TIN MỚI
Trong những năm gần đây, cùng với chiến lược tài chính toàn diện quốc gia mà Chính phủ đang nỗ lực thực hiện, nhiều ngân hàng đã cố gắng để đưa các giải pháp tài chính đến gần hơn với người lao động có thu nhập thấp, không ổn định.
Đơn cử như việc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) phối hợp với Ví MoMo để cung cấp dịch vụ Ví Trả Sau MoMo cho người dùng. Với sản phẩm này, người dùng không cần chứng minh thu nhập hay thực hiện các thủ tục rườm rà khác, vẫn có thể ứng nhanh số tiền từ 1 đến 5 triệu đồng và trả lại vào tháng sau (từ 35 đến 45 ngày), không phát sinh phí khi thanh toán đúng hạn. Việc đăng ký Ví Trả Sau MoMo cũng cực kỳ nhanh tiện khi chỉ mất gần 1 phút khi thỏa một số điều kiện được căn cứ trên các tiêu chuẩn mà TPBank đưa ra cùng với hệ thống xử lý dữ liệu thông minh mà Ví MoMo đã xây dựng nhiều năm.
Là một trong những ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam, Ví MoMo đang là cầu nối giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tiếp cận nhóm hàng chục triệu khách hàng trên cả nước. Thông qua Ví MoMo, các giải pháp tài chính trở nên "bình dân" hơn, đến gần hơn với mọi tầng lớp xã hội, để không có ai bị bỏ lại phía sau.
"Bình thường nếu kẹt tiền thì em hay hỏi mượn hoặc ứng trước chỗ chủ thầu, nhưng dịch bệnh thế này ai cũng khó nên ngại lắm. Còn ngân hàng thì chắc chắn không được rồi, em có gì đâu, không nhà cửa, đến cả công việc cũng bấp bênh, đâu dám mơ đến chuyện mượn tiền ngân hàng", anh Nhân, công nhân xây dựng tại TP. HCM chia sẻ.
Nhân là một trong hàng chục công nhân xây dựng tại một công trường quận 7 (TP.HCM). Ngày chưa có dịch bệnh, những công nhân như Nhân vẫn ở lán trại ngay tại các công trường mà công ty nhận xây. Thu nhập đủ sống, có khoản tiết kiệm riêng. Nhưng Covid-19 đã nhanh chóng lấy mất công việc và bào mòn dần khoản tiền tiết kiệm của Nhân. Anh cần một giải pháp tài chính cho các khoản chi điện nước, mua thẻ điện thoại, data 3G và các khoản chi mua nhu yếu phẩm hàng tháng.
Phần lớn lực lượng lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM là những người nhập cư. Họ làm đủ nghề để mưu sinh từ công nhân, giúp việc, lao động tự do, đến nhân viên văn phòng, lãnh đạo doanh nghiệp… Lao động nói chung, lao động khu vực thành thị nói riêng đang phải chịu cảnh mất việc làm, giảm thu nhập ngày càng nghiêm trọng, theo báo cáo mới nhất từ Tổng Cục thống kê. Với những người nhập cư, mất việc, giảm thu nhập là một thảm họa thực sự khi họ hầu như không có nguồn tài sản tích lũy đáng kể.
Những khoản chi thường ngày tưởng như nhỏ nhặt như tiền điện nước, internet, học phí, mua sắm online… bỗng dần trở nên quá sức đối với nhiều người. Dù không muốn sống phụ thuộc vào trợ cấp của Chính phủ hay phải chờ đợi lòng tốt của người lạ, vẫn luôn có những rào cản vô hình khiến họ không thể vay mượn hay tìm đến các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín trong lúc khó khăn này. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách này, rào cản đôi khi đơn giản là không thể đến các ngân hàng!
Tâm lý ngại vay ngân hàng của người lao động là điều dễ hiểu, bởi hầu hết các ngân hàng đều có những tiêu chuẩn nhất định, yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp, chứng minh thu nhập, các loại giấy tờ pháp lý đối với người vay.
Các ngân hàng đang nỗ lực bắt tay fintech biến các giải pháp tài chính trở nên bình dân hơn, ai cũng có thể sử dụng. Ảnh: MoMo
Tuy không phải là số tiền quá lớn, nhưng với Ví Trả Sau MoMo, người dùng sẽ có thêm một giải pháp chi tiêu cho các tình huống cấp bách, chi trả hoá đơn và mua sắm ngay cả khi chưa có lương về mà không cần phụ thuộc, vay mượn người khác.
Nhờ những ưu điểm vượt trội này, trong thời gian gần đây, Ví Trả Sau MoMo đang là chủ đề nóng hổi được đưa ra thảo luận và tư vấn tại các group cộng đồng dân cư, nhóm công nhân lao động hay thậm chí là những nhóm bạn trẻ, các bà nội trợ... những người luôn muốn tìm hiểu các giải pháp tài chính thông minh trong mùa dịch này.
Ví Trả Sau MoMo được đông đảo người trẻ quan tâm và sử dụng. Ảnh MoMo
Theo hãng nghiên cứu Coherent Market Insights, thị trường các ứng dụng Dùng trước - Trả sau dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 21% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2027. Tốc độ này dự kiến sẽ cao hơn dưới ảnh hưởng của đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, MoMo là ví điện tử tiên phong hợp tác với ngân hàng để đón đầu xu hướng này với Ví Trả Sau MoMo.
Đây cũng là một trong số ít những sản phẩm tài chính hiện đại đang nhận được sự yêu thích của đông đảo người dùng và lan tỏa đến từng xóm trọ, góc lán của những người lao động nhập cư ở khắp đô thị lớn.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Khi các giải pháp tài chính “bình dân” được khai sinh đúng thời điểm
Trong những năm gần đây, cùng với chiến lược tài chính toàn diện quốc gia mà Chính phủ đang nỗ lực thực hiện, nhiều ngân hàng đã cố gắng để đưa các giải pháp tài chính đến gần hơn với người lao động có thu nhập thấp, không ổn định.
Đơn cử như việc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) phối hợp với Ví MoMo để cung cấp dịch vụ Ví Trả Sau MoMo cho người dùng. Với sản phẩm này, người dùng không cần chứng minh thu nhập hay thực hiện các thủ tục rườm rà khác, vẫn có thể ứng nhanh số tiền từ 1 đến 5 triệu đồng và trả lại vào tháng sau (từ 35 đến 45 ngày), không phát sinh phí khi thanh toán đúng hạn. Việc đăng ký Ví Trả Sau MoMo cũng cực kỳ nhanh tiện khi chỉ mất gần 1 phút khi thỏa một số điều kiện được căn cứ trên các tiêu chuẩn mà TPBank đưa ra cùng với hệ thống xử lý dữ liệu thông minh mà Ví MoMo đã xây dựng nhiều năm.
Là một trong những ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam, Ví MoMo đang là cầu nối giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tiếp cận nhóm hàng chục triệu khách hàng trên cả nước. Thông qua Ví MoMo, các giải pháp tài chính trở nên "bình dân" hơn, đến gần hơn với mọi tầng lớp xã hội, để không có ai bị bỏ lại phía sau.
"Bình thường nếu kẹt tiền thì em hay hỏi mượn hoặc ứng trước chỗ chủ thầu, nhưng dịch bệnh thế này ai cũng khó nên ngại lắm. Còn ngân hàng thì chắc chắn không được rồi, em có gì đâu, không nhà cửa, đến cả công việc cũng bấp bênh, đâu dám mơ đến chuyện mượn tiền ngân hàng", anh Nhân, công nhân xây dựng tại TP. HCM chia sẻ.
Nhân là một trong hàng chục công nhân xây dựng tại một công trường quận 7 (TP.HCM). Ngày chưa có dịch bệnh, những công nhân như Nhân vẫn ở lán trại ngay tại các công trường mà công ty nhận xây. Thu nhập đủ sống, có khoản tiết kiệm riêng. Nhưng Covid-19 đã nhanh chóng lấy mất công việc và bào mòn dần khoản tiền tiết kiệm của Nhân. Anh cần một giải pháp tài chính cho các khoản chi điện nước, mua thẻ điện thoại, data 3G và các khoản chi mua nhu yếu phẩm hàng tháng.
Phần lớn lực lượng lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM là những người nhập cư. Họ làm đủ nghề để mưu sinh từ công nhân, giúp việc, lao động tự do, đến nhân viên văn phòng, lãnh đạo doanh nghiệp… Lao động nói chung, lao động khu vực thành thị nói riêng đang phải chịu cảnh mất việc làm, giảm thu nhập ngày càng nghiêm trọng, theo báo cáo mới nhất từ Tổng Cục thống kê. Với những người nhập cư, mất việc, giảm thu nhập là một thảm họa thực sự khi họ hầu như không có nguồn tài sản tích lũy đáng kể.
Những khoản chi thường ngày tưởng như nhỏ nhặt như tiền điện nước, internet, học phí, mua sắm online… bỗng dần trở nên quá sức đối với nhiều người. Dù không muốn sống phụ thuộc vào trợ cấp của Chính phủ hay phải chờ đợi lòng tốt của người lạ, vẫn luôn có những rào cản vô hình khiến họ không thể vay mượn hay tìm đến các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín trong lúc khó khăn này. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách này, rào cản đôi khi đơn giản là không thể đến các ngân hàng!
Tâm lý ngại vay ngân hàng của người lao động là điều dễ hiểu, bởi hầu hết các ngân hàng đều có những tiêu chuẩn nhất định, yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp, chứng minh thu nhập, các loại giấy tờ pháp lý đối với người vay.
Các ngân hàng đang nỗ lực bắt tay fintech biến các giải pháp tài chính trở nên bình dân hơn, ai cũng có thể sử dụng. Ảnh: MoMo
Tuy không phải là số tiền quá lớn, nhưng với Ví Trả Sau MoMo, người dùng sẽ có thêm một giải pháp chi tiêu cho các tình huống cấp bách, chi trả hoá đơn và mua sắm ngay cả khi chưa có lương về mà không cần phụ thuộc, vay mượn người khác.
Nhờ những ưu điểm vượt trội này, trong thời gian gần đây, Ví Trả Sau MoMo đang là chủ đề nóng hổi được đưa ra thảo luận và tư vấn tại các group cộng đồng dân cư, nhóm công nhân lao động hay thậm chí là những nhóm bạn trẻ, các bà nội trợ... những người luôn muốn tìm hiểu các giải pháp tài chính thông minh trong mùa dịch này.
Ví Trả Sau MoMo được đông đảo người trẻ quan tâm và sử dụng. Ảnh MoMo
Theo hãng nghiên cứu Coherent Market Insights, thị trường các ứng dụng Dùng trước - Trả sau dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 21% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2027. Tốc độ này dự kiến sẽ cao hơn dưới ảnh hưởng của đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, MoMo là ví điện tử tiên phong hợp tác với ngân hàng để đón đầu xu hướng này với Ví Trả Sau MoMo.
Đây cũng là một trong số ít những sản phẩm tài chính hiện đại đang nhận được sự yêu thích của đông đảo người dùng và lan tỏa đến từng xóm trọ, góc lán của những người lao động nhập cư ở khắp đô thị lớn.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Khi các giải pháp tài chính “bình dân” được khai sinh đúng thời điểm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
7 việc không được làm ngay sau khi tập thể dục thể thao
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thị trường vàng lạc quan khi bước vào tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hai cậu bé tìm thấy “kho báu bí mật” khi chơi đào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu