TIN MỚI
“Gái độc không con”. Ngày nhỏ, tôi thường nghe câu này loáng thoáng trong những cuộc buôn chuyện của những bà cô hàng xóm, mỗi khi họ bình phẩm về một người đàn bà cùng khu phố - đã lấy chồng được 10 năm những chưa sinh con. Người đàn bà ấy có vẻ không được lòng nhiều người trong phố nhà tôi, nhưng rõ là theo logic của các bà cô hàng xóm, thì người đàn bà kia không thể có con bởi đó là một hệ quả thiết yếu của việc… cô ta là một người xấu nết.
Sẽ là một sự sống sượng và thiếu nhạy cảm khi tiến đến người đàn bà đó và hỏi lý do tại sao chị không có con. Nhưng không mấy người trong những cuộc buôn chuyện miên man ấy - có một câu trả lời, một lời dự đoán thực tế hơn về việc này. Kiểu như: “Cô ấy bị vô sinh, đang chữa", hoặc là “Vợ chồng cô ấy quyết định sẽ chỉ xin con nuôi". Mọi người gần như không quan tâm đến những lý do vì sao, mà chỉ quyết định rằng: “Nếu không có con, đây chắc chắn là một người không tốt!”.
Kể từ đó, tôi lờ mờ nhận ra rằng: Trong những vòng tròn xã hội mà mình đang tham gia vào, việc có một đứa con sẽ quyết định sự tử tế và hạnh phúc của bạn trong mắt số đông. Nếu có một thang điểm cho sự thành công của một đời người, ngay cả bạn có điểm cộng từ một sự nghiệp rực rỡ hoặc tài năng xuất chúng đi chăng nữa, chỉ cần bạn quyết định mình không có một đứa con - bạn sẽ bị trừ mọi điểm về số âm và trở thành một cá thể tận cùng của bất hạnh (và xấu tính, nếu chẳng may bạn bị ghét từ trước!).
Giữa một xã hội trọng những giá trị gia đình và tổ tiên như Việt Nam, việc có một đứa trẻ quyết định rất nhiều trong việc: Bạn là ai trong gia đình và bạn là ai trong cộng đồng xung quanh. Việc đầu tiên mà mỗi ông bố bà mẹ quan tâm khi cưới vợ gả chồng cho con mình, đó là bao giờ thì có cháu? Hãy thử hỏi một cặp đôi kết hôn được 2-3 năm và vẫn chưa có ý định sinh con, xem điều đầu tiên họ được hỏi khi đến những cuộc gặp mặt họ hàng là gì? - “Bao giờ mày đẻ?”.
Một người đồng nghiệp vừa lấy chồng cách đây 1 năm, chị là một người vô cùng thành công trong công việc, và cũng là một người yêu chồng khủng khiếp. Dù vẫn còn rất thích những cuộc đi chơi, những chuyến du lịch chỉ của 2 người, nhưng tháng 8 này chị dựng định sẽ có em bé. Khi tôi hỏi đây có phải là điều chị thật sự muốn vào bây giờ, chị nhún vai nói rằng cả hai vợ chồng chị đều chưa sẵn sàng.
Vậy tại sao chị vẫn quyết định sẽ sinh con? Sự mong chờ của bố mẹ, họ hàng, toàn thể gia đình lớn trở thành một áp lực vô hình lên cả hai vợ chồng, điều đó khiến việc có con trở thành một cái deadline mà họ phải hoàn thành trong năm nay. Nếu không, cả hai vợ chồng đều mường tượng ra viễn cảnh sẽ đối mặt với: Nhẹ thì là những lời trách móc, thở dài, than vãn của ông bà về việc mãi chưa có cháu bế. Và nặng hơn, khi việc trì hoãn này kéo dài thêm 1 vài năm nữa, rất có thể sẽ là những thái độ căng thẳng đến từ chính người thân của mình.
Đây chính là một câu chuyện mà ngay cặp bố mẹ cũng thừa nhận rằng mình sinh con vì áp lực của gia đình và xã hội, chứ không phải đến từ ý chí và mong muốn cá nhân của cả hai. Việc có một em bé trở thành một Kpi, một bằng chứng nhận cho đời sống hôn nhân hạnh phúc, chứ không phải là cảm xúc và những trải nghiệm cuộc sống của hai vợ chồng. Tư tưởng đó khiến cho việc nếu bạn lựa chọn mình chưa muốn có con trong vòng 2-3 năm sau kết hôn, hoặc thậm chí là không muốn có con - giống như vợ chồng Khởi My, bạn sẽ bị kết án là ích kỷ, không quan tâm đến cha mẹ già, đến dòng họ. Thậm chí sẽ có những bà hàng xóm chấm điểm luôn cho hôn nhân của bạn: Một đời sống vợ chồng không ra gì!
Có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là việc sinh con, nuôi dưỡng một đứa trẻ lớn lên - là một hành trình tuyệt vời với đầy những hạnh phúc và cả những thử thách khó khăn. Em bé là một món quà vô giá với bất cứ một gia đình nào, đòi hỏi chúng ta mỗi ngày phải nỗ lực gấp nhiều lần ngày hôm trước để mang hết những gì tốt đẹp đang tồn tại trong mình ra để chăm sóc, nâng niu, dạy dỗ và che chở. Em bé là chất keo gắn kết, khiến chúng ta gạt bỏ cái tôi của bản thân, học cách lắng nghe, thoả hiệp, chấp nhận lẫn đấu tranh. Một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn con người ta, theo một cách đầy hy vọng và vui sướng. Chúng ta không bao giờ biết mình có thể tốt đẹp hơn thế nào cho đến khi ôm cái thực thể thơm mềm, nhỏ bé ấy trên tay, và ta nguyện rằng mình sẽ hy sinh mọi thứ chỉ để đánh đổi lấy tiếng oe oe này.
Nhưng nếu hạnh phúc của một người/ một cặp đôi không phải là có một em bé? Nếu họ tìm được ý nghĩa đời mình từ những điều khác? Ví dụ cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới cho đến năm 60 tuổi? Hay nuôi 1 đàn mèo và chó với niềm vui bất tận trong việc dắt chúng đi dạo vào mỗi ngày cuối tuần? Có 1000 lựa chọn hạnh phúc khác nhau trong cuộc sống, và không phải hạnh phúc nào cũng là sinh ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ. Một gia đình được tạo nên từ người vợ và chồng, cùng những ước muốn của riêng họ cho đời sống hôn nhân, vậy tại sao chúng ta cứ đưa những tiêu chuẩn về hạnh phúc mà chúng ta đã trải nghiệm để đánh giá thay?
Đọc đến đây rất nhiều người sẽ nói: Hôn nhân thiếu đi trẻ con là một sự ích kỷ! Tôi rất muốn phản biện lại ý kiến này, bởi tôi cho rằng đó là một sự ích kỷ hợp lý và thấu đáo với bản thân mỗi người. Bạn biết như thế nào là ích kỷ hơn không? Đó là sinh ra một đứa trẻ khi mà bản thân chưa hề sẵn sàng, để… cho xong cái trách nhiệm với gia đình - ngay cả khi bạn chưa chuẩn bị tâm lý để đón chào em bé và nuôi dưỡng em bé một cách trọn vẹn nhất. Hãy nhìn quanh bạn xem, có bao nhiêu câu chuyện về những người mẹ trẻ, đã cố gắng có con ngay khi kết hôn dù tuổi mới bước qua 20, và ấm ức ôm con rời khỏi nhà chồng bởi vì nhận ra rằng hôn nhân không như là mơ. Nhưng đó mới là những hệ quả nhẹ nhàng nhất. Rất nhiều những câu chuyện về trầm cảm sau sinh với nhân vật chính là một người mẹ chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, hẳn các bạn chưa quên.
Để nuôi dạy một đứa trẻ một cách công bằng và hoàn thành thiên chức to lớn này một cách trọn vẹn, bạn cần phải thấy “ỔN" và “HẠNH PHÚC" với chính cái suy nghĩ sẽ có một đứa con. Bạn phải sẵn sàng cả về tâm lý lẫn đời sống vật chất, cũng như đủ những trải nghiệm để chắc rằng mình sẽ cáng đáng được trách nhiệm khổng lồ và vĩ đại trong việc tạo ra một sự sống mới. Quan trọng hơn, bạn phải thực sự “MUỐN". Quyết định quan trọng này cần phải đến từ chính khát khao của bản thân bạn và người bạn đời, chứ không phải là từ mẹ chồng, cô họ, từ những lời xì xào của bà hàng xóm.
Bởi cuối cùng thì, đây là cuộc sống của bạn, là cuộc hôn nhân, là gia đình của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn không ích kỷ mà chỉ đơn giản là bạn đang có một lựa chọn trách nhiệm và cẩn trọng với chính cuộc đời mình, lẫn cuộc đời của đứa trẻ bạn sẽ sinh ra.
Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường?
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Kết hôn nhưng không sinh con: Có còn là ích kỷ trong đời sống hiện đại?
“Gái độc không con”. Ngày nhỏ, tôi thường nghe câu này loáng thoáng trong những cuộc buôn chuyện của những bà cô hàng xóm, mỗi khi họ bình phẩm về một người đàn bà cùng khu phố - đã lấy chồng được 10 năm những chưa sinh con. Người đàn bà ấy có vẻ không được lòng nhiều người trong phố nhà tôi, nhưng rõ là theo logic của các bà cô hàng xóm, thì người đàn bà kia không thể có con bởi đó là một hệ quả thiết yếu của việc… cô ta là một người xấu nết.
Sẽ là một sự sống sượng và thiếu nhạy cảm khi tiến đến người đàn bà đó và hỏi lý do tại sao chị không có con. Nhưng không mấy người trong những cuộc buôn chuyện miên man ấy - có một câu trả lời, một lời dự đoán thực tế hơn về việc này. Kiểu như: “Cô ấy bị vô sinh, đang chữa", hoặc là “Vợ chồng cô ấy quyết định sẽ chỉ xin con nuôi". Mọi người gần như không quan tâm đến những lý do vì sao, mà chỉ quyết định rằng: “Nếu không có con, đây chắc chắn là một người không tốt!”.
Kể từ đó, tôi lờ mờ nhận ra rằng: Trong những vòng tròn xã hội mà mình đang tham gia vào, việc có một đứa con sẽ quyết định sự tử tế và hạnh phúc của bạn trong mắt số đông. Nếu có một thang điểm cho sự thành công của một đời người, ngay cả bạn có điểm cộng từ một sự nghiệp rực rỡ hoặc tài năng xuất chúng đi chăng nữa, chỉ cần bạn quyết định mình không có một đứa con - bạn sẽ bị trừ mọi điểm về số âm và trở thành một cá thể tận cùng của bất hạnh (và xấu tính, nếu chẳng may bạn bị ghét từ trước!).
Giữa một xã hội trọng những giá trị gia đình và tổ tiên như Việt Nam, việc có một đứa trẻ quyết định rất nhiều trong việc: Bạn là ai trong gia đình và bạn là ai trong cộng đồng xung quanh. Việc đầu tiên mà mỗi ông bố bà mẹ quan tâm khi cưới vợ gả chồng cho con mình, đó là bao giờ thì có cháu? Hãy thử hỏi một cặp đôi kết hôn được 2-3 năm và vẫn chưa có ý định sinh con, xem điều đầu tiên họ được hỏi khi đến những cuộc gặp mặt họ hàng là gì? - “Bao giờ mày đẻ?”.
Một người đồng nghiệp vừa lấy chồng cách đây 1 năm, chị là một người vô cùng thành công trong công việc, và cũng là một người yêu chồng khủng khiếp. Dù vẫn còn rất thích những cuộc đi chơi, những chuyến du lịch chỉ của 2 người, nhưng tháng 8 này chị dựng định sẽ có em bé. Khi tôi hỏi đây có phải là điều chị thật sự muốn vào bây giờ, chị nhún vai nói rằng cả hai vợ chồng chị đều chưa sẵn sàng.
Vậy tại sao chị vẫn quyết định sẽ sinh con? Sự mong chờ của bố mẹ, họ hàng, toàn thể gia đình lớn trở thành một áp lực vô hình lên cả hai vợ chồng, điều đó khiến việc có con trở thành một cái deadline mà họ phải hoàn thành trong năm nay. Nếu không, cả hai vợ chồng đều mường tượng ra viễn cảnh sẽ đối mặt với: Nhẹ thì là những lời trách móc, thở dài, than vãn của ông bà về việc mãi chưa có cháu bế. Và nặng hơn, khi việc trì hoãn này kéo dài thêm 1 vài năm nữa, rất có thể sẽ là những thái độ căng thẳng đến từ chính người thân của mình.
Đây chính là một câu chuyện mà ngay cặp bố mẹ cũng thừa nhận rằng mình sinh con vì áp lực của gia đình và xã hội, chứ không phải đến từ ý chí và mong muốn cá nhân của cả hai. Việc có một em bé trở thành một Kpi, một bằng chứng nhận cho đời sống hôn nhân hạnh phúc, chứ không phải là cảm xúc và những trải nghiệm cuộc sống của hai vợ chồng. Tư tưởng đó khiến cho việc nếu bạn lựa chọn mình chưa muốn có con trong vòng 2-3 năm sau kết hôn, hoặc thậm chí là không muốn có con - giống như vợ chồng Khởi My, bạn sẽ bị kết án là ích kỷ, không quan tâm đến cha mẹ già, đến dòng họ. Thậm chí sẽ có những bà hàng xóm chấm điểm luôn cho hôn nhân của bạn: Một đời sống vợ chồng không ra gì!
Có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là việc sinh con, nuôi dưỡng một đứa trẻ lớn lên - là một hành trình tuyệt vời với đầy những hạnh phúc và cả những thử thách khó khăn. Em bé là một món quà vô giá với bất cứ một gia đình nào, đòi hỏi chúng ta mỗi ngày phải nỗ lực gấp nhiều lần ngày hôm trước để mang hết những gì tốt đẹp đang tồn tại trong mình ra để chăm sóc, nâng niu, dạy dỗ và che chở. Em bé là chất keo gắn kết, khiến chúng ta gạt bỏ cái tôi của bản thân, học cách lắng nghe, thoả hiệp, chấp nhận lẫn đấu tranh. Một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn con người ta, theo một cách đầy hy vọng và vui sướng. Chúng ta không bao giờ biết mình có thể tốt đẹp hơn thế nào cho đến khi ôm cái thực thể thơm mềm, nhỏ bé ấy trên tay, và ta nguyện rằng mình sẽ hy sinh mọi thứ chỉ để đánh đổi lấy tiếng oe oe này.
Nhưng nếu hạnh phúc của một người/ một cặp đôi không phải là có một em bé? Nếu họ tìm được ý nghĩa đời mình từ những điều khác? Ví dụ cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới cho đến năm 60 tuổi? Hay nuôi 1 đàn mèo và chó với niềm vui bất tận trong việc dắt chúng đi dạo vào mỗi ngày cuối tuần? Có 1000 lựa chọn hạnh phúc khác nhau trong cuộc sống, và không phải hạnh phúc nào cũng là sinh ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ. Một gia đình được tạo nên từ người vợ và chồng, cùng những ước muốn của riêng họ cho đời sống hôn nhân, vậy tại sao chúng ta cứ đưa những tiêu chuẩn về hạnh phúc mà chúng ta đã trải nghiệm để đánh giá thay?
Đọc đến đây rất nhiều người sẽ nói: Hôn nhân thiếu đi trẻ con là một sự ích kỷ! Tôi rất muốn phản biện lại ý kiến này, bởi tôi cho rằng đó là một sự ích kỷ hợp lý và thấu đáo với bản thân mỗi người. Bạn biết như thế nào là ích kỷ hơn không? Đó là sinh ra một đứa trẻ khi mà bản thân chưa hề sẵn sàng, để… cho xong cái trách nhiệm với gia đình - ngay cả khi bạn chưa chuẩn bị tâm lý để đón chào em bé và nuôi dưỡng em bé một cách trọn vẹn nhất. Hãy nhìn quanh bạn xem, có bao nhiêu câu chuyện về những người mẹ trẻ, đã cố gắng có con ngay khi kết hôn dù tuổi mới bước qua 20, và ấm ức ôm con rời khỏi nhà chồng bởi vì nhận ra rằng hôn nhân không như là mơ. Nhưng đó mới là những hệ quả nhẹ nhàng nhất. Rất nhiều những câu chuyện về trầm cảm sau sinh với nhân vật chính là một người mẹ chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, hẳn các bạn chưa quên.
Để nuôi dạy một đứa trẻ một cách công bằng và hoàn thành thiên chức to lớn này một cách trọn vẹn, bạn cần phải thấy “ỔN" và “HẠNH PHÚC" với chính cái suy nghĩ sẽ có một đứa con. Bạn phải sẵn sàng cả về tâm lý lẫn đời sống vật chất, cũng như đủ những trải nghiệm để chắc rằng mình sẽ cáng đáng được trách nhiệm khổng lồ và vĩ đại trong việc tạo ra một sự sống mới. Quan trọng hơn, bạn phải thực sự “MUỐN". Quyết định quan trọng này cần phải đến từ chính khát khao của bản thân bạn và người bạn đời, chứ không phải là từ mẹ chồng, cô họ, từ những lời xì xào của bà hàng xóm.
Bởi cuối cùng thì, đây là cuộc sống của bạn, là cuộc hôn nhân, là gia đình của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn không ích kỷ mà chỉ đơn giản là bạn đang có một lựa chọn trách nhiệm và cẩn trọng với chính cuộc đời mình, lẫn cuộc đời của đứa trẻ bạn sẽ sinh ra.
Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường?
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Kết hôn nhưng không sinh con: Có còn là ích kỷ trong đời sống hiện đại?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mẫn Tiên có 1 suy nghĩ về tài chính sau khi kết hôn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sợ tai nạn giao thông, thị trấn dùng chiêu 'ma...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người Do Thái đúc kết hàng nghìn năm: Kẻ có tiền...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kết luận thanh tra dự án chung cư Roxana Plaza
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau khi Hoàng đế băng hà, phi tần có kết cục gì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu