Định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ là công cụ hữu hiệu phát triển nền kinh tế tri thức
Trong 2 ngày 4-5/11, tại Hà Nội, Dự án về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) tổ chức hội thảo "Định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ" với sự có mặt của các nhiều đại biểu đại diện khu vực tư nhân, doanh nghiệp, trường đại học, các cơ quan nhà nước cùng tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D).
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam có thể tiếp cận thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm về đánh giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ của các nước phát triển. Các ý kiến tại hội thảo đã thống nhất: Định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến thị trường vì lợi ích của xã hội, nhằm góp phần vào sự thành công kinh tế và gia tăng thịnh vượng. Định giá tài sản trí tuệ là cơ sở cho hàng loạt các hoạt động kinh tế quan trọng như chuyển giao tài sản trí tuệ, mua bán, góp vốn, liên doanh...giúp doanh nghiệp xác định được tài sản thực của mình nhằm tạo cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả, cũng như quản lý các hoạt động tài chính như kiểm toán, kế toán, cổ phần hóa doanh nghiệp, chính sách thuế... Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009. Các hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ hữu hiệu đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên trên thực tế, nhận thức về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động sáng tạo và phát triển công nghiệp ở khu vực tư nhân, tổ chức nghiên cứu, các trường đại học vẫn còn thấp. Do thiếu nhận thức về các cơ chế, kinh nghiệm về định giá tài sản trí tuệ và chuyền giao công nghệ nên việc đầu tư vào nghiên cứu không mang lại hiệu quả như mong đợi. Do vậy, thông qua việc tổ chức hội thảo này, Dự án ECAP III mong muốn nâng cao nhận thức của công chúng về các cơ chế định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được Giáo sư, tiến sĩ Alexander J. Wurzer, Ggiám đốc điều hành của Wurzer & Kollegen GmbH - một công ty quản lý sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đồng thời là giám đốc của Viện quản lý sở hữu trí tuệ thuộc trường đại học Steinbeis ở Berlin (Đức) trao đổi về các nội dụng liên quan tới vai trò sở hữu trí tuệ từ góc độ kinh tế và kinh doanh; các kỹ thuật khác nhau về định giá tài sản trí tuệ. Ngoài ra, các đại biểu dự hội thảo cũng dành nhiều thời gian bàn thảo về các phương pháp tiếp cận thực tế và kinh nghiệm tốt nhất về chuyển giao công nghệ từ góc độ của các nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa, ở các trường đại học; phân tích để hiểu rõ quan điểm của ngành công nghiệp về cơ sở để chuyển giao công nghệ, tiếp thị công nghệ.
Dự án về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ cho các nước ASEAN từ tháng 8/2010. Một trong những nội dung quan trọng của Dự án là thúc đẩy việc sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ phát triển kinh tế. Theo đó, việc định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần khuyến khích việc đầu tư, thúc đẩy đổi mới và tạo động lực cho phát triển kinh tế và khoa học công nghệ. Ngoài tổ chức hội thảo này, trong năm 2010, Dự án ECAP III dự kiến triển khai khoảng 30 hoạt động trong toàn khu vực ASEAN, tập trung vào việc nâng cao kiến thức và hiểu biết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, hỗ trợ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong việc xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ.../.
(Theo TTXVN)
Trong 2 ngày 4-5/11, tại Hà Nội, Dự án về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) tổ chức hội thảo "Định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ" với sự có mặt của các nhiều đại biểu đại diện khu vực tư nhân, doanh nghiệp, trường đại học, các cơ quan nhà nước cùng tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D).
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam có thể tiếp cận thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm về đánh giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ của các nước phát triển. Các ý kiến tại hội thảo đã thống nhất: Định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến thị trường vì lợi ích của xã hội, nhằm góp phần vào sự thành công kinh tế và gia tăng thịnh vượng. Định giá tài sản trí tuệ là cơ sở cho hàng loạt các hoạt động kinh tế quan trọng như chuyển giao tài sản trí tuệ, mua bán, góp vốn, liên doanh...giúp doanh nghiệp xác định được tài sản thực của mình nhằm tạo cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả, cũng như quản lý các hoạt động tài chính như kiểm toán, kế toán, cổ phần hóa doanh nghiệp, chính sách thuế... Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009. Các hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò là một công cụ hữu hiệu đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên trên thực tế, nhận thức về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động sáng tạo và phát triển công nghiệp ở khu vực tư nhân, tổ chức nghiên cứu, các trường đại học vẫn còn thấp. Do thiếu nhận thức về các cơ chế, kinh nghiệm về định giá tài sản trí tuệ và chuyền giao công nghệ nên việc đầu tư vào nghiên cứu không mang lại hiệu quả như mong đợi. Do vậy, thông qua việc tổ chức hội thảo này, Dự án ECAP III mong muốn nâng cao nhận thức của công chúng về các cơ chế định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được Giáo sư, tiến sĩ Alexander J. Wurzer, Ggiám đốc điều hành của Wurzer & Kollegen GmbH - một công ty quản lý sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đồng thời là giám đốc của Viện quản lý sở hữu trí tuệ thuộc trường đại học Steinbeis ở Berlin (Đức) trao đổi về các nội dụng liên quan tới vai trò sở hữu trí tuệ từ góc độ kinh tế và kinh doanh; các kỹ thuật khác nhau về định giá tài sản trí tuệ. Ngoài ra, các đại biểu dự hội thảo cũng dành nhiều thời gian bàn thảo về các phương pháp tiếp cận thực tế và kinh nghiệm tốt nhất về chuyển giao công nghệ từ góc độ của các nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa, ở các trường đại học; phân tích để hiểu rõ quan điểm của ngành công nghiệp về cơ sở để chuyển giao công nghệ, tiếp thị công nghệ.
Dự án về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ cho các nước ASEAN từ tháng 8/2010. Một trong những nội dung quan trọng của Dự án là thúc đẩy việc sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ phát triển kinh tế. Theo đó, việc định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần khuyến khích việc đầu tư, thúc đẩy đổi mới và tạo động lực cho phát triển kinh tế và khoa học công nghệ. Ngoài tổ chức hội thảo này, trong năm 2010, Dự án ECAP III dự kiến triển khai khoảng 30 hoạt động trong toàn khu vực ASEAN, tập trung vào việc nâng cao kiến thức và hiểu biết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, hỗ trợ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong việc xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ.../.
(Theo TTXVN)
Bài tương tự bạn quan tâm
Định giá công nghệ - Kỳ cuối (Theo dòng tiền khấu hao)
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Định giá công nghệ - Kỳ 4 (Định giá theo số liệu)
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Định giá công nghệ - Kỳ 3 (Định giá theo chi phí)
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Định giá công nghệ - Kỳ 2 (Phương pháp chia sẻ lợi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Định giá công nghệ - Kỳ 1 (Định giá theo giá trị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu (Phần cuối)
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu