Đối phó với người sếp khó tính

benhi2311

New member
10 Tháng tám 2011
157
0
0
34
Chuyên gia huấn luyện Carnegie thân mến,
Trước đây trong sự nghiệp của tôi, tôi đã may mắn khi có một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách và dành cho tôi những cơ hội để đề ra những chọn lựa khác nhau với những công việc mà tôi được giao. Khi sự nghiệp tôi đang tiến triển thì tôi thấy rằng một ông chủ sẵn sàng chấp nhận thử thách chỉ là một trường hợp ngoại lệ. Chính tôi đã nhận ra qua nhiều ông chủ rằng họ không sẵn sàng để chấp nhận bất cứ câu hỏi nào về một quyết định nào đó. Điều đó làm tôi cảm thấy phẫn uất và nản lòng khi phải đối mặt với những người có tính như thế. Ông có thế giúp tôi giải quyết vấn đề này không?
Lan.

Lan thân mến,
Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy phải đối mặt với những người mà chúng ta không thề nào thắng được. Và sẽ thật khó khăn hơn nhiều khi người chúng ta phải thuyết phục chính là ông chủ/sếp chúng ta. Thật là bực bội khi chúng ta biết mình có những ý tưởng, ý kiến tốt nhưng không ai quan tâm lắng nghe cả. Dưới đây là những gợi ý để có tiếp cận với những người không chịu lắng nghe như là chúng ta mong muốn:
1. Mở đầu một cách thân thiện. Bắt đầu cuộc nói chuyện với sếp và quan sát xem lúc nào thì thích hợp để trình bày cho ông ấy nghe những ý tưởng của bạn. Bắt đầu cuộc nói chuyện bằng những “câu chuyện nhỏ” đời thường. Cố gắng tập trung nói đến những vấn đề mà sếp của bạn quan tâm tới. Bằng cách này sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không chỉ là người nhân viên mà còn là người họ có thể trò chuyện vui vẻ khi họ cần.
2. Hiểu được sếp của bạn. Nếu bạn đã cố gắng nói những ý kiến của bạn cho sếp trước đó thì bạn nên có một ý tưởng về những gì mà sếp của bạn sắp trình bày tiếp. Tham gia trả lời và suy nghĩ về những gì bạn sắp nói. Hãy luôn nhớ là luôn cư xử khéo léo chuyên nghiệp và đừng để cảm xúc của bạn chen vào trong những lúc ấy.
3. Đừng chỉ trích. Nếu nhiệm vụ bạn được giao là ý tưởng của sếp của bạn, khi bạn cố gắng thay đổi nó họ sẽ không nghĩ điều đó là đúng và chấp nhận nó. Hãy chắc chắn rằng khi bạn đề xuất một sự thay đồi tốt hơn với công việc nào đó bạn sẽ vẫn ghi được điểm với sếp. Ví dụ như là” Công việc anh/chị phân công cho tôi đã truyền cảm hứng và giúp tôi có được ý tưởng này”.
4. Đặt mình vào vị trí của sếp. Tại sao khi bạn là sếp, bạn vẫn phải suy nghĩ về ý kiến đó? Điều đó có giúp ích gì cho bạn, một người chủ công ty? Ngay cả khi ý kiến đó không liên hệ trực tiếp với sếp của bạn thì vẫn sẽ có những điều có lợi cho ông ấy. Đừng quên chỉ ra những điều đó.
5. Giữ phong cách thật chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với sếp mình thì phải nắm điều này một cách vững vàng, nếu không thì chắc chắn là bạn chỉ có thể nói chuyện với ông ấy khi bạn cần phải làm điều gì đó.


Bài gốc từ liên kết: http://dacnhantam.com.vn/2011/03/16/doi-pho-voi-nguoi-sep-kho-tinh/
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,113
Bài viết
63,332
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN