TIN MỚI
Tối 22/4, sau khi xem bản tin, lãnh đạo một ngân hàng thương mại trao đổi lại bên lề với phóng viên: “Như vậy Thống đốc cũng đã khẳng định cụ thể rồi đó. Nguyên tắc là không nới điều kiện cho vay trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Nguyên tắc không thay đổi
Trước đó, khi BizLIVE tham vấn về việc có nên xem xét nới điều kiện cho vay khi mà khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp bị suy giảm bởi dịch Covid-19 , vị lãnh đạo ngân hàng trên nhấn mạnh yếu tố cơ sở: tất cả hoạt động cho vay của ngân hàng đều có hành lang pháp lý quy định; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả ngân hàng, trong mọi hoàn cảnh đều phải tuân thủ theo pháp luật.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 22/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng nhấn mạnh định hướng: Để hỗ trợ khách hàng trước tác động của dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng tập trung chia sẻ tối đa, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng để đảm bảo an toàn và lành mạnh hệ thống.
Đại diện lãnh đạo một số ngân hàng thương mại phát biểu tại hội nghị đó cũng thống nhất nguyên tắc này, trong đó có quan ngại nếu hạ chuẩn sẽ để lại nhiều rủi ro về sau.
“Lúc này, đại dịch tác động làm suy giảm dòng tiền của doanh nghiệp, giảm khả năng tiếp cận tín dụng. Nếu ngân hàng hạ điều kiện cho vay, sau này dịch Covid-19 qua đi nhưng hồ sơ cho vay thì vẫn còn đó. Nếu phát sinh nợ xấu và mất tiền, không có văn bản pháp lý nào quy định là vì hoàn cảnh được miễn trừ cả, miễn trừ vào đâu, mà chỉ có cho vay đúng hay sai quy định thôi”, vị lãnh đạo mà BizLIVE tham vấn nói.
Theo ông, tiền mất đi đó là tiền gửi của dân, ngân hàng là trung gian và chỉ có một phần nhỏ so với tổng dư nợ là nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nên, nguyên tắc bất di bất dịch là khi cho vay phải đảm bảo các điều kiện an toàn đã quy định, lành mạnh và minh bạch hoạt động.
Cho đến nay, cơ chế duy nhất được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý cụ thể mới chỉ có ở Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng tập trung ở hỗ trợ các khoản đã cho vay và gặp khó khăn chứ không phải nới hoặc hạ điều kiện cho vay mới.
Chìa khóa quan trọng nhất
Không nới, không hạ điều kiện cho vay, thay vào đó các ngân hàng đang tập trung ở các chính sách hỗ trợ theo khả năng của mỗi thành viên.
Trước hết, hai trọng tâm hỗ trợ khách hàng trước tác động của Covid-19 nằm ở giảm lãi suất, miễn và giảm phí dịch vụ; cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ mà không phải chuyển nhóm.
Ở trọng tâm thứ nhất, các ngân hàng giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, giảm thiểu “bộ đệm” trong chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động.
Ở trọng tâm thứ hai, quan trọng nhất và tạo hỗ trợ lớn nhất là giãn, hoãn và cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, đã được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bằng Thông tư 01. Cơ chế này giúp khách hàng bớt áp lực về thanh khoản và dòng tiền, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nguồn vốn mới, thêm lực phục hồi khi dịch đi qua.
“Thông tư 01 với cơ chế đó chính là chìa khóa quan trọng nhất để mở cánh cửa tín dụng mới. Vì nếu không được cơ cấu lại nợ và phải chuyển nhóm, khách hàng sẽ gặp nợ xấu và theo quy định khó tiếp cận khoản vay mới. Đây cũng chính là cơ chế tạo điều kiện và linh hoạt trong bối cảnh hiện nay”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
“Linh hoạt” thay vì “hạ chuẩn”
Cho vay, yêu cầu đầu tiên phải xác định khả năng thu hồi vốn trước khi tính đến lợi nhuận. Yêu cầu này đòi hỏi nhìn về tương lai. Chính bối cảnh hiện nay và đòi hỏi “nhìn về tương lai” khiến hoạt động cho vay cũng đang thay đổi.
Trong điều kiện bình thường, ngân hàng có các mô hình, thậm chí có thể phê duyệt tín dụng tự động, để đẩy nhanh tốc độ xử lý. Nhưng nay, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động mà trên thế giới gần trăm năm qua mới xẩy ra, “nhìn về tương lai” với nó không dễ.
“Cứ hình dung, thông thường trước đây một khoản vay sau khi hoàn tất các công đoạn, việc xét duyệt chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Còn nay, khi xét duyệt, đặc biệt ở đánh giá triển vọng, có thể phải mất thêm 2 tiếng vì biến số lớn Covid-19”, lãnh đạo một ngân hàng so sánh đơn thuần về quy trình, điều mà ông mong rằng khách hàng thông cảm và chia sẻ.
Nhưng ngược lại, theo ông, khi đánh giá triển vọng, các ngân hàng cũng có thể linh hoạt. Ví dụ như trước đây, khi thẩm định họ đề cao chỉ số sinh lời của doanh nghiệp (như ROE), nhưng tới đây sẽ khó đòi hỏi chỉ số đó ở mức cao được.
Hay khi đánh giá tình hình tài chính, kỳ này khách vay bị hạn chế do ảnh hưởng Covid-19 nhưng ngân hàng có thể linh hoạt khi “chấm điểm”, bởi thời gian tới có triển vọng cải thiện khi dịch qua đi. Ở đây, ngân hàng linh hoạt thay vì cứng nhắc đặt tình hình tài chính hiện tại lên chuẩn mực hàng đầu khi cho vay.
Một lãnh đạo ngân hàng khác mà BizLIVE tham vấn cũng có ý kiến rằng: “Theo tôi lúc này không nên đặt vấn đề, không nên nói là “hạ chuẩn”. “Linh hoạt” trong cho vay là cách nói hợp lý hơn”.
“Thực tế ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay tôi thấy ngay cả các startup khởi nghiệp cũng hạn chế và thận trọng khi đi vay vốn. Ưu tiên hiện nay là các ngân hàng cần tập trung làm sao để hỗ trợ qua giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định, hỗ trợ doanh nghiệp cân đối được dòng tiền, mở các gói tín dụng ưu đãi.
Quan trọng là tới đây, ngân hàng vẫn sẵn sàng nguồn vốn và các gói ưu đãi, để ngay sau khi hết dịch đẩy mạnh giải ngân. Vì khi đó mới thực sự cần nguồn vốn mới, vẫn đảm bảo ưu đãi để doanh nghiệp có thêm điều kiện thúc đẩy đà phục hồi”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
Lãi suất liên ngân hàng giảm cực mạnh
BizLive
Link bài gốc: Khi dịch Covid-19 trôi qua, hồ sơ ngân hàng đọng lại…
Tối 22/4, sau khi xem bản tin, lãnh đạo một ngân hàng thương mại trao đổi lại bên lề với phóng viên: “Như vậy Thống đốc cũng đã khẳng định cụ thể rồi đó. Nguyên tắc là không nới điều kiện cho vay trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Nguyên tắc không thay đổi
Trước đó, khi BizLIVE tham vấn về việc có nên xem xét nới điều kiện cho vay khi mà khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp bị suy giảm bởi dịch Covid-19 , vị lãnh đạo ngân hàng trên nhấn mạnh yếu tố cơ sở: tất cả hoạt động cho vay của ngân hàng đều có hành lang pháp lý quy định; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả ngân hàng, trong mọi hoàn cảnh đều phải tuân thủ theo pháp luật.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 22/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng nhấn mạnh định hướng: Để hỗ trợ khách hàng trước tác động của dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng tập trung chia sẻ tối đa, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng để đảm bảo an toàn và lành mạnh hệ thống.
Đại diện lãnh đạo một số ngân hàng thương mại phát biểu tại hội nghị đó cũng thống nhất nguyên tắc này, trong đó có quan ngại nếu hạ chuẩn sẽ để lại nhiều rủi ro về sau.
“Lúc này, đại dịch tác động làm suy giảm dòng tiền của doanh nghiệp, giảm khả năng tiếp cận tín dụng. Nếu ngân hàng hạ điều kiện cho vay, sau này dịch Covid-19 qua đi nhưng hồ sơ cho vay thì vẫn còn đó. Nếu phát sinh nợ xấu và mất tiền, không có văn bản pháp lý nào quy định là vì hoàn cảnh được miễn trừ cả, miễn trừ vào đâu, mà chỉ có cho vay đúng hay sai quy định thôi”, vị lãnh đạo mà BizLIVE tham vấn nói.
Theo ông, tiền mất đi đó là tiền gửi của dân, ngân hàng là trung gian và chỉ có một phần nhỏ so với tổng dư nợ là nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nên, nguyên tắc bất di bất dịch là khi cho vay phải đảm bảo các điều kiện an toàn đã quy định, lành mạnh và minh bạch hoạt động.
Cho đến nay, cơ chế duy nhất được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý cụ thể mới chỉ có ở Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng tập trung ở hỗ trợ các khoản đã cho vay và gặp khó khăn chứ không phải nới hoặc hạ điều kiện cho vay mới.
Chìa khóa quan trọng nhất
Không nới, không hạ điều kiện cho vay, thay vào đó các ngân hàng đang tập trung ở các chính sách hỗ trợ theo khả năng của mỗi thành viên.
Trước hết, hai trọng tâm hỗ trợ khách hàng trước tác động của Covid-19 nằm ở giảm lãi suất, miễn và giảm phí dịch vụ; cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ mà không phải chuyển nhóm.
Ở trọng tâm thứ nhất, các ngân hàng giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, giảm thiểu “bộ đệm” trong chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động.
Ở trọng tâm thứ hai, quan trọng nhất và tạo hỗ trợ lớn nhất là giãn, hoãn và cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, đã được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bằng Thông tư 01. Cơ chế này giúp khách hàng bớt áp lực về thanh khoản và dòng tiền, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận nguồn vốn mới, thêm lực phục hồi khi dịch đi qua.
“Thông tư 01 với cơ chế đó chính là chìa khóa quan trọng nhất để mở cánh cửa tín dụng mới. Vì nếu không được cơ cấu lại nợ và phải chuyển nhóm, khách hàng sẽ gặp nợ xấu và theo quy định khó tiếp cận khoản vay mới. Đây cũng chính là cơ chế tạo điều kiện và linh hoạt trong bối cảnh hiện nay”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
“Linh hoạt” thay vì “hạ chuẩn”
Cho vay, yêu cầu đầu tiên phải xác định khả năng thu hồi vốn trước khi tính đến lợi nhuận. Yêu cầu này đòi hỏi nhìn về tương lai. Chính bối cảnh hiện nay và đòi hỏi “nhìn về tương lai” khiến hoạt động cho vay cũng đang thay đổi.
Trong điều kiện bình thường, ngân hàng có các mô hình, thậm chí có thể phê duyệt tín dụng tự động, để đẩy nhanh tốc độ xử lý. Nhưng nay, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động mà trên thế giới gần trăm năm qua mới xẩy ra, “nhìn về tương lai” với nó không dễ.
“Cứ hình dung, thông thường trước đây một khoản vay sau khi hoàn tất các công đoạn, việc xét duyệt chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Còn nay, khi xét duyệt, đặc biệt ở đánh giá triển vọng, có thể phải mất thêm 2 tiếng vì biến số lớn Covid-19”, lãnh đạo một ngân hàng so sánh đơn thuần về quy trình, điều mà ông mong rằng khách hàng thông cảm và chia sẻ.
Nhưng ngược lại, theo ông, khi đánh giá triển vọng, các ngân hàng cũng có thể linh hoạt. Ví dụ như trước đây, khi thẩm định họ đề cao chỉ số sinh lời của doanh nghiệp (như ROE), nhưng tới đây sẽ khó đòi hỏi chỉ số đó ở mức cao được.
Hay khi đánh giá tình hình tài chính, kỳ này khách vay bị hạn chế do ảnh hưởng Covid-19 nhưng ngân hàng có thể linh hoạt khi “chấm điểm”, bởi thời gian tới có triển vọng cải thiện khi dịch qua đi. Ở đây, ngân hàng linh hoạt thay vì cứng nhắc đặt tình hình tài chính hiện tại lên chuẩn mực hàng đầu khi cho vay.
Một lãnh đạo ngân hàng khác mà BizLIVE tham vấn cũng có ý kiến rằng: “Theo tôi lúc này không nên đặt vấn đề, không nên nói là “hạ chuẩn”. “Linh hoạt” trong cho vay là cách nói hợp lý hơn”.
“Thực tế ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay tôi thấy ngay cả các startup khởi nghiệp cũng hạn chế và thận trọng khi đi vay vốn. Ưu tiên hiện nay là các ngân hàng cần tập trung làm sao để hỗ trợ qua giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định, hỗ trợ doanh nghiệp cân đối được dòng tiền, mở các gói tín dụng ưu đãi.
Quan trọng là tới đây, ngân hàng vẫn sẵn sàng nguồn vốn và các gói ưu đãi, để ngay sau khi hết dịch đẩy mạnh giải ngân. Vì khi đó mới thực sự cần nguồn vốn mới, vẫn đảm bảo ưu đãi để doanh nghiệp có thêm điều kiện thúc đẩy đà phục hồi”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
Lãi suất liên ngân hàng giảm cực mạnh
BizLive
Link bài gốc: Khi dịch Covid-19 trôi qua, hồ sơ ngân hàng đọng lại…
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thị trường vàng lạc quan khi bước vào tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu