối không cần thiết sau này.
"Keo kiệt" với những chi tiêu không cần thiết
Ai trong chúng ta cũng nên có một kế hoạch chi tiêu thích hợp cho mình, điều này có ích trong rất nhiều phương diện.
Nếu bạn có thói quen ghi chép lại chi tiêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng, trong những chi tiêu lớn hàng ngày, có những chi tiêu nhỏ thực ra không hề cần thiết.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta không hiểu thế nào là "lựa thu mà chi", vậy sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tiêu dùng hoang phí, chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên có một kế hoạch chi tiêu khoa học cho cả gia đình.
Keo kiệt một chút đối với những chi tiêu không cần thiết, rồi thích nghi và hưởng thụ cuộc sống trong sự sự quy hoạch hợp lý ấy, có vậy mới giữ được tiền cho cả nhà.
Kiếm tiền không dễ, vì vậy, làm ơn hãy giữ cho chặt túi tiền của mình.
Tài sản của cả một gia đình là cả một quá trình tích lũy lâu dài, nhưng tiêu sài thì lại không cần cả một quá trình dài lâu tới như vậy.
Xã hội hiện tại, những người mang tư tưởng "mình thích thì mình tiêu thôi", "tiều nhiều mới kiếm được nhiều", "sống là phải hưởng thụ" … có không ít, nhưng rồi sẽ có một ngày bạn phát hiện ra, sự hoang phí, thậm chí có phần bất cần, chi tiêu không cần suy nghĩ của mình trước đó lại khiến mình của hiện tại có thể khổ sở tới như vậy.
Cuộc sống vốn dĩ ngập tràn những điều không thể ngờ tới, số tiền mà bạn sở hữu trực tiếp quyết định vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà bạn sẽ gặp phải nó nhiều hay ít, nó dễ hay khó giải quyết. Vì vậy, keo kiệt một chút ở 3 phương diện trên, nhưng đồng thời cũng là đang chừa lối đi, là đang xây dựng lá chắn bảo vệ cho mình trong tương lai.
Dẫu sao thì, tiêu thì dễ, kiếm mới khó. Học cách tiết kiệm, tiêu tiền lý trí, tiêu dùng đúng lúc đúng chỗ, là những bước đầu tiên nếu muốn cuộc sống trung niên của mình dễ thở và thậm chí là cao cấp hơn.
5 nguyên tắc đời người mà ai cũng cần biết, càng thấu tỏ, càng đẳng cấp, giàu sang hơn: Bạn đã làm được mấy điều?
Báo Dân sinh
Link bài gốc: Lớn là phải hiểu: Học cách "keo kiệt” ở 3 phương diện, mới mong giữ được tiền
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau kỳ nghỉ lễ, một ngân hàng lớn giảm mạnh 1% lãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ ngày 4/9, 4 con giáp này dễ "trúng mánh lớn"...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" Fe Credit thua lỗ gần 3.000 tỷ trong nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu