TIN MỚI
Từng nóng sốt, giá biến động tăng liên tục, hiện thị trường bất động sản Thanh Hoá, Nghệ An trầm lắng giao dịch, giá giảm mạnh.
Thanh Hoá: Nhà đầu tư cắt lỗ 30-50% để thoát hàng
Đầu năm 2022 thị trường bất động sản Thanh Hóa diễn ra tình trạng sốt đất. Hiện tượng này ghi nhận ở nhiều phân khúc như nhà ở, shophouse, đất nền đấu giá, đất nền dự án đô thị, đất trong thôn, xã của người dân….
Đất Thanh Hoá từng biến động tăng từ 20-30% trong vòng vài tháng. Thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhà đầu tư khắp nơi đổ về đây mua đất. Cơn sốt cục bộ đã khiến nhiều mảnh đất sang tay nhanh chóng với mức giá chênh từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
Còn nhớ, mảnh đất hơn 100m2 tại đường lớn nông thôn rao bán 1,2-1,3 tỉ đồng/nền nhanh chóng được chốt. Cách đó 2 tháng giá mảnh đất này chỉ 600 triệu đồng/nền. Các nền đất ở trong các tuyến đường nhỏ (thôn, xã) của Thanh Hoá cũng liên tục biến động từ 300-500 triệu đồng lên 700-800 triệu đồng trong khoảng thời gian ngắn. Thời điểm đó, nhiều người nông dân trở thành cò đất, kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhiều nhà đầu tư “tay ngang” vào thị trường lướt cọc và đổi đời.
Hiện đất Thanh Hoá rao bán không ai mua dù giảm giá sâu.
Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bất động sản Thanh Hoá vắng bóng nhà đầu tư. Nhiều người chấp nhận cắt lỗ tới 40-50% để thoát hàng.
Các khu vực như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Đông Sơn, huyện Hà Trung, huyện Quảng Xương... là địa bàn sôi động hoạt động săn đất của nhà đầu tư thì hiện tại im lìm. Các nền đất muốn bán cũng không có người mua. Thậm chí, cắt lỗ 50% so với đỉnh sốt cũng khó có giao dịch.
Các sàn giao dịch tại Thanh Hoá thời gian qua tiếp nhận khá nhiều nhà đầu tư gửi lại bán đất nền, nhà phố, biệt thự. Tất cả những sản phẩm này đều được mua trong thời điểm sốt đất nên giá khá cao. Trong khi, các nền đất lẻ trong dân từng tăng giá theo ngày cũng được rao bán khá nhiều nhưng không có người hỏi mua.
Bên cạnh mức cắt lỗ từ 15-50% (tuỳ nền) thì nhà đầu tư còn sẵn sàng chi tiền hoa hồng cho môi giới với mức cao hơn để thoát được hàng, thu hồi vốn. Không ít trường hợp nhà đầu tư vay ngân hàng để lướt sóng đất nền hiện nay mắc kẹt. Họ chấp nhận hạ giá sâu để mong bán được. Tình trạng rớt giá thê thảm đã xuất hiện tại nhiều khu vực của Thanh Hoá.
Ghi nhận cho thấy, tình trạng sốt nóng bất động sản tại Thanh Hoá chủ yếu là đầu cơ, thổi giá, không có nhu cầu ở thực. Tình trạng bán tháo, giảm giá sâu có thể tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Nghệ An đất nền giảm giá nửa tỉ đồng/lô nhưng không ai mua
Từ thời điểm sau Tết nguyên đán đến nay, giao dịch đất nền tại nhiều địa phương ở Nghệ An rất ảm đạm, dù mức giá đã giảm sâu so với đỉnh điểm nhưng vẫn khó giao dịch.
Hiện các nền đất rao bán tại mặt đường QL7B, các xã Nam Thành, Liên Thành, huyện Yên Thành lô đất giá 2,5 tỷ đồng, đang rao bán xuống 2 – 2,1 tỷ đồng nhưng vẫn không có giao dịch.
Các nền đất tại xã Nam Thành trước đây được mua với giá 1,5-1,6 tỷ đồng/lô, thì nay được rao cắt lỗ xuống còn 1,1-1,2 tỷ đồng cũng rất khó bán. Có trường hợp cần tiền gấp rao bán xuống dưới 1 tỉ đồng/nền nhưng vẫn ít người hỏi mua. Theo một môi giới đất nền Nghệ An, nguồn hàng của nhà đầu tư gửi lại nhiều nhưng người mua rất ít. Có nhiều người cần tiền gấp cắt lỗ đến 50-60%.
Tương tự, tại khu vực huyện Diễn Châu, Nghĩa Đàn hiện cũng im ắng giao dịch bất động sản. Thời sốt đất có một số nhà đầu tư “ôm” nhiều lô đất hiện rao bán lỗ không ai hỏi mua. Các nền đất từ 200-250 triệu đồng/lô hiện nhà đầu tư hạ giá còn 150-170 triệu đồng/lô.
Nghệ An, Thanh Hoá từng lên cơn sốt cục bộ. Hiện nay, giao dịch im ắng, giá đất giảm mạnh. Ảnh minh hoạ
Đối với các dự án Shophouse, biệt thự liền kề giá cũng đang giảm cả tỉ đồng so với đỉnh sốt. Tại thị xã Thái Hoà, căn nhà gá 5,2 tỉ đồng hiện đang rao bán 4.3 tỉ đồng. Các trường hợp bán ra lúc này đa số là ngộp ngân hàng. Dù giảm giá sâu nhưng khó giao dịch.
Tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn tới sự e ngại của các nhà đầu tư thời điểm này là do lãi suất tăng cao, giá bất động sản có chiều hướng đi xuống và hầu hết các nhà đầu tư đều đang nghe ngóng tình hình. Những nhà đầu tư có sẵn tiền chờ gia giảm thêm. Ngoài ra, một số khác thì gặp khó khăn khi không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
Mới đây, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 2855/UBND-CN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ giao cho các Sở, ban, ngành liên quan trong việc thực thi một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
Trong đó tỉnh này chỉ đạo các cơ quan ban ngành phải ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, nhất là tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường.
UBND tỉnh yêu cầu phải đẩy mạnh công tác lập, trình thẩm định, phê duyệt (phê duyệt điều chỉnh) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở trong việc xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn tăng nguồn cung cho thị trường.
Tổ chức rà soát, xác định chính xác nhu cầu về nhà ở, diện tích đất để thực hiện các dự án nhà ở, các chỉ tiêu về phát triển nhà ở; vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng dự án nhà ở trên địa bàn báo cáo về Sở Xây dựng để được tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và phải chịu trách nhiệm các số liệu do mình cung cấp…
Link bài gốc: Giá đất làng quê Thanh Hoá, Nghệ An giảm, nhà đầu tư cắt lỗ vẫn khó thoát hàng
Từng nóng sốt, giá biến động tăng liên tục, hiện thị trường bất động sản Thanh Hoá, Nghệ An trầm lắng giao dịch, giá giảm mạnh.
Thanh Hoá: Nhà đầu tư cắt lỗ 30-50% để thoát hàng
Đầu năm 2022 thị trường bất động sản Thanh Hóa diễn ra tình trạng sốt đất. Hiện tượng này ghi nhận ở nhiều phân khúc như nhà ở, shophouse, đất nền đấu giá, đất nền dự án đô thị, đất trong thôn, xã của người dân….
Đất Thanh Hoá từng biến động tăng từ 20-30% trong vòng vài tháng. Thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhà đầu tư khắp nơi đổ về đây mua đất. Cơn sốt cục bộ đã khiến nhiều mảnh đất sang tay nhanh chóng với mức giá chênh từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
Còn nhớ, mảnh đất hơn 100m2 tại đường lớn nông thôn rao bán 1,2-1,3 tỉ đồng/nền nhanh chóng được chốt. Cách đó 2 tháng giá mảnh đất này chỉ 600 triệu đồng/nền. Các nền đất ở trong các tuyến đường nhỏ (thôn, xã) của Thanh Hoá cũng liên tục biến động từ 300-500 triệu đồng lên 700-800 triệu đồng trong khoảng thời gian ngắn. Thời điểm đó, nhiều người nông dân trở thành cò đất, kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhiều nhà đầu tư “tay ngang” vào thị trường lướt cọc và đổi đời.
Hiện đất Thanh Hoá rao bán không ai mua dù giảm giá sâu.
Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bất động sản Thanh Hoá vắng bóng nhà đầu tư. Nhiều người chấp nhận cắt lỗ tới 40-50% để thoát hàng.
Các khu vực như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Đông Sơn, huyện Hà Trung, huyện Quảng Xương... là địa bàn sôi động hoạt động săn đất của nhà đầu tư thì hiện tại im lìm. Các nền đất muốn bán cũng không có người mua. Thậm chí, cắt lỗ 50% so với đỉnh sốt cũng khó có giao dịch.
Các sàn giao dịch tại Thanh Hoá thời gian qua tiếp nhận khá nhiều nhà đầu tư gửi lại bán đất nền, nhà phố, biệt thự. Tất cả những sản phẩm này đều được mua trong thời điểm sốt đất nên giá khá cao. Trong khi, các nền đất lẻ trong dân từng tăng giá theo ngày cũng được rao bán khá nhiều nhưng không có người hỏi mua.
Bên cạnh mức cắt lỗ từ 15-50% (tuỳ nền) thì nhà đầu tư còn sẵn sàng chi tiền hoa hồng cho môi giới với mức cao hơn để thoát được hàng, thu hồi vốn. Không ít trường hợp nhà đầu tư vay ngân hàng để lướt sóng đất nền hiện nay mắc kẹt. Họ chấp nhận hạ giá sâu để mong bán được. Tình trạng rớt giá thê thảm đã xuất hiện tại nhiều khu vực của Thanh Hoá.
Ghi nhận cho thấy, tình trạng sốt nóng bất động sản tại Thanh Hoá chủ yếu là đầu cơ, thổi giá, không có nhu cầu ở thực. Tình trạng bán tháo, giảm giá sâu có thể tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Nghệ An đất nền giảm giá nửa tỉ đồng/lô nhưng không ai mua
Từ thời điểm sau Tết nguyên đán đến nay, giao dịch đất nền tại nhiều địa phương ở Nghệ An rất ảm đạm, dù mức giá đã giảm sâu so với đỉnh điểm nhưng vẫn khó giao dịch.
Hiện các nền đất rao bán tại mặt đường QL7B, các xã Nam Thành, Liên Thành, huyện Yên Thành lô đất giá 2,5 tỷ đồng, đang rao bán xuống 2 – 2,1 tỷ đồng nhưng vẫn không có giao dịch.
Các nền đất tại xã Nam Thành trước đây được mua với giá 1,5-1,6 tỷ đồng/lô, thì nay được rao cắt lỗ xuống còn 1,1-1,2 tỷ đồng cũng rất khó bán. Có trường hợp cần tiền gấp rao bán xuống dưới 1 tỉ đồng/nền nhưng vẫn ít người hỏi mua. Theo một môi giới đất nền Nghệ An, nguồn hàng của nhà đầu tư gửi lại nhiều nhưng người mua rất ít. Có nhiều người cần tiền gấp cắt lỗ đến 50-60%.
Tương tự, tại khu vực huyện Diễn Châu, Nghĩa Đàn hiện cũng im ắng giao dịch bất động sản. Thời sốt đất có một số nhà đầu tư “ôm” nhiều lô đất hiện rao bán lỗ không ai hỏi mua. Các nền đất từ 200-250 triệu đồng/lô hiện nhà đầu tư hạ giá còn 150-170 triệu đồng/lô.
Nghệ An, Thanh Hoá từng lên cơn sốt cục bộ. Hiện nay, giao dịch im ắng, giá đất giảm mạnh. Ảnh minh hoạ
Đối với các dự án Shophouse, biệt thự liền kề giá cũng đang giảm cả tỉ đồng so với đỉnh sốt. Tại thị xã Thái Hoà, căn nhà gá 5,2 tỉ đồng hiện đang rao bán 4.3 tỉ đồng. Các trường hợp bán ra lúc này đa số là ngộp ngân hàng. Dù giảm giá sâu nhưng khó giao dịch.
Tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn tới sự e ngại của các nhà đầu tư thời điểm này là do lãi suất tăng cao, giá bất động sản có chiều hướng đi xuống và hầu hết các nhà đầu tư đều đang nghe ngóng tình hình. Những nhà đầu tư có sẵn tiền chờ gia giảm thêm. Ngoài ra, một số khác thì gặp khó khăn khi không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
Mới đây, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 2855/UBND-CN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ giao cho các Sở, ban, ngành liên quan trong việc thực thi một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
Trong đó tỉnh này chỉ đạo các cơ quan ban ngành phải ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, nhất là tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường.
UBND tỉnh yêu cầu phải đẩy mạnh công tác lập, trình thẩm định, phê duyệt (phê duyệt điều chỉnh) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở trong việc xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn tăng nguồn cung cho thị trường.
Tổ chức rà soát, xác định chính xác nhu cầu về nhà ở, diện tích đất để thực hiện các dự án nhà ở, các chỉ tiêu về phát triển nhà ở; vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng dự án nhà ở trên địa bàn báo cáo về Sở Xây dựng để được tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và phải chịu trách nhiệm các số liệu do mình cung cấp…
Link bài gốc: Giá đất làng quê Thanh Hoá, Nghệ An giảm, nhà đầu tư cắt lỗ vẫn khó thoát hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu