BTV Ngọc Trinh: Xin chào anh Trương Anh Ngọc, anh Nguyễn Đăng Quang,rất cảm ơn các anh đã nhận lời tham gia chương trình "Người Tiên Phong" ngày hôm nay! Như các anh cũng thấy đấy, dù không muốn nhắc đến chút nào nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi quá nhiều thứ, trong đó có sự thay đổi cả cách chúng ta chào nhau.
Tôi muốn hỏi anh Ngọc, những người theo dõi anh trên Facebook đều biết rằng anh vừa có một cuộc đại dịch chuyển? Lý do vì sao anh lại có quyết định này? Trong khi rất ít người ở lứa tuổi của anh lựa chọn sự thay đổi này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Quan niệm ngày xưa của thời chúng tôi là nơi mình sống phải gần cơ quan nhất. Theo tôi quan niệm này xuất phát từ những thói quen sống và môi trường sống của chúng ta. Tôi đã có một thời gian du học tại nước ngoài, trong một trường đại học mà từ kí túc xá đến giảng đường phải mất đến 15-20 phút đi bộ. Nó khác hoàn toàn so với ngôi trường khi tôi học ở Việt Nam nằm ở trung tâm thành phố, nơi không có những khoảng không gian như vậy. Điều đó cũng giống như khi tôi chuyển từ căn nhà cấp 4 trong trung tâm của mình để chuyển đến Vinhomes Ocean Park, tôi thấy mình như sang một thế giới khác!
Người Ý nói rằng:"Tôi không ăn đồ ăn nhanh, bởi vì tôi sống chậm". Sống chậm để họ trân trọng và tận hưởng cuộc sống, từ đồ ăn, những giây phút bên gia đình và không gian thiên nhiên xung quanh. Người nước ngoài họ được hưởng cuộc sống thiên nhiên thực sự, bởi họ có quy hoạch tốt, có sự trân trọng thiên nhiên và mức chi phí cũng không hề cao chút nào, những công viên xanh tại Châu Âu hoàn toàn "free"!
Tôi vẫn nhớ khi trở về nước vào năm 2016, tôi mở cửa sổ nhà mình và ngước lên thì chỉ toàn thấy… dây điện! Không có bầu trời! Tôi đã quen với cuộc sống tại Singapore, Ý, cũng như khi đi khắp nơi trên thế giới, những nơi có bầu trời với rất nhiều màu xanh như vậy, nên khi quay trở về nước điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là mình phải thay đổi. Tôi quyết định bán đi ngôi nhà 5 tầng mình đang ở để chuyển về khu Vinhomes Ocean Park để đánh đổi lấy một không gian mà tôi thuộc về. Tôi cần sự yên tĩnh, cần sự an toàn, an toàn cả trong tâm hồn. Không còn phải ức chế khi nhìn thấy người ta đi ngược chiều, không còn phải nghe tiếng còi xe ầm ĩ…Hơn một năm rưỡi dịch, tôi cảm thấy sống ở một nơi như thế này giúp chúng ta giảm thiểu rất nhiều sự ức chế khi không được ra ngoài, tiếp xúc với mọi người.
Anh Nguyễn Đăng Quang: Trước đây tôi cũng có thời gian học tại Nga, cứ bước chân xuống phố, hoặc bất kể khu vui chơi nào đều có cây xanh, đều có các tiện ích và không gian cho trẻ con chơi. Họ đã phát triển hơn chúng ta 50-100 năm trước rồi, nhưng vẫn giữ nguyên được những không gian như vậy. Và ngay cả các giá trị bất động sản tại các nước phát triển thì đều hướng đến các nhu cầu về không gian, cây xanh, cảnh quan,
Ngay như bản thân tôi là một người chơi mô tô, rất thích chạy xe máy, cứ cuối tuần là lôi xe ra chạy. Nhưng một thời gian thì tôi thấy như vậy không còn an toàn nữa. Thứ nhất là không an toàn nếu mình chạy xe quá nhanh. Thứ hai là không an toàn bởi không khí ô nhiễm, mình cứ phải hít thở bầu không khí ấy rất là khó chịu.
BTV Ngọc Trinh: Sau đợt đại dịch vừa rồi, có một cuộc khảo sát xem xu hướng màu sắc sắp tới sẽ là gì? Đại đa số các công ty truyền thông, quảng cáo đều lựa chọn xu hướng màu sắc mà thế giới sẽ ưa chuộng đó là "màu xanh", cụ thể là màu xanh lá cây. Điều này có thể được giải thích theo hướng rằng, màu xanh lá cây mang đến cho mọi người cảm giác an toàn, và nhìn xa hơn, đó là màu sắc của tự nhiên. Các khách mời nghĩ sao về điều này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là người đô thị bắt đầu quan tâm và yêu thiên nhiên hơn, kể từ khi ở Hà Nội rầm rộ câu chuyện chặt cây xanh, cách đây đã 7-8 năm rồi. Khi chúng ta thấy thời tiết nóng lên, bụi bẩn nhiều hơn, thì chúng ta mới chú ý đến yếu tố thiên nhiên trong cuộc sống. Nhu cầu của với màu xanh của chúng ta ngày càng lớn lên khi chúng ta cảm thấy mình sắp mất đi nó. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng ai đã phá nát màu xanh, liệu có phải chính chúng ta hay không?
BTV Ngọc Trinh: Vậy thì anh định nghĩa thế nào về một khu đô thị xanh?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Có một điều kỳ lạ khi tôi đi khắp nơi trên thế giới, đó là người nước ngoài họ mong muốn khu chung cư của mình giống như một căn resort! Ví như đất nước Singapore rất bé nhỏ, nhưng mỗi khu chung cư lại vô cùng rộng rãi. Cách quy hoạch của họ luôn có đủ không gian cho tất cả mọi người. Khi tôi trở về nước lần đầu tiên vào năm 2010, rất nhiều người hỏi tôi tại sao không mua chung cư đi? Nhưng khi đó tôi chưa thấy chỗ nào hợp cả. Vì các khu chung cư ấy hầu hết đều ở trong Hà Nội, đường xá nhỏ, không có chỗ đỗ xe và đặc biệt là không có hồ nước, không có công viên. Những điều đó tôi đều tìm thấy ở Vinhomes Ocean Park. Theo tôi được biết khu đô thị này quy hoạch cho hơn 100 nghìn người dân sinh sống, nhưng nhìn vào đó tôi vẫn thấy rằng, mỗi người được có cho mình một khoảng không gian riêng.
Vinhomes Ocean Park tựa như một khu resort giũa lòng Hà Nội.
BTV Ngọc Trinh: Dường như tôi thấy khái niệm trung tâm của anh Ngọc, không phải chỉ nằm trong thành phố, mà còn nằm tiệm cận các vùng miền?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trung tâm thật ra đối với tôi chính là mình! Mình có cảm thấy "happy" không? Mình có cảm thấy thoải mái không? Giờ tôi đi xa hơn, nhưng tôi đi thảnh thơi hơn và cảm thấy thoải mái. Dù phải ở xa nhưng bù lại mình có được tất cả mọi thứ mình cần cho cuộc sống của mình. Đó là không gian, là thiên nhiên, con người, tất cả mọi thứ.
BTV Ngọc Trinh: Không biết rằng liệu có giải pháp nào để biến xa thành gần và đặc biệt là tận dụng được nguồn năng lượng xanh thưa anh Quang?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Theo tôi việc di chuyển quanh Hà Nội bây giờ không phải là điều quá khó khăn, không chỉ bởi đường xá thông thoáng, mà còn nhờ vào các tiện ích kết nối với khu vực trung tâm. Chẳng hạn như Vinhomes Ocean Park đang có các tuyến xe VinBus để kết nối các nơi lại với nhau, hoàn toàn miễn phí.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi đã chứng kiến rất nhiều cư dân tại Vinhomes Ocean Park họ chưa một lần đi xe buýt, thế nhưng chỉ sau vài lần, tôi đã bắt đầu thấy các bà, các cô đi chợ, hay bố mẹ đưa đón con đi học bằng xe buýt. Câu chuyện về văn minh, cần trải qua một quãng thời gian để chúng ta được thực tập. Rất nhiều hàng xóm của tôi trước đây đều đi siêu thị bằng xe máy, còn bây giờ họ chuẩn bị những chiếc túi vải, hay những chiếc xe đẩy để đi bộ mua sắm. Nhìn những hình ảnh ấy, tôi thấy rất là văn minh!
BTV Ngọc Trinh: Thực ra tôi nghĩ rằng khái niệm "xa" ở đây, là do chúng ta sợ mất đi sự kết nối. Bởi trước đây, mọi người không có được sự kết nối như bây giờ, chưa có internet, nên mọi người luôn muốn ở thật gần để sự kết nối được đảm bảo. Tôi rất muốn hỏi anh Trương Anh Ngọc, khi anh dịch chuyển từ trung tâm thành phố về Vinhomes Ocean Park, anh có bị mất sự kết nối nào hay không?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi thấy mình kết nối nhiều hơn với thiên nhiên. Có lẽ điều tôi mất kết nối duy nhất là các cuộc cà phê trên phố thôi. Nếu như trước đây, bạn bè chỉ cần gọi là mình có mặt, thì giờ đây với các cuộc hẹn tôi luôn yêu cầu bạn mình phải hẹn trước.
BTV Ngọc Trinh: Là một người thường xuyên thực hiện các bản tin kinh tế, nghe những chia sẻ của anh Ngọc tôi thấy rằng anh là một người rất giàu có. Bởi mỗi người có 2 tài sản đó là tài sản hiện hữu và thời gian sống. Mặc dù ở góc độ bên ngoài, mọi người sẽ nghĩ rằng anh mất rất nhiều thời gian để di chuyển, nhưng bù lại anh có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm cuộc sống.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Đây là một cuộc đánh đổi. Chúng ta chọn ở gần, hay ở xa thì đều có thể mất cái này, được cái kia, nhưng cuộc đời của chúng ta chỉ được sống một lần thôi. Khi chúng ta coi tất cả những sự ô nhiễm, về tiếng ồn, khói bụi,là một điều bình thường, thì tôi cho rằng chúng ta sống rất phí đời!
BTV Ngọc Trinh: Mỗi một quyết định đầu tư cho nơi ở, bây giờ không chỉ còn kỳ vọng vào lợi nhuận, mà nhà đầu tư kỳ vọng vào một cuộc sống bền vững. Thế hệ những cư dân, những người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì đã có những chủ đầu tư tái định nghĩa lại thế nào là một "đô thị xanh" và tạo nên những vùng xanh cố định mang lại sự an toàn và an tâm cho cộng đồng cư dân.
Link bài gốc: [Live] Talk show “Người tiên phong”: Green Code to the future - Mã xanh vào tương lai
Tôi muốn hỏi anh Ngọc, những người theo dõi anh trên Facebook đều biết rằng anh vừa có một cuộc đại dịch chuyển? Lý do vì sao anh lại có quyết định này? Trong khi rất ít người ở lứa tuổi của anh lựa chọn sự thay đổi này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Quan niệm ngày xưa của thời chúng tôi là nơi mình sống phải gần cơ quan nhất. Theo tôi quan niệm này xuất phát từ những thói quen sống và môi trường sống của chúng ta. Tôi đã có một thời gian du học tại nước ngoài, trong một trường đại học mà từ kí túc xá đến giảng đường phải mất đến 15-20 phút đi bộ. Nó khác hoàn toàn so với ngôi trường khi tôi học ở Việt Nam nằm ở trung tâm thành phố, nơi không có những khoảng không gian như vậy. Điều đó cũng giống như khi tôi chuyển từ căn nhà cấp 4 trong trung tâm của mình để chuyển đến Vinhomes Ocean Park, tôi thấy mình như sang một thế giới khác!
Người Ý nói rằng:"Tôi không ăn đồ ăn nhanh, bởi vì tôi sống chậm". Sống chậm để họ trân trọng và tận hưởng cuộc sống, từ đồ ăn, những giây phút bên gia đình và không gian thiên nhiên xung quanh. Người nước ngoài họ được hưởng cuộc sống thiên nhiên thực sự, bởi họ có quy hoạch tốt, có sự trân trọng thiên nhiên và mức chi phí cũng không hề cao chút nào, những công viên xanh tại Châu Âu hoàn toàn "free"!
Tôi vẫn nhớ khi trở về nước vào năm 2016, tôi mở cửa sổ nhà mình và ngước lên thì chỉ toàn thấy… dây điện! Không có bầu trời! Tôi đã quen với cuộc sống tại Singapore, Ý, cũng như khi đi khắp nơi trên thế giới, những nơi có bầu trời với rất nhiều màu xanh như vậy, nên khi quay trở về nước điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là mình phải thay đổi. Tôi quyết định bán đi ngôi nhà 5 tầng mình đang ở để chuyển về khu Vinhomes Ocean Park để đánh đổi lấy một không gian mà tôi thuộc về. Tôi cần sự yên tĩnh, cần sự an toàn, an toàn cả trong tâm hồn. Không còn phải ức chế khi nhìn thấy người ta đi ngược chiều, không còn phải nghe tiếng còi xe ầm ĩ…Hơn một năm rưỡi dịch, tôi cảm thấy sống ở một nơi như thế này giúp chúng ta giảm thiểu rất nhiều sự ức chế khi không được ra ngoài, tiếp xúc với mọi người.
Anh Nguyễn Đăng Quang: Trước đây tôi cũng có thời gian học tại Nga, cứ bước chân xuống phố, hoặc bất kể khu vui chơi nào đều có cây xanh, đều có các tiện ích và không gian cho trẻ con chơi. Họ đã phát triển hơn chúng ta 50-100 năm trước rồi, nhưng vẫn giữ nguyên được những không gian như vậy. Và ngay cả các giá trị bất động sản tại các nước phát triển thì đều hướng đến các nhu cầu về không gian, cây xanh, cảnh quan,
Ngay như bản thân tôi là một người chơi mô tô, rất thích chạy xe máy, cứ cuối tuần là lôi xe ra chạy. Nhưng một thời gian thì tôi thấy như vậy không còn an toàn nữa. Thứ nhất là không an toàn nếu mình chạy xe quá nhanh. Thứ hai là không an toàn bởi không khí ô nhiễm, mình cứ phải hít thở bầu không khí ấy rất là khó chịu.
BTV Ngọc Trinh: Sau đợt đại dịch vừa rồi, có một cuộc khảo sát xem xu hướng màu sắc sắp tới sẽ là gì? Đại đa số các công ty truyền thông, quảng cáo đều lựa chọn xu hướng màu sắc mà thế giới sẽ ưa chuộng đó là "màu xanh", cụ thể là màu xanh lá cây. Điều này có thể được giải thích theo hướng rằng, màu xanh lá cây mang đến cho mọi người cảm giác an toàn, và nhìn xa hơn, đó là màu sắc của tự nhiên. Các khách mời nghĩ sao về điều này?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là người đô thị bắt đầu quan tâm và yêu thiên nhiên hơn, kể từ khi ở Hà Nội rầm rộ câu chuyện chặt cây xanh, cách đây đã 7-8 năm rồi. Khi chúng ta thấy thời tiết nóng lên, bụi bẩn nhiều hơn, thì chúng ta mới chú ý đến yếu tố thiên nhiên trong cuộc sống. Nhu cầu của với màu xanh của chúng ta ngày càng lớn lên khi chúng ta cảm thấy mình sắp mất đi nó. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng ai đã phá nát màu xanh, liệu có phải chính chúng ta hay không?
BTV Ngọc Trinh: Vậy thì anh định nghĩa thế nào về một khu đô thị xanh?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Có một điều kỳ lạ khi tôi đi khắp nơi trên thế giới, đó là người nước ngoài họ mong muốn khu chung cư của mình giống như một căn resort! Ví như đất nước Singapore rất bé nhỏ, nhưng mỗi khu chung cư lại vô cùng rộng rãi. Cách quy hoạch của họ luôn có đủ không gian cho tất cả mọi người. Khi tôi trở về nước lần đầu tiên vào năm 2010, rất nhiều người hỏi tôi tại sao không mua chung cư đi? Nhưng khi đó tôi chưa thấy chỗ nào hợp cả. Vì các khu chung cư ấy hầu hết đều ở trong Hà Nội, đường xá nhỏ, không có chỗ đỗ xe và đặc biệt là không có hồ nước, không có công viên. Những điều đó tôi đều tìm thấy ở Vinhomes Ocean Park. Theo tôi được biết khu đô thị này quy hoạch cho hơn 100 nghìn người dân sinh sống, nhưng nhìn vào đó tôi vẫn thấy rằng, mỗi người được có cho mình một khoảng không gian riêng.
Vinhomes Ocean Park tựa như một khu resort giũa lòng Hà Nội.
BTV Ngọc Trinh: Dường như tôi thấy khái niệm trung tâm của anh Ngọc, không phải chỉ nằm trong thành phố, mà còn nằm tiệm cận các vùng miền?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Trung tâm thật ra đối với tôi chính là mình! Mình có cảm thấy "happy" không? Mình có cảm thấy thoải mái không? Giờ tôi đi xa hơn, nhưng tôi đi thảnh thơi hơn và cảm thấy thoải mái. Dù phải ở xa nhưng bù lại mình có được tất cả mọi thứ mình cần cho cuộc sống của mình. Đó là không gian, là thiên nhiên, con người, tất cả mọi thứ.
BTV Ngọc Trinh: Không biết rằng liệu có giải pháp nào để biến xa thành gần và đặc biệt là tận dụng được nguồn năng lượng xanh thưa anh Quang?
Anh Nguyễn Đăng Quang: Theo tôi việc di chuyển quanh Hà Nội bây giờ không phải là điều quá khó khăn, không chỉ bởi đường xá thông thoáng, mà còn nhờ vào các tiện ích kết nối với khu vực trung tâm. Chẳng hạn như Vinhomes Ocean Park đang có các tuyến xe VinBus để kết nối các nơi lại với nhau, hoàn toàn miễn phí.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi đã chứng kiến rất nhiều cư dân tại Vinhomes Ocean Park họ chưa một lần đi xe buýt, thế nhưng chỉ sau vài lần, tôi đã bắt đầu thấy các bà, các cô đi chợ, hay bố mẹ đưa đón con đi học bằng xe buýt. Câu chuyện về văn minh, cần trải qua một quãng thời gian để chúng ta được thực tập. Rất nhiều hàng xóm của tôi trước đây đều đi siêu thị bằng xe máy, còn bây giờ họ chuẩn bị những chiếc túi vải, hay những chiếc xe đẩy để đi bộ mua sắm. Nhìn những hình ảnh ấy, tôi thấy rất là văn minh!
BTV Ngọc Trinh: Thực ra tôi nghĩ rằng khái niệm "xa" ở đây, là do chúng ta sợ mất đi sự kết nối. Bởi trước đây, mọi người không có được sự kết nối như bây giờ, chưa có internet, nên mọi người luôn muốn ở thật gần để sự kết nối được đảm bảo. Tôi rất muốn hỏi anh Trương Anh Ngọc, khi anh dịch chuyển từ trung tâm thành phố về Vinhomes Ocean Park, anh có bị mất sự kết nối nào hay không?
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi thấy mình kết nối nhiều hơn với thiên nhiên. Có lẽ điều tôi mất kết nối duy nhất là các cuộc cà phê trên phố thôi. Nếu như trước đây, bạn bè chỉ cần gọi là mình có mặt, thì giờ đây với các cuộc hẹn tôi luôn yêu cầu bạn mình phải hẹn trước.
BTV Ngọc Trinh: Là một người thường xuyên thực hiện các bản tin kinh tế, nghe những chia sẻ của anh Ngọc tôi thấy rằng anh là một người rất giàu có. Bởi mỗi người có 2 tài sản đó là tài sản hiện hữu và thời gian sống. Mặc dù ở góc độ bên ngoài, mọi người sẽ nghĩ rằng anh mất rất nhiều thời gian để di chuyển, nhưng bù lại anh có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm cuộc sống.
Nhà báo Trương Anh Ngọc: Đây là một cuộc đánh đổi. Chúng ta chọn ở gần, hay ở xa thì đều có thể mất cái này, được cái kia, nhưng cuộc đời của chúng ta chỉ được sống một lần thôi. Khi chúng ta coi tất cả những sự ô nhiễm, về tiếng ồn, khói bụi,là một điều bình thường, thì tôi cho rằng chúng ta sống rất phí đời!
BTV Ngọc Trinh: Mỗi một quyết định đầu tư cho nơi ở, bây giờ không chỉ còn kỳ vọng vào lợi nhuận, mà nhà đầu tư kỳ vọng vào một cuộc sống bền vững. Thế hệ những cư dân, những người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì đã có những chủ đầu tư tái định nghĩa lại thế nào là một "đô thị xanh" và tạo nên những vùng xanh cố định mang lại sự an toàn và an tâm cho cộng đồng cư dân.
Link bài gốc: [Live] Talk show “Người tiên phong”: Green Code to the future - Mã xanh vào tương lai
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
[Live] ĐHCĐ Vietcombank 2022: Không bị giới hạn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Live] ĐHĐCĐ CEO Group: Kỷ lục gần 700 cổ đông tham...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Live] ĐHCĐ PG Bank 2022: Giảm ''room'' ngoại về 2%...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Live] ĐHCĐ MSB 2022: Mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Live] ĐHCĐ OCB: Sẽ trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Live] Talk show Người tiên phong: GenZ - Phá vỡ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu