TIN MỚI
Trong "Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản" mới được Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản công bố, Bộ Xây dựng nhận xét hoạt động môi giới bất động sản là loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Việc cho phép môi giới bất động sản hoạt động với mô hình và quy mô phù hợp đã tạo ra một kênh phân phối bất động sản mới, qua đó giúp nhà đầu tư bất động sản rút ngắn thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng có cơ hội được phục vụ tốt hơn.
"Trong những năm qua, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản đã thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Ngoài việc là cầu nối đưa người mua và người bán đến với nhau và hỗ trợ cho giao dịch bất động sản, thì tổ chức, các nhân môi giới cúng đóng vai trò là phản biện xã hội, đại diện cho cộng đồng các nhà môi giới để tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách và giải quyết các vướng mắc của các nhà môi giới, với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển đồng thời đảm bảo hài hòa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người dân. Thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ thị trường và các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực môi giới một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật", Bộ Xây dựng nhận xét.
Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của một số địa phương trên cả nước, tính từ năm 2008 đến thời điểm này có khoảng 32.912 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và khoảng 80% bất động sản giao dịch thành công đều thông qua môi giới. Tính đến thời điểm này đã có 282.139 giao dịch thành công, trong đó tại Hà Nội có 79.501 giao dịch thành công, tại Tp.HCM có 85.074 giao dịch thành công.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn về trong kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Trong đó, đáng chú ý là nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.
"Đội ngũ môi giới bất động sản hoạt động thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức pháp luật căn bản trong lĩnh vực này còn thấp, nặng tính "chụp giật", kiếm lời, chưa tôn trọng khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Mặt khác, do một số quy định pháp luật về quản lý hoạt động môi giới hiện nay còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới có cơ hội "lách luật" trốn thuế", dự thảo sửa đổi viết rõ.
Bộ Xây dựng chỉ ra các vấn đề còn tồn tại cụ thể:
"Một là, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới bất động quá dễ dàng, không quy định buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ môi giới bất động sản nên dẫn đến tình trạng hiện nay đội ngũ làm môi giới bất động sản yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn "chụp giật", không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn "sốt ảo" để kiếm lợi.
Hai là, Luật kinh doanh BĐS năm 2014 quy định cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện có CCHN và đăng ký nộp thuế là có thể thực hiện dịch vụ môi giới BĐS. Pháp luật hiện hành chưa bắt buộc các cá nhân này có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động của họ. Do đó họ hoàn toàn có thể tự do hành nghề ở bất kỳ đâu, họ có hai xu hướng hoạt động kinh doanh: Một là ăn theo các Sàn giao dịch BĐS để lấy thông tin, để làm cộng tác viên hoặc môi giới thứ cấp. Hai là tự đi khai thác nguồn thông tin sản phẩm có nhu cầu bán và chủ yếu là nhà, đất ở có sẵn để môi giới cho khách hàng có nhu cầu mua. Mục tiêu của họ chỉ là làm cách nào để bán được sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất và thường không có trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng đối với các sản phẩm họ đã môi giới.
Ba là, quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề còn quá nhẹ so với hậu quả khi xảy ra sai phạm (phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu), mức xử phạt này mới chỉ dừng lại ở mức độ răn đe dẫn đến việc người môi giới không coi trọng chứng chỉ môi giới. Hiện nay bên cạnh những nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp có không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản".
Do đó, với mục tiêu tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện môi giới BĐS một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng tư vấn, dự thảo đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung quy định phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Ngoài ra, sửa đổi và bổ sung thêm quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới…, phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập. Đồng thời, sửa đổi và bổ sung quy định về quản lý các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản, quy định về hình thức quản lý, quyền và nghĩa vụ của môi giới,…
Doanh nghiệp tiếp thị
Link bài gốc: Kiến nghị cấm cá nhân môi giới bất động sản độc lập: "Cò mồi" sắp hết thời chụp giật, trốn thuế, thổi giá gây sốt đất?
Trong "Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản" mới được Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản công bố, Bộ Xây dựng nhận xét hoạt động môi giới bất động sản là loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Việc cho phép môi giới bất động sản hoạt động với mô hình và quy mô phù hợp đã tạo ra một kênh phân phối bất động sản mới, qua đó giúp nhà đầu tư bất động sản rút ngắn thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng có cơ hội được phục vụ tốt hơn.
"Trong những năm qua, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản đã thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Ngoài việc là cầu nối đưa người mua và người bán đến với nhau và hỗ trợ cho giao dịch bất động sản, thì tổ chức, các nhân môi giới cúng đóng vai trò là phản biện xã hội, đại diện cho cộng đồng các nhà môi giới để tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách và giải quyết các vướng mắc của các nhà môi giới, với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển đồng thời đảm bảo hài hòa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người dân. Thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ thị trường và các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực môi giới một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật", Bộ Xây dựng nhận xét.
Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của một số địa phương trên cả nước, tính từ năm 2008 đến thời điểm này có khoảng 32.912 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và khoảng 80% bất động sản giao dịch thành công đều thông qua môi giới. Tính đến thời điểm này đã có 282.139 giao dịch thành công, trong đó tại Hà Nội có 79.501 giao dịch thành công, tại Tp.HCM có 85.074 giao dịch thành công.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn về trong kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Trong đó, đáng chú ý là nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.
"Đội ngũ môi giới bất động sản hoạt động thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức pháp luật căn bản trong lĩnh vực này còn thấp, nặng tính "chụp giật", kiếm lời, chưa tôn trọng khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Mặt khác, do một số quy định pháp luật về quản lý hoạt động môi giới hiện nay còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới có cơ hội "lách luật" trốn thuế", dự thảo sửa đổi viết rõ.
Bộ Xây dựng chỉ ra các vấn đề còn tồn tại cụ thể:
"Một là, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới bất động quá dễ dàng, không quy định buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ môi giới bất động sản nên dẫn đến tình trạng hiện nay đội ngũ làm môi giới bất động sản yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn "chụp giật", không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn "sốt ảo" để kiếm lợi.
Hai là, Luật kinh doanh BĐS năm 2014 quy định cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện có CCHN và đăng ký nộp thuế là có thể thực hiện dịch vụ môi giới BĐS. Pháp luật hiện hành chưa bắt buộc các cá nhân này có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động của họ. Do đó họ hoàn toàn có thể tự do hành nghề ở bất kỳ đâu, họ có hai xu hướng hoạt động kinh doanh: Một là ăn theo các Sàn giao dịch BĐS để lấy thông tin, để làm cộng tác viên hoặc môi giới thứ cấp. Hai là tự đi khai thác nguồn thông tin sản phẩm có nhu cầu bán và chủ yếu là nhà, đất ở có sẵn để môi giới cho khách hàng có nhu cầu mua. Mục tiêu của họ chỉ là làm cách nào để bán được sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất và thường không có trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng đối với các sản phẩm họ đã môi giới.
Ba là, quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề còn quá nhẹ so với hậu quả khi xảy ra sai phạm (phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu), mức xử phạt này mới chỉ dừng lại ở mức độ răn đe dẫn đến việc người môi giới không coi trọng chứng chỉ môi giới. Hiện nay bên cạnh những nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp có không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản".
Do đó, với mục tiêu tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện môi giới BĐS một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng tư vấn, dự thảo đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung quy định phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Ngoài ra, sửa đổi và bổ sung thêm quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới…, phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập. Đồng thời, sửa đổi và bổ sung quy định về quản lý các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản, quy định về hình thức quản lý, quyền và nghĩa vụ của môi giới,…
Doanh nghiệp tiếp thị
Link bài gốc: Kiến nghị cấm cá nhân môi giới bất động sản độc lập: "Cò mồi" sắp hết thời chụp giật, trốn thuế, thổi giá gây sốt đất?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bình Dương: Dự án Picity Sky Park huy động vốn khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nhiều tai tiếng Gem Riverside của Đất Xanh dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
99,41% cử tri huyện Gia Lâm được lấy ý kiến về Đề...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 28/8-1/9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu