TIN MỚI
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng góp ý, bổ sung hàng loạt "bất cập" vào Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Trong đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đề nghị quy định chặt chẽ việc “đặt cọc” của bên bán đất nền nhà (phân lô, tách thửa) hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản và cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được nhận “đặt cọc” đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”.
Cụ thể, theo ông Châu, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), quy định "Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này", là quy định thừa, không cần thiết.
Bởi lẽ, nếu là dự án "nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản", có nghĩa là đã giao kết hợp đồng thì chủ đầu tư đã có quyền thu khoản thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.
Do đó, việc đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng hầu như rất ít khi xảy ra rủi ro và hoàn toàn có thể được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
"Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bất động sản cần quy định hành vi đặt cọc đối với nhà ở, công trình xây dựng, đất nền nhà hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án bất động sản, bên bán đất nền nhà để bảo đảm giao kết hợp đồng mà hành vi này xảy ra trước thời điểm giao kết hợp đồng, tức là khi nhà ở, công trình xây dựng chưa có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh", ông Châu nhận định.
Theo Chủ tịch HoREA, quy định này để tránh tình trạng thu tiền đặt cọc quá lớn do khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận giá trị khoản tiền đặt cọc có thể phát sinh hành vi lừa đảo gây thiệt hại bên đặt cọc.
Do đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Cụ thể, đối với dự án bất động sản, chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư; giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
Đối với bên bán đất nền (phân lô, tách thửa) nhà hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận đặt cọc sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nền nhà hình thành trong tương lai.
Link bài gốc: Đề nghị siết chặt việc đặt cọc đất nền hình thành trong tương lai, tránh thu tiền đặt cọc quá lớn
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng góp ý, bổ sung hàng loạt "bất cập" vào Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Trong đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đề nghị quy định chặt chẽ việc “đặt cọc” của bên bán đất nền nhà (phân lô, tách thửa) hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản và cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được nhận “đặt cọc” đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”.
Cụ thể, theo ông Châu, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), quy định "Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này", là quy định thừa, không cần thiết.
Bởi lẽ, nếu là dự án "nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản", có nghĩa là đã giao kết hợp đồng thì chủ đầu tư đã có quyền thu khoản thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.
Do đó, việc đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng hầu như rất ít khi xảy ra rủi ro và hoàn toàn có thể được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
"Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bất động sản cần quy định hành vi đặt cọc đối với nhà ở, công trình xây dựng, đất nền nhà hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án bất động sản, bên bán đất nền nhà để bảo đảm giao kết hợp đồng mà hành vi này xảy ra trước thời điểm giao kết hợp đồng, tức là khi nhà ở, công trình xây dựng chưa có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh", ông Châu nhận định.
Theo Chủ tịch HoREA, quy định này để tránh tình trạng thu tiền đặt cọc quá lớn do khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận giá trị khoản tiền đặt cọc có thể phát sinh hành vi lừa đảo gây thiệt hại bên đặt cọc.
Do đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Cụ thể, đối với dự án bất động sản, chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư; giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
Đối với bên bán đất nền (phân lô, tách thửa) nhà hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận đặt cọc sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị nền nhà hình thành trong tương lai.
Link bài gốc: Đề nghị siết chặt việc đặt cọc đất nền hình thành trong tương lai, tránh thu tiền đặt cọc quá lớn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Khử thâm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì để môi lên...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu