Theo các chuyên gia, hiện các ngân hàng đang cạnh tranh trong việc huy động tiền gửi thanh toán, loại tiền gửi này giúp các nhà băng có được nguồn vốn giá rẻ, tiết kiệm được chi phí. Các ngân hàng sẽ thực hiện điều này thông qua việc khuyến khích các khách hàng duy trì số dư trên tài khoản thanh toán của mình, thường là bằng các cách như miễn giảm các loại phí, giới hạn số dư tối thiểu để được miễn phí các dịch vụ…
Theo khảo sát của phóng viên tại 5 ngân hàng top đầu về tỷ lệ CASA (Techcombank, MB, Vietcombank, MB, MSB), các ngân hàng đều có những ưu đãi khác nhau như giảm một số loại phí, dành tặng những ưu đãi khi khách hàng thực hiện giao dịch online.
Techcombank sẽ không tính phí quản lý tài khoản đối với tài khoản tiêu chuẩn không trả lương, nếu các khách hàng duy trì số dư bình quân trong tháng từ 2 triệu trở lên. Ngoài ra, các loại tài khoản như vàng, bạch kim hay kinh doanh nếu duy trì số dư trên 2 triệu hoặc trên 10 triệu cũng được ngân hàng này miễn phí quản lý tài khoản.
MB không có chương trình duy trì số dư tối thiểu sẽ miễn phí quản lý như Techcombank. Thay vào đó, các khách hàng sẽ được miễn phí toàn bộ giao dịch khi sử dụng tài khoản thanh toán nội địa trên ứng dụng MB, nếu phát hành lần đầu, các khách hàng sẽ mất khoảng 66.000đ để phát hành thẻ lần đầu và sẽ mất khoảng một khoảng phí thường niên rất nhỏ để duy trì thẻ.
Vietcombank sẽ miễn các loại phí như phí mở tài khoản, phí quản lý tài khoản, phí giao dịch, nếu khách hàng mở tài khoản trên ứng dụng digibank của ngân hàng này. Nếu phát hành thẻ, các khách hàng chỉ mất 50.000đ chi phí phát hành thẻ lần đầu và không mất phí duy trì.
Đối với MSB, loại tài khoản M-Money, các khách hàng sẽ được miễn phí duy trì tài khoản nếu duy trì số dư bình quân tháng trên 2 triệu đồng. Tài khoản này cũng đồng thời được miễn phí IB, SMS Banking, rút tiền tại ATM của MSB và 2 giao dịch rút tiền đầu tiên trong tháng tại các ngân hàng khác.
Tại ACB, đối với các khách hàng sử dụng gói tài khoản Eco và tài khoản thanh toán trực tuyến, khách hàng sẽ được miễn phí mở tài khoản, miễn phí quản lý tài khoản mà không gặp phải yêu cầu về số dư bình quân tối thiểu phải duy trì.
Với một số tài khoản khác cũng trong cùng hệ thống ACB, các khách hàng phải duy trì một số dư bình quân tháng tối thiểu, như tài khoản thương gia phải duy trì từ 15 triệu trở lên, eBIZ, từ 2 triệu trở lên, các tài khoản thanh toán khác từ 500.000đ trở lên.
Ngoài 5 ông lớn về tỷ lệ CASA hàng đầu, một số ngân hàng khác cũng có các yêu cầu tương tự để miễn phí cho khách hàng.
Tại VIB, đối với tài khoản thanh toán, duy trì số dư bình quân tài khoản trên 2 triệu hoặc 100 FCY (đối với tài khoản thanh toán ngoại tệ) sẽ được miễn phí quản lý tài khoản.
Nếu khách hàng không duy trì đủ số dư bình quan tối thiểu theo quy định, SHB sẽ thu phí quản lý tài khoản từ 13.200-55.000đ.
Nhìn chung, các ngân hàng đều khuyến khích các khách hàng duy trì một số dư nhất định trên tài khoản của mình, một vài ngân hàng chọn cách yêu cầu khách hàng duy trì số dư tối thiểu bình quân, thường là 2 triệu đồng đối với tài khoản thanh toán cá nhân, để không bị trừ phí. Số khác lại chọn cách miễn phí các giao dịch, thậm chí có ngân hàng kết hợp cả 2 hình thức. Các ngân hàng nhìn tổng quan đều đã và đang có các ưu đãi rất linh hoạt cho người dùng.
Các chuyên gia khuyến nghị, hiện nay các ngân hàng đều đã có rất nhiều ưu đãi và dịch vụ, các khách hàng nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, sao cho có thể tránh phát sinh các loại phí không cần thiết, tối ưu hóa lợi ích nhất. Họ cũng lưu ý thêm rằng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về các điều khoản dịch vụ trước khi tiến hành giao dịch tại các ngân hàng.
Link bài gốc: Để bao nhiêu tiền trong tài khoản thì được miễn giảm các loại phí?
Theo khảo sát của phóng viên tại 5 ngân hàng top đầu về tỷ lệ CASA (Techcombank, MB, Vietcombank, MB, MSB), các ngân hàng đều có những ưu đãi khác nhau như giảm một số loại phí, dành tặng những ưu đãi khi khách hàng thực hiện giao dịch online.
Techcombank sẽ không tính phí quản lý tài khoản đối với tài khoản tiêu chuẩn không trả lương, nếu các khách hàng duy trì số dư bình quân trong tháng từ 2 triệu trở lên. Ngoài ra, các loại tài khoản như vàng, bạch kim hay kinh doanh nếu duy trì số dư trên 2 triệu hoặc trên 10 triệu cũng được ngân hàng này miễn phí quản lý tài khoản.
MB không có chương trình duy trì số dư tối thiểu sẽ miễn phí quản lý như Techcombank. Thay vào đó, các khách hàng sẽ được miễn phí toàn bộ giao dịch khi sử dụng tài khoản thanh toán nội địa trên ứng dụng MB, nếu phát hành lần đầu, các khách hàng sẽ mất khoảng 66.000đ để phát hành thẻ lần đầu và sẽ mất khoảng một khoảng phí thường niên rất nhỏ để duy trì thẻ.
Vietcombank sẽ miễn các loại phí như phí mở tài khoản, phí quản lý tài khoản, phí giao dịch, nếu khách hàng mở tài khoản trên ứng dụng digibank của ngân hàng này. Nếu phát hành thẻ, các khách hàng chỉ mất 50.000đ chi phí phát hành thẻ lần đầu và không mất phí duy trì.
Đối với MSB, loại tài khoản M-Money, các khách hàng sẽ được miễn phí duy trì tài khoản nếu duy trì số dư bình quân tháng trên 2 triệu đồng. Tài khoản này cũng đồng thời được miễn phí IB, SMS Banking, rút tiền tại ATM của MSB và 2 giao dịch rút tiền đầu tiên trong tháng tại các ngân hàng khác.
Tại ACB, đối với các khách hàng sử dụng gói tài khoản Eco và tài khoản thanh toán trực tuyến, khách hàng sẽ được miễn phí mở tài khoản, miễn phí quản lý tài khoản mà không gặp phải yêu cầu về số dư bình quân tối thiểu phải duy trì.
Với một số tài khoản khác cũng trong cùng hệ thống ACB, các khách hàng phải duy trì một số dư bình quân tháng tối thiểu, như tài khoản thương gia phải duy trì từ 15 triệu trở lên, eBIZ, từ 2 triệu trở lên, các tài khoản thanh toán khác từ 500.000đ trở lên.
Ngoài 5 ông lớn về tỷ lệ CASA hàng đầu, một số ngân hàng khác cũng có các yêu cầu tương tự để miễn phí cho khách hàng.
Tại VIB, đối với tài khoản thanh toán, duy trì số dư bình quân tài khoản trên 2 triệu hoặc 100 FCY (đối với tài khoản thanh toán ngoại tệ) sẽ được miễn phí quản lý tài khoản.
Nếu khách hàng không duy trì đủ số dư bình quan tối thiểu theo quy định, SHB sẽ thu phí quản lý tài khoản từ 13.200-55.000đ.
Nhìn chung, các ngân hàng đều khuyến khích các khách hàng duy trì một số dư nhất định trên tài khoản của mình, một vài ngân hàng chọn cách yêu cầu khách hàng duy trì số dư tối thiểu bình quân, thường là 2 triệu đồng đối với tài khoản thanh toán cá nhân, để không bị trừ phí. Số khác lại chọn cách miễn phí các giao dịch, thậm chí có ngân hàng kết hợp cả 2 hình thức. Các ngân hàng nhìn tổng quan đều đã và đang có các ưu đãi rất linh hoạt cho người dùng.
Các chuyên gia khuyến nghị, hiện nay các ngân hàng đều đã có rất nhiều ưu đãi và dịch vụ, các khách hàng nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, sao cho có thể tránh phát sinh các loại phí không cần thiết, tối ưu hóa lợi ích nhất. Họ cũng lưu ý thêm rằng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về các điều khoản dịch vụ trước khi tiến hành giao dịch tại các ngân hàng.
Để bao nhiêu tiền trong tài khoản thì được miễn giảm các loại phí?
Nhiều khách hàng hiện vẫn đang phải mất các loại phí và không tận dụng được các ưu đãi từ việc chạy đua CASA của các ngân hàng. Vậy đâu là giải pháp để người dùng có được quyền lợi tốt nhất?
cafef.vn
Link bài gốc: Để bao nhiêu tiền trong tài khoản thì được miễn giảm các loại phí?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Hướng Dẫn Thiết Kế Logo Nha Khoa Đẹp và Chuyên Nghiệp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tưng bừng ngày khai giảng năm học mới, hội cầu thủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu