Từ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các trụ ATM của Vietcombank tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) đã vắng vẻ. Các trụ ATM khác trên địa bàn TP HCM cũng rất ít người rút tiền mặt. Hình ảnh này khác hẳn với cảnh công nhân, người lao động xếp hàng dài chờ rút tiền những năm trước…
Hết thời mua sắm bằng tiền mặt?!
Chị Ngọc Hoàng, chủ một cửa hàng bán thực phẩm hải sản khô ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết những ngày trước Tết, nhân viên của chị chạy "sấp mặt" để giao hàng cho khách. Khác với mọi năm, nhân viên sẽ nhận tiền mặt từ khách rồi đem về kiểm kê sau, năm nay, mọi đơn hàng đều nhận thanh toán chuyển khoản thông qua mã VietQR trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng.
"Khách toàn người quen hoặc bạn bè người quen giới thiệu nên nhân viên giao hàng xong là tôi nhận tiền thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Tiện lợi, an toàn và có lịch sử giao dịch nên không lo nhầm lẫn" – chị Ngọc Hoàng nói.
Thanh toán quét mã QR qua ví MoMo
Tương tự, nhân viên giao hàng của các sàn thương mại điện tử, shipper, tài xế công nghệ cũng chạy miệt mài vận chuyển hàng cho khách. Đặc biệt, các giao dịch đều thực hiện qua ví hoặc tài khoản ngân hàng.
Một khảo sát nhỏ của người viết cho thấy các tài xế giao hàng đều sẵn sàng nhận chuyển khoản, thanh toán online từ người mua hàng, hàng được giao đến nhà dù không cần chủ nhà có mặt.
"Tôi về quê khá sớm nhưng đơn hàng đặt trước đó từ Lazada, Tiki… và nhiều kiện hàng khác liên quan vẫn gửi đến nhà. Ở chung cư có kệ trước sảnh cho cư dân gửi hàng, tôi chỉ cần nhờ shipper đặt rồi thanh toán bằng chuyển khoản qua ví điện tử, tài khoản ngân hàng. Thậm chí, tiền "tip" cho shipper tôi cũng chuyển khoản từ xa" - chị Thùy Trang (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) kể.
Quan sát tại hầu hết cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, trung tâm thương mại ở TP HCM, số lượng khách thanh toán online qua ví điện tử, cà thẻ qua POS, quét mã QR… ngày càng nhiều.
Các trụ ATM tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) vắng tanh những ngày cận Tết
Giảm trụ ATM, đẩy mạnh ngân hàng số
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho hay hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng tương ứng 96,5% và 87,3% so với năm trước.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.
"Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp" - ông Nguyễn Quang Minh nói.
Tại TP HCM, số lượng máy ATM đạt 4.061 máy, giảm 1% với cuối năm 2021. Các máy ATM được sắp xếp, điều chỉnh lại vị trí lắp đặt, tăng tính tiện ích và bảo đảm an ninh an toàn của hệ thống.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho hay bên cạnh hệ thống máy ATM truyền thống, các ngân hàng đã hướng tới việc phát triển hệ thống máy ATM thế hệ mới, phát triển hệ sinh thái ngân hàng số như Open Banking và ONEBANK của Nam A Bank, ACB….
"Hệ thống máy mới đã và đang là sự bổ sung và hoàn thiện dịch vụ ATM truyền thống với tính năng vượt trội và khả năng đáp ứng dịch vụ ngân hàng đa năng, giao dịch 24/7, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu về số hóa ngành ngân hàng và xu hướng phát triển thời đại" – ông Nguyễn Đức Lệnh nói.
Xu thế các ngân hàng sẽ phải hướng đến mục tiêu hoạt động 365 ngày, xuyên Lễ, Tết nhằm đáp ứng các nhu cầu khách hàng trong nước và giao dịch quốc tế ngày càng phổ biến. Như tại Nam A Bank, hệ sinh thái ngân hàng số Open Baning và ONEBANK giúp khách hàng không chỉ thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong tuần, kể cả dịp lễ, Tết, còn trải nghiệm nhiều tiện ích tiêu dùng thông minh.
"Tại ONEBANK, khách hàng có thể nộp hay rút tiền từ tài khoản của tất cả ngân hàng Việt bằng QRCode. Khách hàng có thể tự trải nghiệm các giao dịch như gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản, thanh toán hóa đơn điện/nước, thanh toán thẻ, chuyển khoản 365+ banking không giới hạn, giao dịch và chuyển chứng từ tự động…
Với ứng dụng ngân hàng số Open Banking, khách hàng sẽ chuyển khoản nhanh 24/7 bằng mã QR theo tiêu chuẩn NAPAS, thanh toán hóa đơn, tạo tài khoản số đẹp, đăng ký tài khoản qua eKYC. Sự khác biệt trong công nghệ được tích hợp vào hệ sinh thái số góp phần không nhỏ vào việc giảm tải cho các điểm giao dịch ngân hàng truyền thống cả trong và ngoài giờ hành chính dịp Tết này" – đại diện Nam A Bank nói.
Thanh toán qua QR vượt 200%
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,3% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 89,3% và 40,5%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 116,1% và 92,3%; giao dịch qua POS tăng tương ứng 53,5% và 48,7%; giao dịch qua ATM tăng tương ứng 13,28% và 14,04%. Đáng chú ý, thanh toán qua phương thức quét mã QR tăng tương ứng tới 182,5% và 210,6% so với năm trước.
Link bài gốc: Hình ảnh khác lạ tại các trụ ATM dịp Tết Quý Mão
Hết thời mua sắm bằng tiền mặt?!
Chị Ngọc Hoàng, chủ một cửa hàng bán thực phẩm hải sản khô ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết những ngày trước Tết, nhân viên của chị chạy "sấp mặt" để giao hàng cho khách. Khác với mọi năm, nhân viên sẽ nhận tiền mặt từ khách rồi đem về kiểm kê sau, năm nay, mọi đơn hàng đều nhận thanh toán chuyển khoản thông qua mã VietQR trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng.
"Khách toàn người quen hoặc bạn bè người quen giới thiệu nên nhân viên giao hàng xong là tôi nhận tiền thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Tiện lợi, an toàn và có lịch sử giao dịch nên không lo nhầm lẫn" – chị Ngọc Hoàng nói.
Thanh toán quét mã QR qua ví MoMo
Tương tự, nhân viên giao hàng của các sàn thương mại điện tử, shipper, tài xế công nghệ cũng chạy miệt mài vận chuyển hàng cho khách. Đặc biệt, các giao dịch đều thực hiện qua ví hoặc tài khoản ngân hàng.
Một khảo sát nhỏ của người viết cho thấy các tài xế giao hàng đều sẵn sàng nhận chuyển khoản, thanh toán online từ người mua hàng, hàng được giao đến nhà dù không cần chủ nhà có mặt.
"Tôi về quê khá sớm nhưng đơn hàng đặt trước đó từ Lazada, Tiki… và nhiều kiện hàng khác liên quan vẫn gửi đến nhà. Ở chung cư có kệ trước sảnh cho cư dân gửi hàng, tôi chỉ cần nhờ shipper đặt rồi thanh toán bằng chuyển khoản qua ví điện tử, tài khoản ngân hàng. Thậm chí, tiền "tip" cho shipper tôi cũng chuyển khoản từ xa" - chị Thùy Trang (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) kể.
Quan sát tại hầu hết cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, trung tâm thương mại ở TP HCM, số lượng khách thanh toán online qua ví điện tử, cà thẻ qua POS, quét mã QR… ngày càng nhiều.
Các trụ ATM tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) vắng tanh những ngày cận Tết
Giảm trụ ATM, đẩy mạnh ngân hàng số
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho hay hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng tương ứng 96,5% và 87,3% so với năm trước.
Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.
"Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp" - ông Nguyễn Quang Minh nói.
Tại TP HCM, số lượng máy ATM đạt 4.061 máy, giảm 1% với cuối năm 2021. Các máy ATM được sắp xếp, điều chỉnh lại vị trí lắp đặt, tăng tính tiện ích và bảo đảm an ninh an toàn của hệ thống.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho hay bên cạnh hệ thống máy ATM truyền thống, các ngân hàng đã hướng tới việc phát triển hệ thống máy ATM thế hệ mới, phát triển hệ sinh thái ngân hàng số như Open Banking và ONEBANK của Nam A Bank, ACB….
"Hệ thống máy mới đã và đang là sự bổ sung và hoàn thiện dịch vụ ATM truyền thống với tính năng vượt trội và khả năng đáp ứng dịch vụ ngân hàng đa năng, giao dịch 24/7, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu về số hóa ngành ngân hàng và xu hướng phát triển thời đại" – ông Nguyễn Đức Lệnh nói.
Xu thế các ngân hàng sẽ phải hướng đến mục tiêu hoạt động 365 ngày, xuyên Lễ, Tết nhằm đáp ứng các nhu cầu khách hàng trong nước và giao dịch quốc tế ngày càng phổ biến. Như tại Nam A Bank, hệ sinh thái ngân hàng số Open Baning và ONEBANK giúp khách hàng không chỉ thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong tuần, kể cả dịp lễ, Tết, còn trải nghiệm nhiều tiện ích tiêu dùng thông minh.
"Tại ONEBANK, khách hàng có thể nộp hay rút tiền từ tài khoản của tất cả ngân hàng Việt bằng QRCode. Khách hàng có thể tự trải nghiệm các giao dịch như gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản, thanh toán hóa đơn điện/nước, thanh toán thẻ, chuyển khoản 365+ banking không giới hạn, giao dịch và chuyển chứng từ tự động…
Với ứng dụng ngân hàng số Open Banking, khách hàng sẽ chuyển khoản nhanh 24/7 bằng mã QR theo tiêu chuẩn NAPAS, thanh toán hóa đơn, tạo tài khoản số đẹp, đăng ký tài khoản qua eKYC. Sự khác biệt trong công nghệ được tích hợp vào hệ sinh thái số góp phần không nhỏ vào việc giảm tải cho các điểm giao dịch ngân hàng truyền thống cả trong và ngoài giờ hành chính dịp Tết này" – đại diện Nam A Bank nói.
Thanh toán qua QR vượt 200%
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,3% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 89,3% và 40,5%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 116,1% và 92,3%; giao dịch qua POS tăng tương ứng 53,5% và 48,7%; giao dịch qua ATM tăng tương ứng 13,28% và 14,04%. Đáng chú ý, thanh toán qua phương thức quét mã QR tăng tương ứng tới 182,5% và 210,6% so với năm trước.
Link bài gốc: Hình ảnh khác lạ tại các trụ ATM dịp Tết Quý Mão
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điều gì tạo nên sức hút của đàn ông? Không phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu