Với những điều kiện đảm bảo về cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển, ngành thẩm định giá đang thực hiện giai đoạn phát triển và khẳng định vai trò của mình trong hệ thống kinh tế quốc dân. Với nhu cầu ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực kinh tế, nguôn nhân lực hiện tại của ngành đang là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan chức năng, hội thẩm định giá, các doanh thẩm định giá,...
Hiện nay, đào tạo thẩm định giá được thiết lập ở 2 cấp độ ngắn hạn và dài hạn. Chương trình ngắn hạn chủ yếu là các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá, người tham gia học chương trình này khi hoàn thành sẽ được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá. Chương trình đào tạo dài hạn là các chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học về thẩm định giá tại các trường cao đẳng và đại học, kéo dài từ 3 đến 4 năm.
Đối với chương trình đào tạo dài hạn, tính đến nay công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành thẩm định giá chỉ được thực hiện ở 05 trường đại học, cao đẳng trong cả nước (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học Viện tài chính, Cao đẳng tài chính Quản trị kinh doanh ở Hải Dương, Đại Học Marketing và Đại học Kinh tế TP.HCM). Các trường cũng chỉ đào tạo được 04 khóa với khoảng 400 sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng thẩm định giá. Từ năm 2004, các trường mới tiến hành đạo tạo cử nhân thẩm định giá bậc đại học.
Đối với công tác đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trong những năm qua, Việt Nam đã đạo tạo nghiệp vụ được hơn 2.000 học viên và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá. Các học viên được cấp chứng chỉ này chủ yếu là cán bộ làm công tác quản lý giá ở Sở Tài chính, các trung tâm Thẩm định giá thuộc quản lý của Sở Tài chính tại nhiều địa phương trong cả nước, một ít tham gia vào hoạt động thẩm định giá tại các ngân hàng, các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp thẩm định giá chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đối với lực lượng thẩm định viên về giá, hiện tại Bộ Tài chính đã tổ chức được 3 đợt thi để cấp thể thẩm định viên về giá, và trong 3 đợt thi này, Bộ Tài chính đã cấp được trên 200 thẻ thẩm định viên về giá. Theo Thông báo số 263/TB-BTC 7.8.2006 về việc công bố danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá thì có 78 thẩm định viên về giá được hành nghề thẩm định giá trong 11 doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá.
Ngành thẩm định giá Việt Nam là một ngành rất mới nhưng nó đã đi được những bước đi đáng kể trong của quá trình phát triển và cũng cố vai trò của mình trong xu hướng hội nhập và phát triển.
Hiện tại Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật, nhưng đó mới chỉ là những quy định chung, trong khi các qui định pháp luật cụ thể, qui định hành nghề và các tiêu chuẩn về chuyên môn chưa được ban hành. Việc hình thành các tiêu chuẩn thẩm định giá rất cần thiết để chuẩn hóa hoạt động của ngành thẩm định giá, của thẩm định viên, đồng thời thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, cở sở khoa học thẩm định, nâng cao công tác đào tạo thẩm định viên. Phải thực hiện kiên quyết về quy định hình thức đối với doanh nghiệp thẩm định giá, không thể để tồn tại nhiều hình thức đơn vị thẩm định giá như hiện nay, có như thế mới tạo ra được sự cạnh tranh công bằng, và có như thế mới tạo ra động lực cho sự phát triển.
Ngành thẩm định Việt Nam cần phải được nâng lên một tầm cao mới để thẩm định giá trở thành là một nghề thật sự. Công tác đào tạo cần phải được đảm bảo để người thẩm định viên có đủ đức, đủ tài nhằm thực hiện công tác nghiệp vụ của mình. Để cho công tác thẩm định giá đi vào cuộc sống, người thẩm định viên cần phải được mở rộng khả năng pháp lý của họ trong việc xác định và xác nhận giá trị của tài sản thẩm định, đó là mức độ phát triển cao mà ngành thẩm định giá Việt Nam cần vươn tới.
Hiện nay, đào tạo thẩm định giá được thiết lập ở 2 cấp độ ngắn hạn và dài hạn. Chương trình ngắn hạn chủ yếu là các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá, người tham gia học chương trình này khi hoàn thành sẽ được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá. Chương trình đào tạo dài hạn là các chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học về thẩm định giá tại các trường cao đẳng và đại học, kéo dài từ 3 đến 4 năm.
Đối với chương trình đào tạo dài hạn, tính đến nay công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành thẩm định giá chỉ được thực hiện ở 05 trường đại học, cao đẳng trong cả nước (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học Viện tài chính, Cao đẳng tài chính Quản trị kinh doanh ở Hải Dương, Đại Học Marketing và Đại học Kinh tế TP.HCM). Các trường cũng chỉ đào tạo được 04 khóa với khoảng 400 sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng thẩm định giá. Từ năm 2004, các trường mới tiến hành đạo tạo cử nhân thẩm định giá bậc đại học.
Đối với công tác đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trong những năm qua, Việt Nam đã đạo tạo nghiệp vụ được hơn 2.000 học viên và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá. Các học viên được cấp chứng chỉ này chủ yếu là cán bộ làm công tác quản lý giá ở Sở Tài chính, các trung tâm Thẩm định giá thuộc quản lý của Sở Tài chính tại nhiều địa phương trong cả nước, một ít tham gia vào hoạt động thẩm định giá tại các ngân hàng, các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp thẩm định giá chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đối với lực lượng thẩm định viên về giá, hiện tại Bộ Tài chính đã tổ chức được 3 đợt thi để cấp thể thẩm định viên về giá, và trong 3 đợt thi này, Bộ Tài chính đã cấp được trên 200 thẻ thẩm định viên về giá. Theo Thông báo số 263/TB-BTC 7.8.2006 về việc công bố danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá thì có 78 thẩm định viên về giá được hành nghề thẩm định giá trong 11 doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá.
Ngành thẩm định giá Việt Nam là một ngành rất mới nhưng nó đã đi được những bước đi đáng kể trong của quá trình phát triển và cũng cố vai trò của mình trong xu hướng hội nhập và phát triển.
Hiện tại Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật, nhưng đó mới chỉ là những quy định chung, trong khi các qui định pháp luật cụ thể, qui định hành nghề và các tiêu chuẩn về chuyên môn chưa được ban hành. Việc hình thành các tiêu chuẩn thẩm định giá rất cần thiết để chuẩn hóa hoạt động của ngành thẩm định giá, của thẩm định viên, đồng thời thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, cở sở khoa học thẩm định, nâng cao công tác đào tạo thẩm định viên. Phải thực hiện kiên quyết về quy định hình thức đối với doanh nghiệp thẩm định giá, không thể để tồn tại nhiều hình thức đơn vị thẩm định giá như hiện nay, có như thế mới tạo ra được sự cạnh tranh công bằng, và có như thế mới tạo ra động lực cho sự phát triển.
Ngành thẩm định Việt Nam cần phải được nâng lên một tầm cao mới để thẩm định giá trở thành là một nghề thật sự. Công tác đào tạo cần phải được đảm bảo để người thẩm định viên có đủ đức, đủ tài nhằm thực hiện công tác nghiệp vụ của mình. Để cho công tác thẩm định giá đi vào cuộc sống, người thẩm định viên cần phải được mở rộng khả năng pháp lý của họ trong việc xác định và xác nhận giá trị của tài sản thẩm định, đó là mức độ phát triển cao mà ngành thẩm định giá Việt Nam cần vươn tới.
(Theo Tạp chí BĐS)
Bài tương tự bạn quan tâm
Hành trang nghề thẩm định giá cho ai học trái ngành
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngành công nghệ hạt nhân thiếu nhân lực trầm trọng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đạo đức nghề nghiệp trong định giá bất động sản
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghề thẩm định giá: Vẫn còn khiêm tốn về nhân lực
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu