Thuốc bổ mà nhiều người chưa biết dùng
Ray đay được mệnh danh là rau trường thọ, tốt từ lá tới hạt. Theo Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), rau đay không chỉ là rau ăn mà còn là cây thuốc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Các dược liệu quý có trong cả lá, hạt của rau đay đều là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Rau đay hay còn gọi là ray đay quả dài có tên khoa học Corchorus olitorius L. thuộc họ đay Tiliaceae. Ở Việt Nam rau đay được trồng ở nhiều nơi lấy lá non, ăn cho mát và nhuận tràng. Ở nhiều địa phương trồng đay là cây công nghiệp lấy sợi dệt túi…
Trên thế giới, một số nước thuộc châu Phi, châu Á, và châu Mỹ cũng dùng rau đay là lá ăn, làm thuốc và lấy sợi. Nhiều nước cũng dùng hạt đay làm thuốc.
Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết, trong lá rau đay có dịch nhầy có tác dụng chữa bệnh táo bón, chữa ho, làm thuốc bổ. Hạt cây đay đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu rất nhiều. Ví như, tại Ấn Độ năm 1952 người ta đã tìm thấy các sterol có chứa trong hạt đay. Các chất dầu trong hạt đay giống như dầu có trong hạt hướng dương. Liên Xô cũ đã dùng chất heterozit trong đay để chữa bệnh tim.
Canh rau đay chữa mất ngủ, mệt mỏi, tim đạp nhanh - Ảnh minh hoạ.
Trong Y học Cổ truyền rau đay có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, thông kinh, giải nhiệt, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Rau đay thường được dùng cho người bị suy nhược cơ thể, an thần, trợ tim.
"Chất nhớt trong rau đay có nhiều polysaccharid giúp làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Với chức năng nhuận tràng rau đay được coi là thứ rau cực tốt để dưỡng cho đường tiêu hoá khoẻ mạnh.
Rau đay là một loại thuốc lợi sữa: Nếu tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau vào mỗi bữa ăn chính, các tuần ăn 2 lần/tuần lượng 200-250g thì lượng sữa sẽ tăng. Đặc biệt, lượng chất béo sẽ tăng hơn so với bình thường sẽ giúp cho trẻ tăng cân tốt. Về hạt đay có chứa chất cozit có tác dụng chữa bệnh tim", Lương y nói.
Trong lá rau đay vào năm 1960 các nhà nghiên cứu đã tìm thấy glucozit gọi là capsulin có vị đắng và bổ.
Lương Y Hồng Minh cho biết thêm, người dân Việt Nam ít dùng rau đay để làm thuốc mà chủ yếu lấy sợi dệt bao tải và rau ăn. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ dùng lá sắc làm thuốc bổ dưỡng cho cơ thể ngang với nhân sâm. Malaysia dùng lá làm thuốc chữ lỵ, ho cho trẻ em.
"Với những tác dụng quý của lá đay, quả đay nếu biết dùng sẽ giúp nâng cao sức khoẻ, trường thọ", Lương y Hồng Minh cho biết.
Một số bài thuốc từ rau đay
- Dùng rau đay, mướp, rau mồng tơi nấu canh cua trị hồi hộp, khó ngủ, tim đập nhanh.
- Lá rau đay rửa sạch xay sinh tố đem đắp lên người và trán sẽ giúp giải say nắng.
- Rau đay và mã đề 100g đem sắc lấy nước uống hoặc nấu canh tôm cua ăn giúp bí tiểu.
- Rau đay đem sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp chữa táo bón.
- Rau đay, rau mồng tơi nấu canh ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 1 tuần để nhuận tràng, tránh táo bón.
- Hạt rau đay 15-20g đem sắc lấy nước nóng uống, đắp chăn cho vã mồ hồi sẽ thấy người nhẹ nhõm, giảm phù.
- Hạt rau đay đem sắc đặc rồi uống sẽ giúp chặn được cơn suyễn. Nếu cảm có cũng có thể dùng hạt đay sắc uống nóng giúp vã mồ hôi.
Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, rau đay có tính hàn, người đang bị tiêu chảy không nên ăn.
Nghiên cứu 20 năm của ĐH Harvard: Ăn quả óc chó giúp giảm 25% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, nhưng tuyệt đối không được ăn theo 3 cách sau kẻo hại thân
Link bài gốc: Loại rau nhiều nước trên thế giới coi là nhân sâm, người Việt chỉ trồng lấy sợi và rau ăn
Ray đay được mệnh danh là rau trường thọ, tốt từ lá tới hạt. Theo Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), rau đay không chỉ là rau ăn mà còn là cây thuốc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Các dược liệu quý có trong cả lá, hạt của rau đay đều là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Rau đay hay còn gọi là ray đay quả dài có tên khoa học Corchorus olitorius L. thuộc họ đay Tiliaceae. Ở Việt Nam rau đay được trồng ở nhiều nơi lấy lá non, ăn cho mát và nhuận tràng. Ở nhiều địa phương trồng đay là cây công nghiệp lấy sợi dệt túi…
Trên thế giới, một số nước thuộc châu Phi, châu Á, và châu Mỹ cũng dùng rau đay là lá ăn, làm thuốc và lấy sợi. Nhiều nước cũng dùng hạt đay làm thuốc.
Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết, trong lá rau đay có dịch nhầy có tác dụng chữa bệnh táo bón, chữa ho, làm thuốc bổ. Hạt cây đay đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu rất nhiều. Ví như, tại Ấn Độ năm 1952 người ta đã tìm thấy các sterol có chứa trong hạt đay. Các chất dầu trong hạt đay giống như dầu có trong hạt hướng dương. Liên Xô cũ đã dùng chất heterozit trong đay để chữa bệnh tim.
Canh rau đay chữa mất ngủ, mệt mỏi, tim đạp nhanh - Ảnh minh hoạ.
Trong Y học Cổ truyền rau đay có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, thông kinh, giải nhiệt, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Rau đay thường được dùng cho người bị suy nhược cơ thể, an thần, trợ tim.
"Chất nhớt trong rau đay có nhiều polysaccharid giúp làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Với chức năng nhuận tràng rau đay được coi là thứ rau cực tốt để dưỡng cho đường tiêu hoá khoẻ mạnh.
Rau đay là một loại thuốc lợi sữa: Nếu tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau vào mỗi bữa ăn chính, các tuần ăn 2 lần/tuần lượng 200-250g thì lượng sữa sẽ tăng. Đặc biệt, lượng chất béo sẽ tăng hơn so với bình thường sẽ giúp cho trẻ tăng cân tốt. Về hạt đay có chứa chất cozit có tác dụng chữa bệnh tim", Lương y nói.
Trong lá rau đay vào năm 1960 các nhà nghiên cứu đã tìm thấy glucozit gọi là capsulin có vị đắng và bổ.
Lương Y Hồng Minh cho biết thêm, người dân Việt Nam ít dùng rau đay để làm thuốc mà chủ yếu lấy sợi dệt bao tải và rau ăn. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ dùng lá sắc làm thuốc bổ dưỡng cho cơ thể ngang với nhân sâm. Malaysia dùng lá làm thuốc chữ lỵ, ho cho trẻ em.
"Với những tác dụng quý của lá đay, quả đay nếu biết dùng sẽ giúp nâng cao sức khoẻ, trường thọ", Lương y Hồng Minh cho biết.
Một số bài thuốc từ rau đay
- Dùng rau đay, mướp, rau mồng tơi nấu canh cua trị hồi hộp, khó ngủ, tim đập nhanh.
- Lá rau đay rửa sạch xay sinh tố đem đắp lên người và trán sẽ giúp giải say nắng.
- Rau đay và mã đề 100g đem sắc lấy nước uống hoặc nấu canh tôm cua ăn giúp bí tiểu.
- Rau đay đem sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp chữa táo bón.
- Rau đay, rau mồng tơi nấu canh ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 1 tuần để nhuận tràng, tránh táo bón.
- Hạt rau đay 15-20g đem sắc lấy nước nóng uống, đắp chăn cho vã mồ hồi sẽ thấy người nhẹ nhõm, giảm phù.
- Hạt rau đay đem sắc đặc rồi uống sẽ giúp chặn được cơn suyễn. Nếu cảm có cũng có thể dùng hạt đay sắc uống nóng giúp vã mồ hôi.
Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, rau đay có tính hàn, người đang bị tiêu chảy không nên ăn.
Nghiên cứu 20 năm của ĐH Harvard: Ăn quả óc chó giúp giảm 25% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, nhưng tuyệt đối không được ăn theo 3 cách sau kẻo hại thân
Link bài gốc: Loại rau nhiều nước trên thế giới coi là nhân sâm, người Việt chỉ trồng lấy sợi và rau ăn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Có Nên Dùng Yến Sào Tinh Chế Loại 1 Hàng Ngày Không?
- Thread starter vuongledang
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 loại gia vị là “tiên dược trị rụng tóc”, còn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu