TIN MỚI
'Lộc trời 4 năm mới có 1 lần'
Tại Việt Nam có một loài cây quý cho ra thứ hạt được người dân ví như yến sào của rừng núi và gọi với cái tên mỹ miều là "lộc trời". Đó là hạt của cây ươi (hay còn gọi là hạt ươi).
Theo Trung tâm thông tin công nghệ sinh học - Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), cây ươi (đười ươi, lười ươi) mọc chủ yếu ở các vùng nhiệt đới bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Quảng Đông và đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Tại Việt Nam, có thể tìm thấy cây ươi ở A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông, vườn Quốc gia Bạch Mã… (Thừa Thiên Huế); Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Nông Sơn, Phước Sơn… (Quảng Nam); Trà Bồng (Quảng Ngãi); Tây Sơn, Vĩnh Thạnh (Bình Định); Sa Thầy, Đắc Tô, Kon Plong… (Kon Tum)...
Cây ươi là dạng cây to, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung ở đỉnh cành, lá to dày, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá già rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc quả.
Quần thể cây ươi tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Báo điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo cuốn "Sổ tay cây thuốc và vị thuốc Đông Y", cây ươi mọc ở Việt Nam được đánh giá là loại tốt nhất. Người Trung Quốc gọi ươi của Việt Nam là "An nam tử" (An Nam là tên gọi của Việt Nam trước đây).
Cây ươi trưởng thành phải qua tiến trình 4 năm mới đơm hoa kết trái 1 lần. Vì vậy, người dân gọi hạt ươi là "lộc trời". Hạt ươi rất quý nên được săn lùng gắt gao. Có người cả đời chưa chứng kiến tới chục lần ươi có trái.
Hạt ươi gồm 2 loại: loại tốt nhất là hạt ươi bay, khi chín tự rụng xuống; loại thường là hạt được người dân hái trực tiếp trên cây rồi phơi sấy khô.
Những tác dụng với sức khỏe
Hạt ươi được dùng để làm thuốc. Theo "Trung Dược Học" và "Đông Dược Học Thiết yếu", hạt ươi có vị ngọt đậm, không độc, tính mát, có thể được sử dụng để trị ho khan, sưng đau cổ họng, khan tiếng, mất tiếng, chảy máu cam.
Theo Holistic Chef Academy – website giới thiệu về các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe, hạt ươi là một nguyên liệu độc đáo ở Đông Nam Á và được xem là dược liệu quý trong y học cổ truyền Trung Quốc, cũng như y học Ayurvedic Ấn Độ.
Tại Thái Lan, hạt ươi được thêm vào thạch trà đen và được sử dụng trong một số món tráng miệng truyền thống của nước này.
Hạt ươi có nhiều công dụng với sức khỏe. Nguồn: Wunilink Grocer
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, hạt ươi không có mùi, nhai kỹ có độ nhớt cao, tính mát hoặc lạnh, vị hơi ngọt hoặc đắng, được dùng để làm dịu cổ họng, chữa viêm họng, giúp ruột thư giãn, chống lại độc tính, trị cứng khớp. Hạt ươi thường được đun sôi hoặc ngâm trong nước nóng, dùng làm nước giải khát điều trị viêm học hoặc đầy bụng.
Theo Holistic Chef Academy, tại một số nơi ở Trung Quốc, người ta còn dùng hạt ươi trong trà, kết hợp với các thành phần khác như đường phèn, chà là đỏ, táo, cam thảo, hoa cúc, trà hoa nhài. Ưu điểm của loại trà này là giảm nóng trong và bồi bổ cơ thể.
Y học Ayurveda thì đánh giá rất cao tác dụng của hạt ươi trong việc giải nhiệt cơ thể, có thể sử dụng trong các trường hợp sốt, ho, cảm cúm, có đờm, xoang, hen suyễn, đau họng, viêm amidan, nhiễm trùng cổ họng, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do nóng trong.
Trong y học hiện đại, hạt ươi còn có tác dụng làm sạch cơ thể và giải độc, chống viêm, chống oxy hóa, giúp giảm chứng ợ nóng và táo bón.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hạt ươi có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh và chống ung thư. Tuy nhiên, theo NCBI, tác dụng chống ung thư, cũng như tính kháng khuẩn của hạt ươi vẫn chưa rõ ràng.
Trung Quốc săn lùng,
người Việt cũng 'phát sốt' vì hạt ươi
Trong giai đoạn năm 2014-2015, Việt Nam nhiều lần ghi nhận thương lái Trung Quốc kéo sang săn lùng hạt ươi với số lượng lớn, tạo "cơn sốt" tìm kiếm, thu gom hạt ươi đem xuất sang Trung Quốc.
Nhiều người dân Việt cũng tìm mua loại hạt này về uống giải nhiệt, bất chấp giá cả khá đắt đỏ. Thời điểm năm 2020, giá hạt ươi thường là 200.000 đồng/kg, nhưng cũng có thời điểm lên tới 450.000 đồng/kg.
Một số thương nhân thu mua hạt ươi cho biết, có thời điểm hạt ươi khan hiếm, giá tên lới 500.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ hàng để bán, lúc nào có cũng hết ngay.
Các thương lái thu mua hạt ươi. Ảnh: Dân Việt
Mùa hè, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, nhiều khoảng rừng đổi sang màu đỏ báo hiệu mùa ươi chín. Theo ghi nhận của Dân Việt, thời điểm này, hàng nghìn người dân lại nườm nượp đổ về những cánh rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi… để săn ươi kiếm lời. Chỉ cần ra đến cửa rừng là đã có người đón mua.
Ươi được thương lái mua, sau đó bán lại cho các đầu nậu khác. Các chợ ươi tự phát cũng hình thành.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, mặc dù hạt ươi đúng là có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng vẫn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Theo Holistic Chef Academy, nên tránh đun quá 3 hạt mỗi lần uống.
Tiêu thụ nhiều hạt ươi quá mức có thể dẫn tới tình trạng đờm trắng, buồn nôn, sưng lưỡi. Những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy cũng không nên dùng.
Ngoài ra, người dân chỉ nên thu lượm "hạt ươi bay" bởi hạt ươi khi đủ độ chín tự rụng mới là tốt nhất. Không nên chặt nhánh, cành ươi để lấy hạt hoặc trèo lên cây cao để rung lắc cho ươi rụng, gây nguy hiểm cho bản thân.
Đặc sản có hình thù đáng sợ, được ví như “mì chính của nhà giàu” giá lên đến hơn 5 triệu đồng/kg vẫn đắt khách mua
Link bài gốc: 'Lộc trời' ở Việt Nam 4 năm mới có 1 lần: Trung Quốc săn lùng, gây 'cơn sốt lạ'
'Lộc trời 4 năm mới có 1 lần'
Tại Việt Nam có một loài cây quý cho ra thứ hạt được người dân ví như yến sào của rừng núi và gọi với cái tên mỹ miều là "lộc trời". Đó là hạt của cây ươi (hay còn gọi là hạt ươi).
Theo Trung tâm thông tin công nghệ sinh học - Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), cây ươi (đười ươi, lười ươi) mọc chủ yếu ở các vùng nhiệt đới bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Quảng Đông và đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Tại Việt Nam, có thể tìm thấy cây ươi ở A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông, vườn Quốc gia Bạch Mã… (Thừa Thiên Huế); Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Nông Sơn, Phước Sơn… (Quảng Nam); Trà Bồng (Quảng Ngãi); Tây Sơn, Vĩnh Thạnh (Bình Định); Sa Thầy, Đắc Tô, Kon Plong… (Kon Tum)...
Cây ươi là dạng cây to, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung ở đỉnh cành, lá to dày, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá già rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc quả.
Quần thể cây ươi tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Báo điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo cuốn "Sổ tay cây thuốc và vị thuốc Đông Y", cây ươi mọc ở Việt Nam được đánh giá là loại tốt nhất. Người Trung Quốc gọi ươi của Việt Nam là "An nam tử" (An Nam là tên gọi của Việt Nam trước đây).
Cây ươi trưởng thành phải qua tiến trình 4 năm mới đơm hoa kết trái 1 lần. Vì vậy, người dân gọi hạt ươi là "lộc trời". Hạt ươi rất quý nên được săn lùng gắt gao. Có người cả đời chưa chứng kiến tới chục lần ươi có trái.
Hạt ươi gồm 2 loại: loại tốt nhất là hạt ươi bay, khi chín tự rụng xuống; loại thường là hạt được người dân hái trực tiếp trên cây rồi phơi sấy khô.
Những tác dụng với sức khỏe
Hạt ươi được dùng để làm thuốc. Theo "Trung Dược Học" và "Đông Dược Học Thiết yếu", hạt ươi có vị ngọt đậm, không độc, tính mát, có thể được sử dụng để trị ho khan, sưng đau cổ họng, khan tiếng, mất tiếng, chảy máu cam.
Theo Holistic Chef Academy – website giới thiệu về các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe, hạt ươi là một nguyên liệu độc đáo ở Đông Nam Á và được xem là dược liệu quý trong y học cổ truyền Trung Quốc, cũng như y học Ayurvedic Ấn Độ.
Tại Thái Lan, hạt ươi được thêm vào thạch trà đen và được sử dụng trong một số món tráng miệng truyền thống của nước này.
Hạt ươi có nhiều công dụng với sức khỏe. Nguồn: Wunilink Grocer
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, hạt ươi không có mùi, nhai kỹ có độ nhớt cao, tính mát hoặc lạnh, vị hơi ngọt hoặc đắng, được dùng để làm dịu cổ họng, chữa viêm họng, giúp ruột thư giãn, chống lại độc tính, trị cứng khớp. Hạt ươi thường được đun sôi hoặc ngâm trong nước nóng, dùng làm nước giải khát điều trị viêm học hoặc đầy bụng.
Theo Holistic Chef Academy, tại một số nơi ở Trung Quốc, người ta còn dùng hạt ươi trong trà, kết hợp với các thành phần khác như đường phèn, chà là đỏ, táo, cam thảo, hoa cúc, trà hoa nhài. Ưu điểm của loại trà này là giảm nóng trong và bồi bổ cơ thể.
Y học Ayurveda thì đánh giá rất cao tác dụng của hạt ươi trong việc giải nhiệt cơ thể, có thể sử dụng trong các trường hợp sốt, ho, cảm cúm, có đờm, xoang, hen suyễn, đau họng, viêm amidan, nhiễm trùng cổ họng, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do nóng trong.
Trong y học hiện đại, hạt ươi còn có tác dụng làm sạch cơ thể và giải độc, chống viêm, chống oxy hóa, giúp giảm chứng ợ nóng và táo bón.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hạt ươi có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh và chống ung thư. Tuy nhiên, theo NCBI, tác dụng chống ung thư, cũng như tính kháng khuẩn của hạt ươi vẫn chưa rõ ràng.
Trung Quốc săn lùng,
người Việt cũng 'phát sốt' vì hạt ươi
Trong giai đoạn năm 2014-2015, Việt Nam nhiều lần ghi nhận thương lái Trung Quốc kéo sang săn lùng hạt ươi với số lượng lớn, tạo "cơn sốt" tìm kiếm, thu gom hạt ươi đem xuất sang Trung Quốc.
Nhiều người dân Việt cũng tìm mua loại hạt này về uống giải nhiệt, bất chấp giá cả khá đắt đỏ. Thời điểm năm 2020, giá hạt ươi thường là 200.000 đồng/kg, nhưng cũng có thời điểm lên tới 450.000 đồng/kg.
Một số thương nhân thu mua hạt ươi cho biết, có thời điểm hạt ươi khan hiếm, giá tên lới 500.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ hàng để bán, lúc nào có cũng hết ngay.
Các thương lái thu mua hạt ươi. Ảnh: Dân Việt
Mùa hè, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, nhiều khoảng rừng đổi sang màu đỏ báo hiệu mùa ươi chín. Theo ghi nhận của Dân Việt, thời điểm này, hàng nghìn người dân lại nườm nượp đổ về những cánh rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi… để săn ươi kiếm lời. Chỉ cần ra đến cửa rừng là đã có người đón mua.
Ươi được thương lái mua, sau đó bán lại cho các đầu nậu khác. Các chợ ươi tự phát cũng hình thành.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, mặc dù hạt ươi đúng là có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng vẫn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Theo Holistic Chef Academy, nên tránh đun quá 3 hạt mỗi lần uống.
Tiêu thụ nhiều hạt ươi quá mức có thể dẫn tới tình trạng đờm trắng, buồn nôn, sưng lưỡi. Những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy cũng không nên dùng.
Ngoài ra, người dân chỉ nên thu lượm "hạt ươi bay" bởi hạt ươi khi đủ độ chín tự rụng mới là tốt nhất. Không nên chặt nhánh, cành ươi để lấy hạt hoặc trèo lên cây cao để rung lắc cho ươi rụng, gây nguy hiểm cho bản thân.
Đặc sản có hình thù đáng sợ, được ví như “mì chính của nhà giàu” giá lên đến hơn 5 triệu đồng/kg vẫn đắt khách mua
Link bài gốc: 'Lộc trời' ở Việt Nam 4 năm mới có 1 lần: Trung Quốc săn lùng, gây 'cơn sốt lạ'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
'Giá cô dâu trên trời', một thành phố ở Trung Quốc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngành nghề phải hoạt động 'bí mật' nhưng có lợi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bất động sản Cần Thơ, giao dịch giảm giá vẫn 'trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Lọc sạn' thị trường bất động sản phía Nam
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại rau chỉ có tại vùng biển được ví như 'lộc trời...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư ồ ạt bỏ cọc sau khi đấu giá đất ở mức...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu