Hôm trước đi cà phê với một người bạn cũ… Hai đứa ngồi nói chuyện, như những ngày rất xưa, khi mới bắt đầu thân nhau. Dù đã xa một khoảng thời gian, nhưng chiều nay gặp lại, tôi vẫn bắt gặp cái cảm giác thân thương của những ngày cũ. Có lẽ bạn cũng vậy, bạn chia sẻ được nhiều hơn bình thường một chút.
Bạn bảo: “Có nhiều khi mình còn chưa hiểu được mình”.
Bạn chỉ nói thế khi buổi trò chuyện đã gần tàn, không nói rõ hơn. Và tạm biệt nhau, để hẹn gặp vào một buổi khác.
Có lẽ vì rảnh quá, nên khi về nhà, tôi nghĩ giùm cho băn khoăn của bạn. Tôi vẫn tin mỗi người đều hiểu được bản thân mình ở một chừng mực nào đó, vì đã sống cùng nó suốt bao nhiêu năm trời. Với những người hướng nội, họ sẽ hiểu mình nhiều hơn người hướng ngoại, vì họ dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về mình. Thế thì tại sao bạn vẫn chưa hiểu được mình?
Nhưng hiểu bản thân mình là hiểu điều gì của mình?
Một đứa trẻ 5 tuổi có thể nói được nó là ai, tên gì, bao nhiêu tuổi, giới tính gì, thích gì, ghét gì, là con thứ mấy trong gia đình.
Nhưng một cậu bé tuổi dậy thì sẽ băn khoăn không biết mình là người như thế nào, tính cách của mình ra sao, mình có những điểm mạnh-yếu gì.
Giờ ta đã qua 20, nhưng ta vẫn thấy mình chưa hiểu rõ về bản thân mình. Ta chợt nhận ra, thật khó khăn để hiểu chính xác mình đang muốn gì, điều gì là đúng đắn giữa lý trí và cảm xúc, điều gì đứng đằng sau những suy nghĩ và cảm xúc đó?
Tôi chợt nhớ lại một lần đi xe bus. Trên xe có cái tivi quảng cáo, có một đoạn quảng cáo “Hiểu về trái tim”, và có một câu mà tôi nhớ mãi: “Hàng ngày, trái tim ta có bao nhiêu cảm xúc: vui, buồn, hờn, giận, hạnh phúc, khổ đau… nhưng có mấy ai chú ý hiểu được những cảm xúc đó trong trái tim mình.”
Tôi ngẫm nghĩ, quan sát cuôc sống của bản thân và những người xung quanh, và thấy đúng. Chúng ta vẫn bắt gặp vô vàn những cảm xúc ấy, ở khắp nơi, và nhan nhản trên báo chí. Những vụ giết người vì nóng giận, những xì căng đan, những lầm lỡ, những sai lầm tình ái, những vụ bạo lực học đường… càng lúc càng nhiều, bởi người ta không hiểu cảm xúc đang nói gì và làm cách nào để điều khiển được cảm xúc. Người Việt rất nhiều cảm xúc, và thường bị đánh giá là không chuyên nghiệp cũng chỉ vì không biết cách điều khiển cảm xúc.
Có ai đó nói với tôi: Cảm xúc giống như con ngựa hoang luôn tràn đầy sức sống, nhưng nếu biết cách thuần phục, nó sẽ trở thành con ngựa đua giỏi nhất mà ta có được. Thế nên, hiểu bản thân cũng đòi hỏi khổ công và kiên nhẫn, bắt đầu từ việc hiểu những cảm xúc của mình. Mỗi lần có cảm xúc, thay vì hành động ngay, hãy dừng lại một chút, và tự hỏi cảm xúc ấy có nghĩa là gì, nó đang nói điều gì với mình. Sự bộc lộ của cảm xúc rất tinh tế, nó có thể bộc lộ một cơn giận dữ, chỉ để che giấu một nỗi sợ hãi thẳm sâu trong lòng mình. Nó có thể biểu hiện một sự chối từ lạnh lùng, chỉ vì muốn bảo vệ cái Tôi còn non nớt và yếu đuối…
Cuốn sách “Hiểu về trái tim” lý giải những điều như vậy, đó là cách mà bạn có thể dần hiểu về mình. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng nhất để hiểu được mình vẫn là sự mong muốn của chính bạn, và sự dũng cảm đối diện với chính mình. Bởi nếu thiếu sự đối diện, thiếu một cái nhìn bao dung với bản thân, thiếu sự lắng nghe trong thinh lặng thì những điều sâu thẳm đằng sau cảm xúc sẽ chẳng bao giờ lộ diện.
Rồi khi hiểu được mình là ai, hiểu được mình có những cảm xúc gì, đó cũng là lúc trái tim bạn trở nên nhạy cảm hơn, để bạn có thể hiểu được cảm xúc của người khác. Bạn sẽ biết mình muốn gì và điều gì là phù hợp. Và biết yêu thương bằng sự nhạy cảm của trái tim…
Những tình cảm sâu sắc thường bắt đầu từ cảm giác được thấu hiểu đầy tinh tế đó, khi ai đó có thể bắt được sóng cảm xúc của mình mà không cần phải nói. Ai đó có thể thấu hiểu nỗi buồn, sự bối rối hay sợ hãi của ta, và dịu dàng an ủi, hay yên lặng đợi chờ...Đôi khi, chỉ 1 khoảnh khắc đó thôi, mà làm ta nhớ họ hoài…
Tham khảo thêm: www.hieuvetraitim.org
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Bạn bảo: “Có nhiều khi mình còn chưa hiểu được mình”.
Bạn chỉ nói thế khi buổi trò chuyện đã gần tàn, không nói rõ hơn. Và tạm biệt nhau, để hẹn gặp vào một buổi khác.
Có lẽ vì rảnh quá, nên khi về nhà, tôi nghĩ giùm cho băn khoăn của bạn. Tôi vẫn tin mỗi người đều hiểu được bản thân mình ở một chừng mực nào đó, vì đã sống cùng nó suốt bao nhiêu năm trời. Với những người hướng nội, họ sẽ hiểu mình nhiều hơn người hướng ngoại, vì họ dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về mình. Thế thì tại sao bạn vẫn chưa hiểu được mình?
Nhưng hiểu bản thân mình là hiểu điều gì của mình?
Một đứa trẻ 5 tuổi có thể nói được nó là ai, tên gì, bao nhiêu tuổi, giới tính gì, thích gì, ghét gì, là con thứ mấy trong gia đình.
Nhưng một cậu bé tuổi dậy thì sẽ băn khoăn không biết mình là người như thế nào, tính cách của mình ra sao, mình có những điểm mạnh-yếu gì.
Giờ ta đã qua 20, nhưng ta vẫn thấy mình chưa hiểu rõ về bản thân mình. Ta chợt nhận ra, thật khó khăn để hiểu chính xác mình đang muốn gì, điều gì là đúng đắn giữa lý trí và cảm xúc, điều gì đứng đằng sau những suy nghĩ và cảm xúc đó?
Tôi chợt nhớ lại một lần đi xe bus. Trên xe có cái tivi quảng cáo, có một đoạn quảng cáo “Hiểu về trái tim”, và có một câu mà tôi nhớ mãi: “Hàng ngày, trái tim ta có bao nhiêu cảm xúc: vui, buồn, hờn, giận, hạnh phúc, khổ đau… nhưng có mấy ai chú ý hiểu được những cảm xúc đó trong trái tim mình.”
Tôi ngẫm nghĩ, quan sát cuôc sống của bản thân và những người xung quanh, và thấy đúng. Chúng ta vẫn bắt gặp vô vàn những cảm xúc ấy, ở khắp nơi, và nhan nhản trên báo chí. Những vụ giết người vì nóng giận, những xì căng đan, những lầm lỡ, những sai lầm tình ái, những vụ bạo lực học đường… càng lúc càng nhiều, bởi người ta không hiểu cảm xúc đang nói gì và làm cách nào để điều khiển được cảm xúc. Người Việt rất nhiều cảm xúc, và thường bị đánh giá là không chuyên nghiệp cũng chỉ vì không biết cách điều khiển cảm xúc.
Có ai đó nói với tôi: Cảm xúc giống như con ngựa hoang luôn tràn đầy sức sống, nhưng nếu biết cách thuần phục, nó sẽ trở thành con ngựa đua giỏi nhất mà ta có được. Thế nên, hiểu bản thân cũng đòi hỏi khổ công và kiên nhẫn, bắt đầu từ việc hiểu những cảm xúc của mình. Mỗi lần có cảm xúc, thay vì hành động ngay, hãy dừng lại một chút, và tự hỏi cảm xúc ấy có nghĩa là gì, nó đang nói điều gì với mình. Sự bộc lộ của cảm xúc rất tinh tế, nó có thể bộc lộ một cơn giận dữ, chỉ để che giấu một nỗi sợ hãi thẳm sâu trong lòng mình. Nó có thể biểu hiện một sự chối từ lạnh lùng, chỉ vì muốn bảo vệ cái Tôi còn non nớt và yếu đuối…
Cuốn sách “Hiểu về trái tim” lý giải những điều như vậy, đó là cách mà bạn có thể dần hiểu về mình. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng nhất để hiểu được mình vẫn là sự mong muốn của chính bạn, và sự dũng cảm đối diện với chính mình. Bởi nếu thiếu sự đối diện, thiếu một cái nhìn bao dung với bản thân, thiếu sự lắng nghe trong thinh lặng thì những điều sâu thẳm đằng sau cảm xúc sẽ chẳng bao giờ lộ diện.
Rồi khi hiểu được mình là ai, hiểu được mình có những cảm xúc gì, đó cũng là lúc trái tim bạn trở nên nhạy cảm hơn, để bạn có thể hiểu được cảm xúc của người khác. Bạn sẽ biết mình muốn gì và điều gì là phù hợp. Và biết yêu thương bằng sự nhạy cảm của trái tim…
Những tình cảm sâu sắc thường bắt đầu từ cảm giác được thấu hiểu đầy tinh tế đó, khi ai đó có thể bắt được sóng cảm xúc của mình mà không cần phải nói. Ai đó có thể thấu hiểu nỗi buồn, sự bối rối hay sợ hãi của ta, và dịu dàng an ủi, hay yên lặng đợi chờ...Đôi khi, chỉ 1 khoảnh khắc đó thôi, mà làm ta nhớ họ hoài…
Tham khảo thêm: www.hieuvetraitim.org
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Bài tương tự bạn quan tâm
[KNS] 5 câu hỏi khi vạch ra mục tiêu cuộc đời
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[KNS] 5 câu hỏi khi vạch ra mục tiêu cuộc đời
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[KN NGHỀ NGHIỆP] Đàm phán lương, win-win không khó!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[KN NGHỀ NGHIỆP] Đàm phán lương, win-win không khó!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[KN CÁ NHÂN] mỗi ngày là một niềm vui sống !
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[KN CÁ NHÂN] mỗi ngày là một niềm vui sống !
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu