Giới thiệu về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
[FONT=&quot]1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ:[/FONT]
[FONT=&quot]Sở hữu trí tuệ:[/FONT][FONT=&quot] dùng để chỉ quyền của chủ thể bao gồm đầy đủ cả ba quyền, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với loại tài sản là trí tuệ. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị và có khả năng sinh ra lợi nhuận[/FONT]
[FONT=&quot]Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm:[/FONT]
[FONT=&quot]Sở hữu công nghiệp[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT][FONT=&quot] dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí quyết công nghệ .... (được gọi là đối tượng sở hữu công nghiệp). [/FONT]
[FONT=&quot]Bản quyền[/FONT][FONT=&quot] (quyền tác giả): dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ... [/FONT]
2. Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam đang cho các tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ về Nhãn hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, Giải pháp hữu ích.
Tài sản trí tuệ cũng như quyền sở hữu đất, xét về khía cạnh tương đối thì mỗi tài sản trí tuệ đều mang tính khan hiếm tức là không có vật để so sánh. Chủ yếu việc xác định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu là chi phí, thu nhập và thặng dư. Tuy nhiên, việc định giá tài sản trí tuệ khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình.
Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội.
Một yếu tố quan trọng là Tài sản trí tuệ có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ. Về cơ bản thì giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bằng mức độ quan tâm của của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.
3. Mục đích thẩm định giá

- Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
- Xác định giá trị tài sản phục vụ tranh tụng
- Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
- Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần.
- Xác định giá trị đầu tư.
- Các mục đích khác
 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,277
Bài viết
63,497
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN