TIN MỚI
"Ra trường, tôi quyết định trở thành một môi giới, dù khi đó, người ta nhìn môi giới với danh phận của "cò" đầy miệt thị. Nhưng đã xác định giàu thì phải đầu tư. Muốn đầu tư thì phải bắt đầu tư bất động sản vì đó là con đường nhanh nhất. Lúc đấy, tôi nghĩ như vậy vì thấy nhiều người giàu từ bất động sản.
3 năm sau khi làm môi giới, chật vật bon chen với thương trường, số tiền tôi kiếm được không bằng số tiền nợ gánh trên vai. Thời điểm đó, miền Trung sốt đất nên môi giới đông. Khi đó, thị trường cạnh tranh lắm. Môi giới còn cướp hoa hồng của nhau, làm đủ cách để hạ bệ đối phương, tranh khách. Tôi nhớ, khi mình chốt được khách hàng, nhận cọc rồi mà còn bị anh em môi giới phao tin, tạo tin đồn với chủ đất để tôi không ký được hợp đồng.
Làm nghề môi giới còn phải đối mặt với các cạm bẫy từ khách hàng, từ chủ đất. Nhất là khi sốt đất, chiêu trò giăng mọi nơi. Nếu không cẩn thận, môi giới chỉ có đi đền cọc cho khách hàng. Không được chủ đất trả tiền hoa hồng chỉ là chuyện nhỏ nhưng bị khách hàng và chủ đất bắt tay nhau lừa gặp còn là chuyện lớn. Vì mới ra trường, không kiếm được tiền nên phải đi đền cọc rất khổ.
Đến năm thứ 4, tôi bắt đầu có cơ hội đầu tư nhờ sự hỗ trợ từ những người mới quen. Thương vụ đầu tiên, tôi cọc 100 triệu đồng cho lô đất vị trí đẹp và chốt lời tới hơn 400 triệu đồng chỉ sau 7 ngày. Nhưng đó là đúng thời điểm thị trường sốt đất vào năm 2010. Chưa được vui mừng là bao thì năm 2011, thị trường bất động sản lao dốc. Giai đoạn 2011-2013, tôi sống chật vật khi giá trị bất động sản giảm, người ta cũng chẳng mặn mà với bất động sản. Những tấm gương bay tiền tỷ, rơi vào cảnh nợ nần khi đó vẫn khiến tôi nhớ mãi.
Nhưng, tôi không bỏ nghề. Vì đơn giản, tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu "giàu từ bất động sản". Cuối năm 2013, tôi quyết định chung vốn làm dự án. Để có tiền, tôi vay ngân hàng. Tôi đầu tư sim số thật đẹp với mức giá 60 triệu đồng. Tôi nghĩ, để bán được hàng, mình cần có số đẹp như chủ đầu tư.
Và quả thực, nhờ số sim đẹp đó mà công việc của tôi thuận buồm xuôi gió. Tôi nhớ để bán được hàng, tôi quây biển xung quanh dự án của mình, in kín số điện thoại. Khi chỉ có 2-3 tỷ vốn thực trong tay, tôi cứ vay dần. Có thời điểm, số tiền tôi vay tương đương với tổng số đất của tôi.
Cứ trung bình một lô đất, tôi vay tới 80% - 90%. Nhờ 4 năm thị trường khởi sắc, tôi chỉ mua đi, bán lại mà lãi tới chục tỷ một lô. Khi đấy, tôi còn buôn cả đất ven biển.
Đến cuối năm 2019, tôi có trong tay 120 tỷ đồng tài sản. Sau, đó tôi quyết định bán hàng, chỉ đầu tư 1 vài lô đẹp rồi giữ tiền mặt.
Nhìn vào tổng số tài sản của chính mình, nói thực, với tôi, giờ thêm hay bớt 1 tỷ đồng đã không còn quan trọng. Nhưng nhìn lại 5 năm đó, với vai trò là nhà đầu tư, tôi mới thấy để có từng đấy tiền là sự đánh đổi lớn. Các chiêu trò lọc lõi, các mối quan hệ xã giao bủa vây. Chỉ khi trở thành nhà đầu tư, tôi mới thấm hết mọi chiêu trò ra sao, như thế nào, sự bát nháo của thị trường
Khi thị trường lên, khi sốt đất, những nhà đầu tư lâu năm có đủ các thủ thuật để mua đi, bán lại, chốt lời. Mua bán cọc là câu chuyện như cơm bữa ở thị trường sốt đất. Thế nên mới có câu chuyện, nhiều người dân phải ngậm đắng vì bị mất cọc.
Hay khổ nhất là những nhà đầu tư đi viết cọc thuê vì pha bẻ cọc của chủ đất. Đáng sợ hơn là cách bán cọc, bùng cọc, để đẩy nhiều người rơi vào cảnh đền cọc. Tôi nhớ có đợt, anh em nhà đầu tư và môi giới đi đền cọc liểng xiểng. Có người viết cọc thuê cả đợt vì chủ và khách bẻ cọc, bùng mất.
Đến giờ, khi ngẫm lại, tôi nghĩ mọi thứ đều sẽ có sự công bằng, có nhân, có quả. Tiền nhiều để làm gì khi con cái không được bố mẹ ở gần chăm sóc? Tiền nhiều để làm gì khi chính tôi tận mắt chứng kiến, đời bố kiếm nhiều tiền thì đến đời con lại hết? Tiền nhiều để làm gì khi gia đình không hạnh phúc? Tiền nhiều để làm gì khi sống sai với đạo đức?
Đó là lý do tôi quyết định rời thị trường, điều mà không ai tin. Với người lâu năm sống bằng nghề bất động sản như tôi, rất khó để có thể ra khỏi thị trường. Nhưng tôi nghĩ, nếu không rút khỏi thị trường lúc này thì khi nào mới có thể kết thúc".
* Bài chia sẻ từ nhà đầu tư N.V.P
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Hành trình kiếm 120 tỉ đồng của một môi giới bất động sản từ tay trắng
"Ra trường, tôi quyết định trở thành một môi giới, dù khi đó, người ta nhìn môi giới với danh phận của "cò" đầy miệt thị. Nhưng đã xác định giàu thì phải đầu tư. Muốn đầu tư thì phải bắt đầu tư bất động sản vì đó là con đường nhanh nhất. Lúc đấy, tôi nghĩ như vậy vì thấy nhiều người giàu từ bất động sản.
3 năm sau khi làm môi giới, chật vật bon chen với thương trường, số tiền tôi kiếm được không bằng số tiền nợ gánh trên vai. Thời điểm đó, miền Trung sốt đất nên môi giới đông. Khi đó, thị trường cạnh tranh lắm. Môi giới còn cướp hoa hồng của nhau, làm đủ cách để hạ bệ đối phương, tranh khách. Tôi nhớ, khi mình chốt được khách hàng, nhận cọc rồi mà còn bị anh em môi giới phao tin, tạo tin đồn với chủ đất để tôi không ký được hợp đồng.
Làm nghề môi giới còn phải đối mặt với các cạm bẫy từ khách hàng, từ chủ đất. Nhất là khi sốt đất, chiêu trò giăng mọi nơi. Nếu không cẩn thận, môi giới chỉ có đi đền cọc cho khách hàng. Không được chủ đất trả tiền hoa hồng chỉ là chuyện nhỏ nhưng bị khách hàng và chủ đất bắt tay nhau lừa gặp còn là chuyện lớn. Vì mới ra trường, không kiếm được tiền nên phải đi đền cọc rất khổ.
Đến năm thứ 4, tôi bắt đầu có cơ hội đầu tư nhờ sự hỗ trợ từ những người mới quen. Thương vụ đầu tiên, tôi cọc 100 triệu đồng cho lô đất vị trí đẹp và chốt lời tới hơn 400 triệu đồng chỉ sau 7 ngày. Nhưng đó là đúng thời điểm thị trường sốt đất vào năm 2010. Chưa được vui mừng là bao thì năm 2011, thị trường bất động sản lao dốc. Giai đoạn 2011-2013, tôi sống chật vật khi giá trị bất động sản giảm, người ta cũng chẳng mặn mà với bất động sản. Những tấm gương bay tiền tỷ, rơi vào cảnh nợ nần khi đó vẫn khiến tôi nhớ mãi.
Nhưng, tôi không bỏ nghề. Vì đơn giản, tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu "giàu từ bất động sản". Cuối năm 2013, tôi quyết định chung vốn làm dự án. Để có tiền, tôi vay ngân hàng. Tôi đầu tư sim số thật đẹp với mức giá 60 triệu đồng. Tôi nghĩ, để bán được hàng, mình cần có số đẹp như chủ đầu tư.
Và quả thực, nhờ số sim đẹp đó mà công việc của tôi thuận buồm xuôi gió. Tôi nhớ để bán được hàng, tôi quây biển xung quanh dự án của mình, in kín số điện thoại. Khi chỉ có 2-3 tỷ vốn thực trong tay, tôi cứ vay dần. Có thời điểm, số tiền tôi vay tương đương với tổng số đất của tôi.
Cứ trung bình một lô đất, tôi vay tới 80% - 90%. Nhờ 4 năm thị trường khởi sắc, tôi chỉ mua đi, bán lại mà lãi tới chục tỷ một lô. Khi đấy, tôi còn buôn cả đất ven biển.
Đến cuối năm 2019, tôi có trong tay 120 tỷ đồng tài sản. Sau, đó tôi quyết định bán hàng, chỉ đầu tư 1 vài lô đẹp rồi giữ tiền mặt.
Nhìn vào tổng số tài sản của chính mình, nói thực, với tôi, giờ thêm hay bớt 1 tỷ đồng đã không còn quan trọng. Nhưng nhìn lại 5 năm đó, với vai trò là nhà đầu tư, tôi mới thấy để có từng đấy tiền là sự đánh đổi lớn. Các chiêu trò lọc lõi, các mối quan hệ xã giao bủa vây. Chỉ khi trở thành nhà đầu tư, tôi mới thấm hết mọi chiêu trò ra sao, như thế nào, sự bát nháo của thị trường
Khi thị trường lên, khi sốt đất, những nhà đầu tư lâu năm có đủ các thủ thuật để mua đi, bán lại, chốt lời. Mua bán cọc là câu chuyện như cơm bữa ở thị trường sốt đất. Thế nên mới có câu chuyện, nhiều người dân phải ngậm đắng vì bị mất cọc.
Hay khổ nhất là những nhà đầu tư đi viết cọc thuê vì pha bẻ cọc của chủ đất. Đáng sợ hơn là cách bán cọc, bùng cọc, để đẩy nhiều người rơi vào cảnh đền cọc. Tôi nhớ có đợt, anh em nhà đầu tư và môi giới đi đền cọc liểng xiểng. Có người viết cọc thuê cả đợt vì chủ và khách bẻ cọc, bùng mất.
Đến giờ, khi ngẫm lại, tôi nghĩ mọi thứ đều sẽ có sự công bằng, có nhân, có quả. Tiền nhiều để làm gì khi con cái không được bố mẹ ở gần chăm sóc? Tiền nhiều để làm gì khi chính tôi tận mắt chứng kiến, đời bố kiếm nhiều tiền thì đến đời con lại hết? Tiền nhiều để làm gì khi gia đình không hạnh phúc? Tiền nhiều để làm gì khi sống sai với đạo đức?
Đó là lý do tôi quyết định rời thị trường, điều mà không ai tin. Với người lâu năm sống bằng nghề bất động sản như tôi, rất khó để có thể ra khỏi thị trường. Nhưng tôi nghĩ, nếu không rút khỏi thị trường lúc này thì khi nào mới có thể kết thúc".
* Bài chia sẻ từ nhà đầu tư N.V.P
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Hành trình kiếm 120 tỉ đồng của một môi giới bất động sản từ tay trắng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống không như phim của phi tần nhà Thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân “chê” thanh toán tiền mặt
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thời của thanh toán quét mã QR
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu