Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và luôn nằm đầu danh sách những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Thế nhưng chúng chỉ thực sự tốt khi còn tươi ngon, còn khi đã bị mốc, biến dạng thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thông thường khi thấy trái cây bị mốc nhiều người sẽ gọt bỏ phần mốc đi và tiếp tục sử dụng phần lành lặn, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng tiêu thụ các thực phẩm bị mốc có thể khiến độc tố bị tích lũy lâu dài trong cơ thể, từ đó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Để quan sát chi tiết về nấm mốc trên trái cây, một TikToker nổi tiếng có tên "Kính Hiển Vi" đã thực hiện đoạn clip soi quả cam bị mốc. Liên tiếp ở mức phóng đại 80 lần, 400 lần và 1000 lần có thể quan sát rất rõ các sợi nấm màu vàng xanh, liên kết với nhau dày đặc. Nấm rất nhẹ và khô, khi bàn tay chúng ta chạm nhẹ vào các bào tử nấm sẽ khiến chúng phát tán vào không khí, nếu vô tình hít vào sẽ gây dị ứng.
Kết quả khi soi cam mốc dưới kính hiển vi.
Nhưng nấm mốc không chỉ dừng lại ở việc gây dị ứng mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác. Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): "Dù chưa phân tích được mốc xanh trên trái cây là loại gì, có độc hay không nhưng những thực phẩm bị mốc thì không nên dùng. Trên thực tế có những loại mốc tốt ứng dụng trong đời sống như mốc tương, nhưng phải có quy trình chuẩn và có kỹ thuật đảm bảo an toàn. Có loại mốc còn có thể sản sinh ra độc tố vi nấm aflatoxin có thể gây độc cấp. Ngoài ra, các loại vi nấm thông thường có thể gây đau bụng, tiêu chảy".
Hơn nữa, các loại hoa quả bị héo, thối mốc một phần cũng không còn thơm ngọt và giàu dinh dưỡng như khi lúc còn tươi, do đó tốt nhất là chúng ta nên loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn.
Các loại quả bị mốc được chuyên gia cảnh báo không nên dùng.
Ngoài trái cây mốc, có 2 loại quả thuộc danh sách đen vì có chứa độc tố ung thư
1. Trầu cau: Gây ung thư miệng
Quả cau và lá trầu là món ăn cổ truyền của Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu, hạt cau có chứa arecolin và arecailin có tác dụng tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim, kích thích thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao sau khi ăn trầu nhiều người cảm thấy mặt mũi mình trở nên hồng hào như vừa mới uống rượu.
Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.
Trầu cau là thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ ung thư miệng.
2. Chuối bị tiêm thuốc bảo quản: Tăng nguy cơ ung thư máu
Chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu.
Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu.
Chuối chín tự nhiên sẽ có một số vết rỗ trên bề mặt, thịt mềm, mùi thơm đặc trưng. Ngược lại chuối bị kích chín vẫn cứng, không thấy mùi thơm, bề mặt trơn láng, thân chín nhưng cuống xanh… Các bà nội trợ có thể áp dụng cách này để nhận biết chuối có chín tự nhiên hay không.
Loại quả khô này chính là "kẻ thù của ung thư": Ngâm nước uống mỗi ngày còn giúp hạ huyết áp, "trẻ hóa" mạch máu, đột quỵ cũng phải tránh xa
Link bài gốc: Hình ảnh thực tế khi soi trái cây mốc dưới kính hiển vi, tiết lộ 2 loại quả bị xếp vào "danh sách đen" vì có chứa độc tố gây ung thư
Thông thường khi thấy trái cây bị mốc nhiều người sẽ gọt bỏ phần mốc đi và tiếp tục sử dụng phần lành lặn, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng tiêu thụ các thực phẩm bị mốc có thể khiến độc tố bị tích lũy lâu dài trong cơ thể, từ đó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Để quan sát chi tiết về nấm mốc trên trái cây, một TikToker nổi tiếng có tên "Kính Hiển Vi" đã thực hiện đoạn clip soi quả cam bị mốc. Liên tiếp ở mức phóng đại 80 lần, 400 lần và 1000 lần có thể quan sát rất rõ các sợi nấm màu vàng xanh, liên kết với nhau dày đặc. Nấm rất nhẹ và khô, khi bàn tay chúng ta chạm nhẹ vào các bào tử nấm sẽ khiến chúng phát tán vào không khí, nếu vô tình hít vào sẽ gây dị ứng.
Kết quả khi soi cam mốc dưới kính hiển vi.
Nhưng nấm mốc không chỉ dừng lại ở việc gây dị ứng mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác. Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): "Dù chưa phân tích được mốc xanh trên trái cây là loại gì, có độc hay không nhưng những thực phẩm bị mốc thì không nên dùng. Trên thực tế có những loại mốc tốt ứng dụng trong đời sống như mốc tương, nhưng phải có quy trình chuẩn và có kỹ thuật đảm bảo an toàn. Có loại mốc còn có thể sản sinh ra độc tố vi nấm aflatoxin có thể gây độc cấp. Ngoài ra, các loại vi nấm thông thường có thể gây đau bụng, tiêu chảy".
Hơn nữa, các loại hoa quả bị héo, thối mốc một phần cũng không còn thơm ngọt và giàu dinh dưỡng như khi lúc còn tươi, do đó tốt nhất là chúng ta nên loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn.
Các loại quả bị mốc được chuyên gia cảnh báo không nên dùng.
Ngoài trái cây mốc, có 2 loại quả thuộc danh sách đen vì có chứa độc tố ung thư
1. Trầu cau: Gây ung thư miệng
Quả cau và lá trầu là món ăn cổ truyền của Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu, hạt cau có chứa arecolin và arecailin có tác dụng tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim, kích thích thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao sau khi ăn trầu nhiều người cảm thấy mặt mũi mình trở nên hồng hào như vừa mới uống rượu.
Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.
Trầu cau là thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ ung thư miệng.
2. Chuối bị tiêm thuốc bảo quản: Tăng nguy cơ ung thư máu
Chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu.
Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu.
Chuối chín tự nhiên sẽ có một số vết rỗ trên bề mặt, thịt mềm, mùi thơm đặc trưng. Ngược lại chuối bị kích chín vẫn cứng, không thấy mùi thơm, bề mặt trơn láng, thân chín nhưng cuống xanh… Các bà nội trợ có thể áp dụng cách này để nhận biết chuối có chín tự nhiên hay không.
Loại quả khô này chính là "kẻ thù của ung thư": Ngâm nước uống mỗi ngày còn giúp hạ huyết áp, "trẻ hóa" mạch máu, đột quỵ cũng phải tránh xa
Loại quả có thể gây ung thư khi đi chợ nên tránh mua về ăn
Tiêu thụ các thực phẩm bị mốc có thể khiến độc tố bị tích lũy lâu dài trong cơ thể, từ đó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
afamily.vn
Link bài gốc: Hình ảnh thực tế khi soi trái cây mốc dưới kính hiển vi, tiết lộ 2 loại quả bị xếp vào "danh sách đen" vì có chứa độc tố gây ung thư
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? Không phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu