TS. Võ Trí Thành
Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
107 bài viết
Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra
Trong giai đoạn thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế, việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ linh hoạt là phù hợp, nhưng không nên làm đại trà
Tỷ giá VND/USD cơ bản sẽ ổn định từ nay tới cuối năm. Ảnh: Trọng Hiếu
Ngày 18/8, kết phiên giao dịch tuần từ 14-18/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.946 VND/USD, giảm 5 đồng sau khi đạt đỉnh từ đầu năm vào ngày 17/8.
Tại các ngân hàng, giá mua - bán USD hiện đang niêm yết ở mức 23.630 - 23.970 VND/USD. Mức giá mua bán USD tại Vietcombank tăng 0,9% so với đầu năm 2023.
Dù đã qua 2 tuần "nổi sóng" nhưng giá USD vẫn không có biến động lớn. Tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết đạt đỉnh 8 tháng nhưng cũng mới chỉ tăng 1,4% so với đầu năm 2023.
Đa số ý kiến các chuyên gia, nhà phân tích hiện nay đều cho rằng, việc "nổi sóng" USD gần đây chỉ là ngắn hạn do yếu tố tâm lý, mùa vụ, sẽ không kéo dài đến cuối năm. Về cơ bản, tỷ giá USD sẽ được giữ ổn định.
Cụ thể, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc khối Ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán Ngân hàng HSBC Việt Nam lý giải, nguyên nhân chính của việc tỷ giá USD tăng thời gian gần đây phần lớn đến từ những biến động trên thị trường quốc tế. Với những lo ngại về lạm phát của Mỹ chưa hạ nhiệt nhanh như kì vọng trong khi các số liệu kinh tế khác của Mỹ vẫn không cho thấy dấu hiệu suy thoái, mặt bằng lãi suất của Mỹ đã tăng trở lại trong tuần vừa qua, chỉ số USD index cũng tăng trở lại.
Ở phía ngược lại, đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc lại cho thấy những dấu hiệu chậm lại đáng kể của đà hồi phục kinh tế sau mở cửa, khiến đồng Nhân Dân Tệ (CNY) đã mất giá mạnh trong tuần vừa qua.
Tương tự, đà mất giá của CNY cùng sự mạnh lên của đồng bạc xanh đã khiến những ngoại tệ khác trong khu vực cũng mất giá đáng kể. Đứng trước xu hướng đó, VND cũng không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, không thể không nói tới việc NHNN là một trong những NHTW đầu tiên ở châu Á đã cắt lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh FED vẫn đang duy trì môi trường lãi suất cao từ nay tới cuối năm 2023.
Tính từ đầu năm, NHNN đã tổng cộng 4 lần hạ lãi suất điều hành, đưa mức chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ lên mức kỷ lục từ trước tới nay. Sự chênh lệch lãi suất cũng là một yếu tố tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến tỷ giá bật tăng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đánh giá về xu hướng tỷ giá trong thời gian sắp tới, ông Khoa nhận định, những biến động tăng đột biến của tỷ giá USD/VND chỉ mang tính chất ngắn hạn. Mặc dù những áp lực hiện hữu lên tỷ giá kể trên là tương đối rõ ràng, trong trung và dài hạn VND vẫn có khả năng tăng giá trở lại.
Hai lý do chính được đưa ra gồm: Thứ nhất, trên thị trường quốc tế đồng USD được dự báo sẽ suy yếu trở lại trong những tháng cuối năm trong bối cảnh FED đã đạt tới gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.
Thứ hai, những yếu tố nội tại của Việt Nam vẫn đưa ra những dấu hiệu tích cực. Mặc dù thương mại chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong 7 tháng đầu năm vẫn ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD); Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng ổn định, với mức vốn thực hiện trong 7 tháng đầu năm ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, những nỗ lực của Chính phủ để hỗ trợ hồi phục kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá trên diện rộng cũng có thể giúp xây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác, cũng như tạo ra kết quả tích cực. Đây là những cơ sở để có thể tin tưởng vào việc tỷ giá sẽ ổn định trở lại trong thời gian sắp tới.
Do đó, nhóm Nghiên cứu của HSBC giữ nguyên dự báo mức tỷ giá bình quân 23.450 VND/USD vào cuối quý III/2023 và 23.350 vào cuối năm 2023.
Đồng quan điểm, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại duy trì mức cao. Bên cạnh đó, FDI và kiều hối ổn định. Ngoài ra, các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ và Việt Nam là quốc gia hiện duy trì lãi suất thực cao.
Theo đó, vị này dự báo, tỷ giá USD có thể biến động mạnh hơn trong nửa sau năm 2023, nhưng không quá +/- 2% so với đầu năm.
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh 3 yếu tố giúp tỷ giá USD/VND khó có thể nóng trở lại:
Một là, chỉ số DXY đã giảm từ mức 115 điểm cuối năm ngoái xuống 102 điểm và có thể giảm thêm về ngưỡng 100 điểm. Chỉ số khó tăng trở lại trong bối cảnh thế giới đa cực, sử dụng nhiều đồng tiền như hiện nay.
Hai là, giá hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu có thể tăng, nhất là giá nhiên liệu, gây áp lực lên tỷ giá, song Bộ Tài chính vẫn còn dư địa để can thiệp như giảm thuế, phí đối với xăng dầu.
Ba là, cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn dương.
Có góc nhìn thận trọng hơn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, diễn biến đồng USD tăng giá trong nửa đầu tháng 8 là điều đáng lưu tâm. Nếu lãi suất đồng USD tăng cao và Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất sẽ tạo kỳ vọng giảm giá VND. Khi đó, cần quan sát và có giải pháp ứng phó kịp thời để hạn chế tác động với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và rủi ro dòng vốn đảo chiều.
Dù vậy, vị này cũng nhận định, nhiều khả năng tổng mức giảm giá của VND so với USD trong cả năm nay chỉ khoảng 2%.
Tại báo cáo điểm lại kinh tế vĩ mô Việt Nam công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển quy mô lớn nhằm chống lạm phát kéo dài có thể nới rộng chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và quốc tế. Theo WB, nhu cầu tín dụng tại Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức thấp mặc dù lãi suất đã giảm, việc cắt giảm lãi suất thêm nữa chưa chắc đã đem lại hiệu ứng mong muốn về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, cắt giảm lãi suất sẽ làm tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực cho tỷ giá.
Link bài gốc: Kịch bản nào cho tỷ giá những tháng cuối năm 2023?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính quan trọng nhất tuần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
U70 "dốc túi" gần 20 triệu đồng/tháng giúp con trai...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giải pháp nào để kích thích nhu cầu vay vốn nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phát hiện cổ vật hơn 300.000 năm tuổi, các nhà khoa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 quốc gia rộ trào lưu thuê nhà xuống cấp 100 nghìn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu