USD tăng trong phiên 17/12 sau khi một quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong một cuộc phỏng vấn trên Đài truyền hình, nói rằng Fed sẽ có "quyền lựa chọn" trong việc tăng lãi suất vào năm 2022 bằng cách kết thúc việc mua trái phiếu vào tháng 3 năm/2022.
Các ngân hàng trung ương đang di chuyển với tốc độ khác nhau trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, dù có điểm chung là đều nhấn mạnh về n hững bất ổn sâu sắc liên quan tới virus biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu như thế nào, và lạm phát sẽ duy trì liên tục ở mức cao ra sao.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ - kết thúc phiên cuối tuần tăng 0,7% lên 96,650, lấy lại toàn bộ những gì đã mất ở phiên liền trước. Như vậy, kể từ tháng 5 đến nay, Dollar index đã tăng khoảng 8%.
Tuy chỉ số này vẫn thấp hơn 0,7% so với mức cao nhất của tháng 11, nhưng tính từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 7%.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, ông John Williams, đã xuất hiện trên đài truyền hình CNBC trong một sự kiện diễn ra vào ngày 17/12 và lập tức thu hút thị trường sau 2 ngày căng thẳng khi các ngân hàng trung ương một số nền kinh tế lớn họp bàn về chính sách tiền tệ và về nền kinh tế.
Các chiến lược gia của TD Securities cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít thông tin có giá trị để có thể tác động tới giá cả trong những ngày tới", và "Đồng USD có thể tăng vào cuối năm, khi thị trường ngoại hối giảm bớt một số định vị ở những tài sản khác".
Đồng euro và đồng bảng Anh đều giảm lần lượt 0,5% và 0,6% trong phiên cuối tuần, kết thúc chuỗi 2 ngày tăng trước đó, kết thúc phiên 17/12 ở mức lần lượt 1,1239 USD/EUR và 1,3236 USD/GBP.
Do giảm mạnh ở phiên này, bảng Anh đã mất đi toàn bộ mức tăng của những phiên đầu tuần nhờ động thái Ngân hàng trung ương nâng lãi suất.
Dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Vương quốc Anh trong tháng 11 cùng với lạm phát tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ đã thúc đẩy kỳ vọng rằng BoE sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Hai năm sau.
Các chiến lược gia của HSBC cho biết: "Dữ liệu mới nhất này - doanh số bán lẻ mạnh mẽ và niềm tin của người tiêu dùng kiên cường - cho thấy lực cầu của nền kinh tế Anh vẫn mạnh mẽ, ngay cả khi lạm phát tăng".
Ngân hàng Anh đã đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất cho năm tới, sau quyết định này, dự kiến sẽ có ba lần nâng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Anh vào năm 2022 so với chỉ hai lần dự báo trước đây.
So với đồng euro, bảng Anh nhìn chung ổn định ở mức 85,08 pence.
Ngân hàng Trung ương Anh hôm thứ Năm (16/12) trở thành nền kinh tế G7 đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi xảy ra đại dịch, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ chấm dứt kế hoạch mua tài sản khẩn cấp đại dịch vào tháng 3 năm sau, mặc dù hứa hẹn sẽ vẫn hỗ trợ mạnh mẽ nếu trong trường hợp cần thiết.
Động thái của Eurozone và Anh xảy ra sau khi Fed hôm thứ Tư (15/12) đã quyết định kết thúc việc mua trái phiếu sớm hơn dự kiến, mở đường cho ba lần tăng lãi suất vào năm tới (mỗi lần thêm 0,25 điểm phần trăm).
"Có vẻ như Fed sẽ tăng lãi suất ba lần tăng trong năm 2022 và (có vẻ) tâm trạng lạc quan về sự thịnh vượng trở lại của kinh tế - ngay cả khi đối mặt với Omicron - đã cho phép các ngân hàng trung ương khác có khả năng thực hiện một bước ngoặt mang tính ‘diều hâu’ hơn", Chris Weston, trưởng nhóm nghiên cứu của Công ty môi giới Pepperstone, đã viết trong một báo cáo.
Đồng yên Nhật phiên 17/12 tăng so với USD, lên 113,345 JOY. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm 17/12 đã quyết rút lại chương trình cấp vốn khẩn cấp áp dụng trong giai đoạn đại dịch, nhưng vẫn duy trì chính sách cực kỳ lỏng lẻo, củng cố kỳ vọng rằng ngân hàng này sẽ vẫn nằm trong số các ngân hàng trung ương ôn hòa nhất.
Các đồng tiền liên quan đến hàng hóa, bao gồm đô la Australia và Canada, cũng mất giá trong phiên vừa qua do giá dầu thô giảm 2% bởi lo ngại rằng biến thể Omicron sẽ làm giảm nhu cầu. Đô la Australia giảm 0,8% xuống 0,7124 USD, trong khi đô la Canada giao dịch thấp hơn 1% so với phiên liền trước, xuống 1,2895 CAD, tương đương 77,54 US cent, bởi mức giảm trong ngày nhiều nhất kể từ ngày 26 tháng 11. Đồng đô la không đổi so với đồng yên Nhật trong phiên này.
Các đồng tiền châu Á hầu hết giảm giá trong ngày thứ Sáu (17/12) sau khi các ngân hàng trung ương toàn cầu cso thái độ ‘diều hâu’ gây áp lực lên các tài sản của thị trường mới nổi, với đồng Rupiah giảm giá nhiều nhất.
Đồng won của Hàn Quốc, đô la Singapore và đồng ringgit của Malaysia phiên này đều giảm giảm 0,1% đến 0,2% so với đồng bạc xanh. Đồng Rupiah Indonesia giảm 0,3% xuống 14,387 trong ngày 17/12, mức giảm mạnh nhất trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương châu Á không vội thắt chặt chính sách tiền tệ vì áp lực lạm phát ở nhiều khu vực không quá nghiêm trọng và sự phục hồi kinh tế vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.
"Trong trung hạn, các động lực cho đồng đô la Mỹ tăng giá vẫn còn nguyên vẹn vì Fed sẽ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, có thể sớm nhất là vào tháng 3", các nhà phân tích của Citi viết trong một thông báo gửi tới khác hàng.
Nhân dân tệ Trung Quốc cũng giảm trong phiên này sau ngày tăng mạnh trước đó, tính chung cả tuần gần như không thay đổi, sau khi Bắc Kinh thực hiện các bước để kiềm chế đà tăng giá. Theo đó, nhân dân tệ giảm 9 pip xuống 6,3699 CNY.
Trong những tuần qua, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để kiềm chế đà tăng nhanh của đồng Nhân dân tệ. Tuần trước, trị giá đồng tiền này lên mức cao nhất so với đồng bạc xanh trong vòng 3-1 / 2 năm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thông báo tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc, có hiệu lực trong tuần này. Và vào thứ Tư, các nhà quản lý đã cấp hạn ngạch mới trị giá 3,5 tỷ đô la theo một kế hoạch đầu tư ra nước ngoài quan trọng.
Cập nhật tỷ giá tiền tệ quốc tế.
Bitcoin ngày 17/12 giảm nhanh khỏi mức gần 50.000 USD, kết thúc ngày chỉ còn 46.335 USD, mất 3% chỉ trong 24 giờ sau khi một số nước có động thái thắt chặt quy định đối với tiền điên tử. Sáng 18/12, Bitcoin giảm tiếp, đến thời điểm hiện tại chỉ còn 45.803 USD.
Sự mất giá mạnh của Bitcoin và nhiều đồng tiền kỹ thuật số quan trọng khác đã khiến tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa giảm mạnh. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa sáng 17/12 chỉ còn ở mức gần 2.336 tỷ USD, giảm 1,5% so với ngày liền trước.
Với những gì diễn ra trong vài tuần qua, nhiều người cho rằng đồng Bitcoin không còn được coi là hàng rào chống lại rủi ro lạm phát. Nhiều chuyên gia cho rằng giá Bitcoin sẽ trong trạng thái "ảm đạm" đến năm 2022. Tương lai ngắn hạn của Bitcoin khó có thể vượt mức 100.000 USD như sự kỳ vọng của một số nhà đầu tư. Song trong dài hạn, giá Bitcoin hoàn toàn có thể đạt 100.000 USD, thậm chí còn cao hơn nữa.
Ngân hàng trung ương Nga bắt đầu chiến dịch chống lại tiền điện tử tư nhân. Reuters ngày 16/12 đưa tin Ngân hàng trung ương Nga muốn cấm đầu tư vào tiền điện tử ở Nga, nhận thấy rủi ro đối với sự ổn định tài chính trong số lượng giao dịch tiền điện tử ngày càng tăng. Hiện ngân hàng này đang đàm phán với các nhà đầu tư và chuyên gia thị trường về lệnh cấm có thể xảy ra. Nếu được các nhà lập pháp chấp thuận, quy định đó có thể áp dụng cho các giao dịch mua tài sản tiền điện tử mới nhưng không áp dụng cho các giao dịch mua trước đây.
Một nguồn tin khác thân cận với Ngân hàng Trung ương Nga cho biết quan điểm hiện tại của ngân hàng này là "sự từ chối hoàn toàn" đối với tất cả các loại tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) ngày 15/12 cũng cảnh báo tiền số Bitcoin có thể trở thành vô giá trị nên những người đầu tư vào đồng tiền này cần lường trước nguy cơ bị mất tất cả. Phó Thống đốc BOE, ông Jon Cunliffe cho biết ngân hàng này đã chuẩn bị sẵn sàng cho những rủi ro liên quan đến loại tài sản kỹ thuật số này sau khi mức độ phổ biến của nó tăng lên nhanh chóng. 'Giá của Bitcoin có thể thay đổi khá nhiều và cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế đều có thể giảm xuống bằng 0', ông Cunliffe chia sẻ với giới truyền thông.
Nhiều chuyên gia cho rằng giá Bitcoin sẽ trong trạng thái "ảm đạm" đến năm 2022. Tương lai ngắn hạn của Bitcoin khó có thể vượt mức 100.000 USD như sự kỳ vọng của một số nhà đầu tư. Song trong dài hạn, khó có thể nói rằng Bitcoin hoàn toàn không thể đạt 100.000 USD, bởi thậm chí giá trị của đồng tiền này có thể còn cao hơn nữa.
Cập nhật diễn biến giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Giá vàng tăng mạnh trong phiên cuối tuần, vượt mức 1.800 USD và tính chung cả tuần tăng tuần đầu tiên trong vòng 5 tuần do lo ngại về số ca nhiễm Omicron đang tăng rất nhanh và lạm phát quá nóng đến mức các nhà đầu tư phải tìm tới những tài sản an toàn.
Giá vàng giao chốt tuần ở mức tăng 0,2% lên 1.802,12 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 1,2%. Vàng kỳ hạn tháng 2 năm sau cũng tăng 0,4% lên 1.804,9 USD.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Link bài gốc: Giá đô tăng vọt, vàng vượt 1.800 USD khi nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, Bitcoin lao dốc mạnh
Các ngân hàng trung ương đang di chuyển với tốc độ khác nhau trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, dù có điểm chung là đều nhấn mạnh về n hững bất ổn sâu sắc liên quan tới virus biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu như thế nào, và lạm phát sẽ duy trì liên tục ở mức cao ra sao.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ - kết thúc phiên cuối tuần tăng 0,7% lên 96,650, lấy lại toàn bộ những gì đã mất ở phiên liền trước. Như vậy, kể từ tháng 5 đến nay, Dollar index đã tăng khoảng 8%.
Tuy chỉ số này vẫn thấp hơn 0,7% so với mức cao nhất của tháng 11, nhưng tính từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 7%.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, ông John Williams, đã xuất hiện trên đài truyền hình CNBC trong một sự kiện diễn ra vào ngày 17/12 và lập tức thu hút thị trường sau 2 ngày căng thẳng khi các ngân hàng trung ương một số nền kinh tế lớn họp bàn về chính sách tiền tệ và về nền kinh tế.
Các chiến lược gia của TD Securities cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít thông tin có giá trị để có thể tác động tới giá cả trong những ngày tới", và "Đồng USD có thể tăng vào cuối năm, khi thị trường ngoại hối giảm bớt một số định vị ở những tài sản khác".
Đồng euro và đồng bảng Anh đều giảm lần lượt 0,5% và 0,6% trong phiên cuối tuần, kết thúc chuỗi 2 ngày tăng trước đó, kết thúc phiên 17/12 ở mức lần lượt 1,1239 USD/EUR và 1,3236 USD/GBP.
Do giảm mạnh ở phiên này, bảng Anh đã mất đi toàn bộ mức tăng của những phiên đầu tuần nhờ động thái Ngân hàng trung ương nâng lãi suất.
Dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Vương quốc Anh trong tháng 11 cùng với lạm phát tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ đã thúc đẩy kỳ vọng rằng BoE sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Hai năm sau.
Các chiến lược gia của HSBC cho biết: "Dữ liệu mới nhất này - doanh số bán lẻ mạnh mẽ và niềm tin của người tiêu dùng kiên cường - cho thấy lực cầu của nền kinh tế Anh vẫn mạnh mẽ, ngay cả khi lạm phát tăng".
Ngân hàng Anh đã đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất cho năm tới, sau quyết định này, dự kiến sẽ có ba lần nâng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Anh vào năm 2022 so với chỉ hai lần dự báo trước đây.
So với đồng euro, bảng Anh nhìn chung ổn định ở mức 85,08 pence.
Ngân hàng Trung ương Anh hôm thứ Năm (16/12) trở thành nền kinh tế G7 đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi xảy ra đại dịch, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ chấm dứt kế hoạch mua tài sản khẩn cấp đại dịch vào tháng 3 năm sau, mặc dù hứa hẹn sẽ vẫn hỗ trợ mạnh mẽ nếu trong trường hợp cần thiết.
Động thái của Eurozone và Anh xảy ra sau khi Fed hôm thứ Tư (15/12) đã quyết định kết thúc việc mua trái phiếu sớm hơn dự kiến, mở đường cho ba lần tăng lãi suất vào năm tới (mỗi lần thêm 0,25 điểm phần trăm).
"Có vẻ như Fed sẽ tăng lãi suất ba lần tăng trong năm 2022 và (có vẻ) tâm trạng lạc quan về sự thịnh vượng trở lại của kinh tế - ngay cả khi đối mặt với Omicron - đã cho phép các ngân hàng trung ương khác có khả năng thực hiện một bước ngoặt mang tính ‘diều hâu’ hơn", Chris Weston, trưởng nhóm nghiên cứu của Công ty môi giới Pepperstone, đã viết trong một báo cáo.
Đồng yên Nhật phiên 17/12 tăng so với USD, lên 113,345 JOY. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm 17/12 đã quyết rút lại chương trình cấp vốn khẩn cấp áp dụng trong giai đoạn đại dịch, nhưng vẫn duy trì chính sách cực kỳ lỏng lẻo, củng cố kỳ vọng rằng ngân hàng này sẽ vẫn nằm trong số các ngân hàng trung ương ôn hòa nhất.
Các đồng tiền liên quan đến hàng hóa, bao gồm đô la Australia và Canada, cũng mất giá trong phiên vừa qua do giá dầu thô giảm 2% bởi lo ngại rằng biến thể Omicron sẽ làm giảm nhu cầu. Đô la Australia giảm 0,8% xuống 0,7124 USD, trong khi đô la Canada giao dịch thấp hơn 1% so với phiên liền trước, xuống 1,2895 CAD, tương đương 77,54 US cent, bởi mức giảm trong ngày nhiều nhất kể từ ngày 26 tháng 11. Đồng đô la không đổi so với đồng yên Nhật trong phiên này.
Các đồng tiền châu Á hầu hết giảm giá trong ngày thứ Sáu (17/12) sau khi các ngân hàng trung ương toàn cầu cso thái độ ‘diều hâu’ gây áp lực lên các tài sản của thị trường mới nổi, với đồng Rupiah giảm giá nhiều nhất.
Đồng won của Hàn Quốc, đô la Singapore và đồng ringgit của Malaysia phiên này đều giảm giảm 0,1% đến 0,2% so với đồng bạc xanh. Đồng Rupiah Indonesia giảm 0,3% xuống 14,387 trong ngày 17/12, mức giảm mạnh nhất trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương châu Á không vội thắt chặt chính sách tiền tệ vì áp lực lạm phát ở nhiều khu vực không quá nghiêm trọng và sự phục hồi kinh tế vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.
"Trong trung hạn, các động lực cho đồng đô la Mỹ tăng giá vẫn còn nguyên vẹn vì Fed sẽ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, có thể sớm nhất là vào tháng 3", các nhà phân tích của Citi viết trong một thông báo gửi tới khác hàng.
Nhân dân tệ Trung Quốc cũng giảm trong phiên này sau ngày tăng mạnh trước đó, tính chung cả tuần gần như không thay đổi, sau khi Bắc Kinh thực hiện các bước để kiềm chế đà tăng giá. Theo đó, nhân dân tệ giảm 9 pip xuống 6,3699 CNY.
Trong những tuần qua, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để kiềm chế đà tăng nhanh của đồng Nhân dân tệ. Tuần trước, trị giá đồng tiền này lên mức cao nhất so với đồng bạc xanh trong vòng 3-1 / 2 năm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thông báo tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc, có hiệu lực trong tuần này. Và vào thứ Tư, các nhà quản lý đã cấp hạn ngạch mới trị giá 3,5 tỷ đô la theo một kế hoạch đầu tư ra nước ngoài quan trọng.
Cập nhật tỷ giá tiền tệ quốc tế.
Bitcoin ngày 17/12 giảm nhanh khỏi mức gần 50.000 USD, kết thúc ngày chỉ còn 46.335 USD, mất 3% chỉ trong 24 giờ sau khi một số nước có động thái thắt chặt quy định đối với tiền điên tử. Sáng 18/12, Bitcoin giảm tiếp, đến thời điểm hiện tại chỉ còn 45.803 USD.
Sự mất giá mạnh của Bitcoin và nhiều đồng tiền kỹ thuật số quan trọng khác đã khiến tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa giảm mạnh. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa sáng 17/12 chỉ còn ở mức gần 2.336 tỷ USD, giảm 1,5% so với ngày liền trước.
Với những gì diễn ra trong vài tuần qua, nhiều người cho rằng đồng Bitcoin không còn được coi là hàng rào chống lại rủi ro lạm phát. Nhiều chuyên gia cho rằng giá Bitcoin sẽ trong trạng thái "ảm đạm" đến năm 2022. Tương lai ngắn hạn của Bitcoin khó có thể vượt mức 100.000 USD như sự kỳ vọng của một số nhà đầu tư. Song trong dài hạn, giá Bitcoin hoàn toàn có thể đạt 100.000 USD, thậm chí còn cao hơn nữa.
Ngân hàng trung ương Nga bắt đầu chiến dịch chống lại tiền điện tử tư nhân. Reuters ngày 16/12 đưa tin Ngân hàng trung ương Nga muốn cấm đầu tư vào tiền điện tử ở Nga, nhận thấy rủi ro đối với sự ổn định tài chính trong số lượng giao dịch tiền điện tử ngày càng tăng. Hiện ngân hàng này đang đàm phán với các nhà đầu tư và chuyên gia thị trường về lệnh cấm có thể xảy ra. Nếu được các nhà lập pháp chấp thuận, quy định đó có thể áp dụng cho các giao dịch mua tài sản tiền điện tử mới nhưng không áp dụng cho các giao dịch mua trước đây.
Một nguồn tin khác thân cận với Ngân hàng Trung ương Nga cho biết quan điểm hiện tại của ngân hàng này là "sự từ chối hoàn toàn" đối với tất cả các loại tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) ngày 15/12 cũng cảnh báo tiền số Bitcoin có thể trở thành vô giá trị nên những người đầu tư vào đồng tiền này cần lường trước nguy cơ bị mất tất cả. Phó Thống đốc BOE, ông Jon Cunliffe cho biết ngân hàng này đã chuẩn bị sẵn sàng cho những rủi ro liên quan đến loại tài sản kỹ thuật số này sau khi mức độ phổ biến của nó tăng lên nhanh chóng. 'Giá của Bitcoin có thể thay đổi khá nhiều và cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế đều có thể giảm xuống bằng 0', ông Cunliffe chia sẻ với giới truyền thông.
Nhiều chuyên gia cho rằng giá Bitcoin sẽ trong trạng thái "ảm đạm" đến năm 2022. Tương lai ngắn hạn của Bitcoin khó có thể vượt mức 100.000 USD như sự kỳ vọng của một số nhà đầu tư. Song trong dài hạn, khó có thể nói rằng Bitcoin hoàn toàn không thể đạt 100.000 USD, bởi thậm chí giá trị của đồng tiền này có thể còn cao hơn nữa.
Cập nhật diễn biến giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Giá vàng tăng mạnh trong phiên cuối tuần, vượt mức 1.800 USD và tính chung cả tuần tăng tuần đầu tiên trong vòng 5 tuần do lo ngại về số ca nhiễm Omicron đang tăng rất nhanh và lạm phát quá nóng đến mức các nhà đầu tư phải tìm tới những tài sản an toàn.
Giá vàng giao chốt tuần ở mức tăng 0,2% lên 1.802,12 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 1,2%. Vàng kỳ hạn tháng 2 năm sau cũng tăng 0,4% lên 1.804,9 USD.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk
Link bài gốc: Giá đô tăng vọt, vàng vượt 1.800 USD khi nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, Bitcoin lao dốc mạnh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu