TIN MỚI
Lo lắng và rối loạn lo âu toàn thể (GAD) khác nhau như thế nào?
Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc cảm thấy lo lắng, nhất là những khi bị stress. Khi lo lắng, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và gặp phải các phản ứng từ cơ thể như đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tức ngực và quặn bụng.
Lo lắng là một cảm giác khó chịu, nhưng hết sức bình thường của con người. Trên thực tế, nó còn là một phản ứng có lợi trong nhiều tình huống, giúp bạn cảm nhận được sự nguy hiểm cận kề. Những triệu chứng trên là kết quả khi hệ thần kinh tự chủ của bạn phản ứng. Cảm giác tuy hơi khác với nỗi sợ hãi - phản ứng tự nhiên của con người khi đối đầu với với nguy hiểm - nhưng vẫn có liên quan phần nào.
Tuy nhiên, khi trở nên lo lắng cực độ, đến mức ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD).
Có người mắc GAD từ khi còn nhỏ, trong khi một vài người lại không xuất hiện triệu chứng gì cho đến khi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân phải sống chung với GAD trong một thời gian dài. Trong nhiều trường hợp, họ còn mắc thêm các bệnh rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm trạng khác.
(Ảnh minh họa)
Nữ giới là đối tượng dễ mắc GAD, nhiều gấp 2 lần so với nam giới. Vì tỷ lệ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi cảm giác lo âu nhiều hơn, các chuyên gia khuyến nghị nữ giới từ 13 tuổi trở lên nên đi khám sàng lọc thường xuyên.
Rối loạn lo âu có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh hoạt bình thường của một người. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh là rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp đều có thể cải thiện bằng thuốc hoặc các biện pháp tâm lý trị liệu. Thay đổi lối sống, học kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng các kỹ thuật thư giãn cũng giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu toàn thể (GAD)
Khi mắc GAD, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:
- Thực hiện mọi lựa chọn trong một tình huống dẫn đến kết quả tiêu cực
- Khó tập trung, cảm thấy đầu óc trống rỗng
- Khó giải quyết những vấn đề bất ổn, đòi hỏi sự quyết đoán
- Căng thẳng khi phải đưa ra các quyết định vì sợ sai
- Không thể thư giãn, luôn bồn chồn, căng thẳng và khó chịu
- Không thể gạt lo lắng sang một bên
- Liên tục lo lắng, hoặc ám ảnh quá mức về các vấn đề lớn, nhỏ, không tương xứng với tính chất sự việc
- Lo lắng về chuyện lo lắng quá mức
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, GAD có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng trên cơ thể: dễ giật mình, mệt mỏi, đau đầu, cáu gắt, căng cơ hoặc đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đổ mồ hôi, run rẩy, co giật, khó ngủ...
Bạn có đang bị rối loạn lo âu toàn thể (GAD) không?
Nếu gặp phải những dấu hiệu này, bạn nên nghĩ tới khả năng mắc GAD và tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bạn lo lắng đến mức nghiêm trọng
Trong một số trường hợp, bạn có thể lo lắng hơi thái quá. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình của GAD chính là cảm giác lo lắng kéo dài rất lâu và dữ dội. Nếu bạn cảm thấy lo lắng vượt mức những người bình thường xung quanh, đó có thể là dấu hiệu của GAD.
Bạn lo lắng quá mức so với tính chất sự việc
Hầu hết mọi người đều lo lắng ở một mức độ phù hợp với mức độ căng thẳng của sự việc. Chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy lo lắng nhẹ trong một tình huống có thể hơi gây căng thẳng một chút.
Trái lại, những người mắc GAD sẽ cảm thấy lo lắng quá mức so với tính chất nghiêm trọng của sự việc. Nếu bạn thường xuyên lo âu thái quá về những chuyện chẳng mấy quan trọng, có thể đó chính là biểu hiện của GAD.
(Ảnh minh họa)
Bạn lo lắng về mọi thứ
Với người bình thường, họ chỉ cảm thấy lo lắng trong những tình huống gây căng thẳng hoặc khiến họ sợ hãi. Tuy nhiên, những người mắc GAD thường được mô tả là “luôn luôn lo lắng về mọi thứ”. Nếu rơi vào trường hợp này, có thể bạn đang mắc GAD.
Bạn không thể kiểm soát được cảm giác lo âu
Hầu hết mọi người đều bớt lo lắng hơn sau khi áp dụng một số kỹ thuật đối phó nhất định. Họ có khả năng tự bình tĩnh lại và điều khiển cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, các bệnh nhân GAD lại gặp khó khăn trong việc tìm cách thư giãn, bình tĩnh và loại bỏ những suy nghĩ gây lo lắng. Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc kiểm soát nỗi lo âu của mình, có thể bạn đã mắc GAD.
(Theo Very Well Mind)
Nghiên cứu mới: Phụ nữ đặc biệt lưu ý, trầm cảm trước sinh có thể làm thay đổi bộ não đang phát triển của thai nhi
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lo lắng là một phần của cuộc sống, nhưng rối loạn lo âu thì cần phải điều trị ngay: Đây là cách để bạn phân biệt 2 khái niệm tưởng giống mà khác này
Lo lắng và rối loạn lo âu toàn thể (GAD) khác nhau như thế nào?
Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc cảm thấy lo lắng, nhất là những khi bị stress. Khi lo lắng, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và gặp phải các phản ứng từ cơ thể như đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tức ngực và quặn bụng.
Lo lắng là một cảm giác khó chịu, nhưng hết sức bình thường của con người. Trên thực tế, nó còn là một phản ứng có lợi trong nhiều tình huống, giúp bạn cảm nhận được sự nguy hiểm cận kề. Những triệu chứng trên là kết quả khi hệ thần kinh tự chủ của bạn phản ứng. Cảm giác tuy hơi khác với nỗi sợ hãi - phản ứng tự nhiên của con người khi đối đầu với với nguy hiểm - nhưng vẫn có liên quan phần nào.
Tuy nhiên, khi trở nên lo lắng cực độ, đến mức ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD).
Có người mắc GAD từ khi còn nhỏ, trong khi một vài người lại không xuất hiện triệu chứng gì cho đến khi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân phải sống chung với GAD trong một thời gian dài. Trong nhiều trường hợp, họ còn mắc thêm các bệnh rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm trạng khác.
(Ảnh minh họa)
Nữ giới là đối tượng dễ mắc GAD, nhiều gấp 2 lần so với nam giới. Vì tỷ lệ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi cảm giác lo âu nhiều hơn, các chuyên gia khuyến nghị nữ giới từ 13 tuổi trở lên nên đi khám sàng lọc thường xuyên.
Rối loạn lo âu có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh hoạt bình thường của một người. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh là rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp đều có thể cải thiện bằng thuốc hoặc các biện pháp tâm lý trị liệu. Thay đổi lối sống, học kỹ năng giải quyết vấn đề và áp dụng các kỹ thuật thư giãn cũng giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu toàn thể (GAD)
Khi mắc GAD, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:
- Thực hiện mọi lựa chọn trong một tình huống dẫn đến kết quả tiêu cực
- Khó tập trung, cảm thấy đầu óc trống rỗng
- Khó giải quyết những vấn đề bất ổn, đòi hỏi sự quyết đoán
- Căng thẳng khi phải đưa ra các quyết định vì sợ sai
- Không thể thư giãn, luôn bồn chồn, căng thẳng và khó chịu
- Không thể gạt lo lắng sang một bên
- Liên tục lo lắng, hoặc ám ảnh quá mức về các vấn đề lớn, nhỏ, không tương xứng với tính chất sự việc
- Lo lắng về chuyện lo lắng quá mức
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, GAD có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng trên cơ thể: dễ giật mình, mệt mỏi, đau đầu, cáu gắt, căng cơ hoặc đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đổ mồ hôi, run rẩy, co giật, khó ngủ...
Bạn có đang bị rối loạn lo âu toàn thể (GAD) không?
Nếu gặp phải những dấu hiệu này, bạn nên nghĩ tới khả năng mắc GAD và tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bạn lo lắng đến mức nghiêm trọng
Trong một số trường hợp, bạn có thể lo lắng hơi thái quá. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình của GAD chính là cảm giác lo lắng kéo dài rất lâu và dữ dội. Nếu bạn cảm thấy lo lắng vượt mức những người bình thường xung quanh, đó có thể là dấu hiệu của GAD.
Bạn lo lắng quá mức so với tính chất sự việc
Hầu hết mọi người đều lo lắng ở một mức độ phù hợp với mức độ căng thẳng của sự việc. Chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy lo lắng nhẹ trong một tình huống có thể hơi gây căng thẳng một chút.
Trái lại, những người mắc GAD sẽ cảm thấy lo lắng quá mức so với tính chất nghiêm trọng của sự việc. Nếu bạn thường xuyên lo âu thái quá về những chuyện chẳng mấy quan trọng, có thể đó chính là biểu hiện của GAD.
(Ảnh minh họa)
Bạn lo lắng về mọi thứ
Với người bình thường, họ chỉ cảm thấy lo lắng trong những tình huống gây căng thẳng hoặc khiến họ sợ hãi. Tuy nhiên, những người mắc GAD thường được mô tả là “luôn luôn lo lắng về mọi thứ”. Nếu rơi vào trường hợp này, có thể bạn đang mắc GAD.
Bạn không thể kiểm soát được cảm giác lo âu
Hầu hết mọi người đều bớt lo lắng hơn sau khi áp dụng một số kỹ thuật đối phó nhất định. Họ có khả năng tự bình tĩnh lại và điều khiển cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, các bệnh nhân GAD lại gặp khó khăn trong việc tìm cách thư giãn, bình tĩnh và loại bỏ những suy nghĩ gây lo lắng. Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc kiểm soát nỗi lo âu của mình, có thể bạn đã mắc GAD.
(Theo Very Well Mind)
Nghiên cứu mới: Phụ nữ đặc biệt lưu ý, trầm cảm trước sinh có thể làm thay đổi bộ não đang phát triển của thai nhi
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Lo lắng là một phần của cuộc sống, nhưng rối loạn lo âu thì cần phải điều trị ngay: Đây là cách để bạn phân biệt 2 khái niệm tưởng giống mà khác này
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Có Nên Dùng Yến Sào Tinh Chế Loại 1 Hàng Ngày Không?
- Thread starter vuongledang
- Ngày bắt đầu
TOOL NUÔI TÀI KHOẢN TWITTER SỐ LƯỢNG LỚN
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu