TIN MỚI
Ông Kenneth Ginsburg là Tiến sĩ, Giáo sư Nhi khoa nổi tiếng thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ). Vị Tiến sĩ này chuyên nghiên cứu về hành vi và sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên. Nói về tầm ảnh hưởng từ sự giáo dục của cha mẹ đến tương lai con cái, ông cho biết: Nhiều phụ huynh thường mắc phải một sai lầm kinh điển. Họ nhìn đứa trẻ trước mặt và suy nghĩ: Liệu con có thể thành công đến mức nào?
Những bậc cha mẹ này thường có xu hướng chú ý đến 2 điều, đó là hạnh phúc hoặc thành tích của con.
Nếu cha mẹ chỉ chú ý đến hạnh phúc, niềm vui trước mắt của con trẻ mà không đòi hỏi điều gì ở con thì hạnh phúc đó thường ngắn ngủi, phù du. Trong trường hợp ngược lại, cha mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của trẻ, mà không để ý đến chính bản thân trẻ.
Tiến sĩ Kenneth Ginsburg.
Theo Tiến sĩ Ginsburg, cha mẹ không nên chỉ để ý đến trẻ của thời điểm hiện tại mà cần suy nghĩ rộng đến trẻ của năm 35 tuổi. Nếu cha mẹ suy xét đến những phẩm chất cụ thể cần có để thành công ở tuổi 35 thì cách giáo dục con cũng dễ dàng và có phương hướng hơn nhiều.
Hãy chuẩn bị cho sự phát triển và thành công trong tương lai của con và nuôi dưỡng chúng trở thành người có sức chịu đựng, tính kiên nhẫn và bền bỉ để có thể thành công ở độ tuổi 35, 40 và 50. Cái chúng ta cần là đặt mục tiêu dài hạn.
Nếu cha mẹ coi cuộc đời là một chặng đua nước rút, chỉ đặt ra những mục tiêu ngắn thì sẽ cố làm mọi cách đi đến cùng mà không có kế hoạch cho tương lai. Một khi đã vấp ngã, chúng ta sẽ thua cuộc ngay lập tức.
Nhưng nếu coi cuộc đời là một cuộc chạy thi marathon thì mục tiêu của chúng ta sẽ dài hơn. Nếu được những người xung quanh động viên, khuyến khích, ta sẽ chạy xa hơn. Trong trường hợp vấp ngã, ta lại tiếp tục đứng dậy, cố gắng chạy tiếp quãng đường còn lại.
Tất nhiên, thành công bao gồm cả nền tảng giáo dục và nghề nghiệp mà bạn kiếm sống nhưng những phẩm chất nói trên chắc chắn giúp tăng đáng kể khả năng tồn tại của cá nhân trong xã hội, cũng như giúp cá nhân đó tìm thấy ý nghĩa trong mỗi việc mình làm.
Đừng lấy thành tích ở tuổi 18 để định nghĩa thành công của con
Hiện nay, có một sai lầm mà rất nhiều cha mẹ đang mắc phải. Đó là nhìn vào thành tích ở tuổi 18 để định nghĩa thành công của trẻ. Trẻ thi đỗ đại học top đầu là thành công, trẻ thi trượt là thất bại! Hãy ngưng ngay suy nghĩ này vì nó sẽ hủy hoại khả năng thành công của con bạn ở độ tuổi 20, 30, 40 và 50.
Theo giáo sư Ginsburg, cha mẹ cần định nghĩa đúng thành công và tôn trọng sự độc lập của trẻ. Nếu định nghĩa thành công là vào được Đại học Havard thì cha mẹ sẽ biến quá trình trưởng thành của con thành quá trình làm hồ sơ vào các trường danh tiếng.
Thay vào đó, như đã nói ở trên, hãy định nghĩa thành công của con bạn ở độ tuổi lớn hơn, xa hơn. Ở tuổi 35, con sẽ ra sao, như nào, có sống hạnh phúc, thoải mái hay không?
Tỷ lệ tự tử của sinh viên đại học châu Á đang tăng nhanh và tỷ lệ tự tử của nữ sinh là cao nhất. Có lẽ bởi người châu Á có chủ nghĩa hoàn hảo khá cao. Sự cầu toàn quá mức đôi khi khiến con người cảm thấy mình kém cỏi.
"Tôi không muốn bất kỳ đứa trẻ nào phải chịu đựng những nỗi đau như vậy. Tôi hy vọng một bầu không khí mà khi cha mẹ trò chuyện, họ không nói về việc con cái học trường đại học nào, điểm thi của chúng ra sao. Thay vào đó, cha mẹ nói về con mình có tính cách như nào, sở thích của con, hay mối quan hệ với con. Nếu tất cả chúng ta nói về những chủ đề như vậy, trẻ có thể phát triển tốt", vị Tiến sĩ cho hay.
Đôi khi con cái khá lạnh lùng, và cư xử như thể không hề yêu thương cha mẹ, cũng vì bị tổn thương bởi chính hành động của người lớn. Biết được điều này, cha mẹ và con mới có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn.
Cha mẹ càng kiểm soát sẽ càng đẩy con cái ra xa. Thay vào đó, ta cần tạo cho con tính tự lập, cho con được "sải cánh" bay khắp nơi. Cha mẹ hãy yêu thương con, chứ không phải những thành tích con đạt được. Làm được điều đơn giản đó, cha mẹ sẽ tiếp thêm cho con nguồn năng lượng, sức mạnh tinh thần khổng lồ.
Tất nhiên trong cuộc sống, không ít giây phút con cái khiến cha mẹ muốn phát điên. Những lúc này, ta hãy nhắc nhở bản thân: Điều ta muốn làm là yêu thương con cái. Hãy nhớ lại những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của con, những điều con đã làm khiến bạn cảm động và cả những kỷ niệm đẹp đẽ... Điều này khiến ta bình tâm lại và làm dịu sự căng thẳng.
"Lá vàng là bởi đất khô", con hư là tại 4 thói quen vô ý này của cha mẹ: Muốn con lớn lên hạnh phúc, thành công thì phụ huynh cần sửa gấp
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Giáo sư nổi tiếng chỉ ra 1 sai lầm phổ biến ở cha mẹ khiến đời con rơi xuống vũng bùn, nhiều người đọc xong giật thót mình
Ông Kenneth Ginsburg là Tiến sĩ, Giáo sư Nhi khoa nổi tiếng thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ). Vị Tiến sĩ này chuyên nghiên cứu về hành vi và sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên. Nói về tầm ảnh hưởng từ sự giáo dục của cha mẹ đến tương lai con cái, ông cho biết: Nhiều phụ huynh thường mắc phải một sai lầm kinh điển. Họ nhìn đứa trẻ trước mặt và suy nghĩ: Liệu con có thể thành công đến mức nào?
Những bậc cha mẹ này thường có xu hướng chú ý đến 2 điều, đó là hạnh phúc hoặc thành tích của con.
Nếu cha mẹ chỉ chú ý đến hạnh phúc, niềm vui trước mắt của con trẻ mà không đòi hỏi điều gì ở con thì hạnh phúc đó thường ngắn ngủi, phù du. Trong trường hợp ngược lại, cha mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của trẻ, mà không để ý đến chính bản thân trẻ.
Tiến sĩ Kenneth Ginsburg.
Theo Tiến sĩ Ginsburg, cha mẹ không nên chỉ để ý đến trẻ của thời điểm hiện tại mà cần suy nghĩ rộng đến trẻ của năm 35 tuổi. Nếu cha mẹ suy xét đến những phẩm chất cụ thể cần có để thành công ở tuổi 35 thì cách giáo dục con cũng dễ dàng và có phương hướng hơn nhiều.
Hãy chuẩn bị cho sự phát triển và thành công trong tương lai của con và nuôi dưỡng chúng trở thành người có sức chịu đựng, tính kiên nhẫn và bền bỉ để có thể thành công ở độ tuổi 35, 40 và 50. Cái chúng ta cần là đặt mục tiêu dài hạn.
Nếu cha mẹ coi cuộc đời là một chặng đua nước rút, chỉ đặt ra những mục tiêu ngắn thì sẽ cố làm mọi cách đi đến cùng mà không có kế hoạch cho tương lai. Một khi đã vấp ngã, chúng ta sẽ thua cuộc ngay lập tức.
Nhưng nếu coi cuộc đời là một cuộc chạy thi marathon thì mục tiêu của chúng ta sẽ dài hơn. Nếu được những người xung quanh động viên, khuyến khích, ta sẽ chạy xa hơn. Trong trường hợp vấp ngã, ta lại tiếp tục đứng dậy, cố gắng chạy tiếp quãng đường còn lại.
Tất nhiên, thành công bao gồm cả nền tảng giáo dục và nghề nghiệp mà bạn kiếm sống nhưng những phẩm chất nói trên chắc chắn giúp tăng đáng kể khả năng tồn tại của cá nhân trong xã hội, cũng như giúp cá nhân đó tìm thấy ý nghĩa trong mỗi việc mình làm.
Đừng lấy thành tích ở tuổi 18 để định nghĩa thành công của con
Hiện nay, có một sai lầm mà rất nhiều cha mẹ đang mắc phải. Đó là nhìn vào thành tích ở tuổi 18 để định nghĩa thành công của trẻ. Trẻ thi đỗ đại học top đầu là thành công, trẻ thi trượt là thất bại! Hãy ngưng ngay suy nghĩ này vì nó sẽ hủy hoại khả năng thành công của con bạn ở độ tuổi 20, 30, 40 và 50.
Theo giáo sư Ginsburg, cha mẹ cần định nghĩa đúng thành công và tôn trọng sự độc lập của trẻ. Nếu định nghĩa thành công là vào được Đại học Havard thì cha mẹ sẽ biến quá trình trưởng thành của con thành quá trình làm hồ sơ vào các trường danh tiếng.
Thay vào đó, như đã nói ở trên, hãy định nghĩa thành công của con bạn ở độ tuổi lớn hơn, xa hơn. Ở tuổi 35, con sẽ ra sao, như nào, có sống hạnh phúc, thoải mái hay không?
Tỷ lệ tự tử của sinh viên đại học châu Á đang tăng nhanh và tỷ lệ tự tử của nữ sinh là cao nhất. Có lẽ bởi người châu Á có chủ nghĩa hoàn hảo khá cao. Sự cầu toàn quá mức đôi khi khiến con người cảm thấy mình kém cỏi.
"Tôi không muốn bất kỳ đứa trẻ nào phải chịu đựng những nỗi đau như vậy. Tôi hy vọng một bầu không khí mà khi cha mẹ trò chuyện, họ không nói về việc con cái học trường đại học nào, điểm thi của chúng ra sao. Thay vào đó, cha mẹ nói về con mình có tính cách như nào, sở thích của con, hay mối quan hệ với con. Nếu tất cả chúng ta nói về những chủ đề như vậy, trẻ có thể phát triển tốt", vị Tiến sĩ cho hay.
Đôi khi con cái khá lạnh lùng, và cư xử như thể không hề yêu thương cha mẹ, cũng vì bị tổn thương bởi chính hành động của người lớn. Biết được điều này, cha mẹ và con mới có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn.
Cha mẹ càng kiểm soát sẽ càng đẩy con cái ra xa. Thay vào đó, ta cần tạo cho con tính tự lập, cho con được "sải cánh" bay khắp nơi. Cha mẹ hãy yêu thương con, chứ không phải những thành tích con đạt được. Làm được điều đơn giản đó, cha mẹ sẽ tiếp thêm cho con nguồn năng lượng, sức mạnh tinh thần khổng lồ.
Tất nhiên trong cuộc sống, không ít giây phút con cái khiến cha mẹ muốn phát điên. Những lúc này, ta hãy nhắc nhở bản thân: Điều ta muốn làm là yêu thương con cái. Hãy nhớ lại những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của con, những điều con đã làm khiến bạn cảm động và cả những kỷ niệm đẹp đẽ... Điều này khiến ta bình tâm lại và làm dịu sự căng thẳng.
"Lá vàng là bởi đất khô", con hư là tại 4 thói quen vô ý này của cha mẹ: Muốn con lớn lên hạnh phúc, thành công thì phụ huynh cần sửa gấp
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Giáo sư nổi tiếng chỉ ra 1 sai lầm phổ biến ở cha mẹ khiến đời con rơi xuống vũng bùn, nhiều người đọc xong giật thót mình
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ giao đất không đấu giá: Mường Thanh Quảng Nam đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nút giao nghìn tỷ ở Nha Trang thông xe sau 6 năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sợ tai nạn giao thông, thị trấn dùng chiêu 'ma...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không cần giao tiếp vẫn ‘đọc vị’ được lòng người: 5...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu