Tủ lạnh với chức năng chính là làm lạnh và bảo quản thực phẩm lâu hơn, tươi hơn, đã trở thành thiết bị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên giúp tối ưu công suất hoạt động của thiết bị đồng thời hạn chế vi khuẩn sinh sôi hay mùi hôi khó chịu trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, việc vệ sinh tủ lạnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu mắc phải một số sai lầm, cũng có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Trường hợp sau, xảy ra vào đầu năm 2023 là một ví dụ.
Khoảng 13 giờ ngày 8/1/2023, tại xã Ninh Phúc, TP. Ninh Bình, trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh cho khách, anh C. (thợ kỹ thuật) đang tiến hành bơm khí gas bổ sung vào tủ lạnh thì bất ngờ khí gas phát nổ. Vụ nổ khiến anh C. tử vong tại chỗ và một số vật dụng trong nhà bị hư hỏng.
Nhiều trường hợp tủ lạnh phát nổ nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới người dùng trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng (Ảnh minh họa)
Hay một sự việc khác xảy ra vào tháng 10 năm 2017. Cụ thể, anh Hoàng T. (sinh năm 1981, trú tại Bố Trạch, Quảng Bình) được hàng xóm phát hiện bị giật điện bất tỉnh, mặc dù đã được sơ cứu ngay nhưng anh Hoàng T. đã tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân do tủ lạnh bị rò điện, nạn nhân đã không ngắt điện khi lau chùi tủ.
Chuyên gia đưa ra lời cảnh báo về những nguy cơ mất an toàn khi vệ sinh tủ lạnh
Có thể thấy, trường hợp người dùng gặp tai nạn trong quá trình kiểm tra, vệ sinh hay bảo dưỡng tủ lạnh là không hiếm gặp. Chúng chủ yếu đến từ những sơ hở trong quá trình như rò điện, rò khí gas…
Tủ lạnh có cấu tạo bao gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn… Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn để làm lạnh tủ.
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Bách Khoa Hà Nội, khí gas là một chất dễ bắt lửa, dễ cháy khi bị rò rỉ, nếu có nguồn lửa ở gần sẽ gây cháy tủ lạnh và lây sang các vật khác trong nhà.
Do vậy việc bơm gas cho tủ lạnh cần đến các thiết bị chuyên dụng và những người kỹ thuật viên có chuyên môn cao, người dùng không được tự ý thực hiện. Việc sử dụng tủ lạnh đúng cách và bảo dưỡng vệ sinh định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng là việc cần thiết để đảm bảo an toàn.
Gas tủ lạnh ở trạng thái lỏng, dễ bay hơi và chúng có chức năng tạo ra nhiệt độ lạnh (Ảnh minh họa)
Còn đối với nguyên nhân rò rỉ điện, tủ lạnh có thể bị rò rỉ điện vì quá trình sử dụng đã lâu, khiến thiết bị xuống cấp, đường dây điện hở, hay thiết bị được đặt ở nơi ẩm thấp, đầu phích cắm không đảm bảo… Đây là sự cố cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
“Trường hợp phổ biến hay gặp ở tủ lạnh là lỗi chạm mát, nghĩa là sờ vào tủ thấy hơi tê tê chứng tỏ có 1 bộ phận bị rò rỉ điện. Do chi tiết bị hở đó có điện áp nhỏ nên không gây giật mà chỉ hơi tê. Tủ lạnh có phần vỏ bên trong bằng nhựa, được cách với lớp kim loại bên ngoài bằng lớp bảo ôn cách điện.
Tuy nhiên, bên trong tủ lạnh vẫn có các chi tiết có thể gây rò rỉ điện như dây dẫn điện cho quạt gió, dây dẫn của đèn báo sáng… Cộng với các yếu tố như tay ướt, đồ lau dọn tủ có nước hay người dọn tủ đi chân đất… thì đề có thể dẫn đến bị điện giật”, chuyên gia nói thêm.
Rò rỉ điện là lỗi thường gặp ở tủ lạnh, đặc biệt là trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng (Ảnh minh họa)
Những lỗi sai nên tránh khi vệ sinh tủ lạnh
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm, dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhiều gia đình thường mắc phải mà các chuyên gia khuyên nên lưu ý và bỏ ngay.
1. Không ngắt điện tủ lạnh khi vệ sinh
Luôn ngắt điện trước khi tiến hành vệ sinh là nguyên tắc bất di bất dịch đối với tủ lạnh nói chung cũng như tất cả thiết bị điện trong nhà nói riêng. Nhiều người thường lau dọn, vệ sinh tủ lạnh trong khi vẫn cắm điện. Thói quen này không những gây hại cho tủ, lãng phí điện năng, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, gây mất an toàn cho người thực hiện vệ sinh tủ do rò rỉ điện.
Ngắt điện tủ lạnh trước khi vệ sinh 1 - 2 tiếng để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, người dùng nên thực hiện thao tác rút phích cắm, ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn trước khi vệ sinh. Đồng thời, thao tác này nên được thực hiện trước khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo an toàn nhất.
2. Dùng vật sắc nhọn để cạy đá trong tủ
Một trong những vấn đề “nhức nhối” cho các gia đình mỗi lần tổng vệ sinh tủ lạnh là tủ đá đóng đông. Để tiết kiệm thời gian, phương pháp được nhiều người áp dụng là tìm ngay 1 vật sắc nhọn để cạy lớp đá đông “cứng đầu”. Tuy nhiên khi thực hiện việc này, người dùng có thể trượt tay chọc đúng vào đường dây dẫn khí hay dàn lạnh. Từ đó gây hư hỏng tủ lạnh.
Cách tốt nhất vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa thiết bị, vừa an toàn, là nên để lớp đá được rã đông tự nhiên, việc dọn dẹp lớp đá này sẽ hiệu quả, đỡ tốn thời gian và công sức hơn.
Sử dụng vật sắc nhọn vệ sinh tủ lạnh có thể gây hư hỏng thiết bị (Ảnh minh họa)
3. Dùng nước nóng để vệ sinh tủ lạnh
Nước nóng luôn là sự lựa chọn hoàn hảo khi vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa nhờ khả năng diệt khuẩn tức thì. Tuy nhiên trong việc vệ sinh tủ lạnh, nước nóng lại không mang lợi ích gì, mà ngược lại, chúng còn gây hại cho tủ lạnh. Nước nóng rất dễ làm vỡ hoặc biến dạng các ngăn và kệ trong tủ lạnh. Bên cạnh đó nó còn có thể gây bong tróc các lớp bảo vệ trong tủ lạnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh.
4. Dùng quá nhiều nước
Sử dụng nước quá nhiều trong quá trình vệ sinh tủ lạnh không đem lại hiệu quả cho công việc này. Vết bẩn và vi khuẩn trong tủ lạnh sẽ dễ dàng lây lan nếu lượng nước vệ sinh tủ lạnh quá nhiều. Hơn nữa tủ lạnh quá ướt sẽ rất nguy hiểm nếu tủ lạnh bị rò rỉ điện.
5. Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh
Nhiều người thường sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì cho rằng như vậy sẽ khiến các vết bẩn cứng đầu như cặn thức ăn, nước uống sót lại trong tủ được làm sạch hiệu quả hơn. Nhưng thực chất, chất tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến khí và chất độc ngấm trực tiếp vào thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để vệ sinh tủ lạnh hiệu quả, người dùng nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên hoặc tẩy rửa nhẹ nhàng nhưng hiệu quả và dùng các loại khăn mềm để lau tủ lạnh.
Thay vì hóa chất mạnh, chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh có chiết xuất tự nhiên, lành tính để lau chùi tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Link bài gốc: Đang bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh, người dùng gặp tai nạn thương tâm: Nguyên nhân có thể từ những sai lầm phổ biến
Tuy nhiên, việc vệ sinh tủ lạnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu mắc phải một số sai lầm, cũng có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Trường hợp sau, xảy ra vào đầu năm 2023 là một ví dụ.
Khoảng 13 giờ ngày 8/1/2023, tại xã Ninh Phúc, TP. Ninh Bình, trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh cho khách, anh C. (thợ kỹ thuật) đang tiến hành bơm khí gas bổ sung vào tủ lạnh thì bất ngờ khí gas phát nổ. Vụ nổ khiến anh C. tử vong tại chỗ và một số vật dụng trong nhà bị hư hỏng.
Nhiều trường hợp tủ lạnh phát nổ nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới người dùng trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng (Ảnh minh họa)
Hay một sự việc khác xảy ra vào tháng 10 năm 2017. Cụ thể, anh Hoàng T. (sinh năm 1981, trú tại Bố Trạch, Quảng Bình) được hàng xóm phát hiện bị giật điện bất tỉnh, mặc dù đã được sơ cứu ngay nhưng anh Hoàng T. đã tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân do tủ lạnh bị rò điện, nạn nhân đã không ngắt điện khi lau chùi tủ.
Chuyên gia đưa ra lời cảnh báo về những nguy cơ mất an toàn khi vệ sinh tủ lạnh
Có thể thấy, trường hợp người dùng gặp tai nạn trong quá trình kiểm tra, vệ sinh hay bảo dưỡng tủ lạnh là không hiếm gặp. Chúng chủ yếu đến từ những sơ hở trong quá trình như rò điện, rò khí gas…
Tủ lạnh có cấu tạo bao gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn… Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn để làm lạnh tủ.
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Bách Khoa Hà Nội, khí gas là một chất dễ bắt lửa, dễ cháy khi bị rò rỉ, nếu có nguồn lửa ở gần sẽ gây cháy tủ lạnh và lây sang các vật khác trong nhà.
Do vậy việc bơm gas cho tủ lạnh cần đến các thiết bị chuyên dụng và những người kỹ thuật viên có chuyên môn cao, người dùng không được tự ý thực hiện. Việc sử dụng tủ lạnh đúng cách và bảo dưỡng vệ sinh định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng là việc cần thiết để đảm bảo an toàn.
Gas tủ lạnh ở trạng thái lỏng, dễ bay hơi và chúng có chức năng tạo ra nhiệt độ lạnh (Ảnh minh họa)
Còn đối với nguyên nhân rò rỉ điện, tủ lạnh có thể bị rò rỉ điện vì quá trình sử dụng đã lâu, khiến thiết bị xuống cấp, đường dây điện hở, hay thiết bị được đặt ở nơi ẩm thấp, đầu phích cắm không đảm bảo… Đây là sự cố cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
“Trường hợp phổ biến hay gặp ở tủ lạnh là lỗi chạm mát, nghĩa là sờ vào tủ thấy hơi tê tê chứng tỏ có 1 bộ phận bị rò rỉ điện. Do chi tiết bị hở đó có điện áp nhỏ nên không gây giật mà chỉ hơi tê. Tủ lạnh có phần vỏ bên trong bằng nhựa, được cách với lớp kim loại bên ngoài bằng lớp bảo ôn cách điện.
Tuy nhiên, bên trong tủ lạnh vẫn có các chi tiết có thể gây rò rỉ điện như dây dẫn điện cho quạt gió, dây dẫn của đèn báo sáng… Cộng với các yếu tố như tay ướt, đồ lau dọn tủ có nước hay người dọn tủ đi chân đất… thì đề có thể dẫn đến bị điện giật”, chuyên gia nói thêm.
Rò rỉ điện là lỗi thường gặp ở tủ lạnh, đặc biệt là trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng (Ảnh minh họa)
Những lỗi sai nên tránh khi vệ sinh tủ lạnh
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm, dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhiều gia đình thường mắc phải mà các chuyên gia khuyên nên lưu ý và bỏ ngay.
1. Không ngắt điện tủ lạnh khi vệ sinh
Luôn ngắt điện trước khi tiến hành vệ sinh là nguyên tắc bất di bất dịch đối với tủ lạnh nói chung cũng như tất cả thiết bị điện trong nhà nói riêng. Nhiều người thường lau dọn, vệ sinh tủ lạnh trong khi vẫn cắm điện. Thói quen này không những gây hại cho tủ, lãng phí điện năng, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, gây mất an toàn cho người thực hiện vệ sinh tủ do rò rỉ điện.
Ngắt điện tủ lạnh trước khi vệ sinh 1 - 2 tiếng để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, người dùng nên thực hiện thao tác rút phích cắm, ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn trước khi vệ sinh. Đồng thời, thao tác này nên được thực hiện trước khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo an toàn nhất.
2. Dùng vật sắc nhọn để cạy đá trong tủ
Một trong những vấn đề “nhức nhối” cho các gia đình mỗi lần tổng vệ sinh tủ lạnh là tủ đá đóng đông. Để tiết kiệm thời gian, phương pháp được nhiều người áp dụng là tìm ngay 1 vật sắc nhọn để cạy lớp đá đông “cứng đầu”. Tuy nhiên khi thực hiện việc này, người dùng có thể trượt tay chọc đúng vào đường dây dẫn khí hay dàn lạnh. Từ đó gây hư hỏng tủ lạnh.
Cách tốt nhất vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa thiết bị, vừa an toàn, là nên để lớp đá được rã đông tự nhiên, việc dọn dẹp lớp đá này sẽ hiệu quả, đỡ tốn thời gian và công sức hơn.
Sử dụng vật sắc nhọn vệ sinh tủ lạnh có thể gây hư hỏng thiết bị (Ảnh minh họa)
3. Dùng nước nóng để vệ sinh tủ lạnh
Nước nóng luôn là sự lựa chọn hoàn hảo khi vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa nhờ khả năng diệt khuẩn tức thì. Tuy nhiên trong việc vệ sinh tủ lạnh, nước nóng lại không mang lợi ích gì, mà ngược lại, chúng còn gây hại cho tủ lạnh. Nước nóng rất dễ làm vỡ hoặc biến dạng các ngăn và kệ trong tủ lạnh. Bên cạnh đó nó còn có thể gây bong tróc các lớp bảo vệ trong tủ lạnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh.
4. Dùng quá nhiều nước
Sử dụng nước quá nhiều trong quá trình vệ sinh tủ lạnh không đem lại hiệu quả cho công việc này. Vết bẩn và vi khuẩn trong tủ lạnh sẽ dễ dàng lây lan nếu lượng nước vệ sinh tủ lạnh quá nhiều. Hơn nữa tủ lạnh quá ướt sẽ rất nguy hiểm nếu tủ lạnh bị rò rỉ điện.
5. Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh
Nhiều người thường sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì cho rằng như vậy sẽ khiến các vết bẩn cứng đầu như cặn thức ăn, nước uống sót lại trong tủ được làm sạch hiệu quả hơn. Nhưng thực chất, chất tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến khí và chất độc ngấm trực tiếp vào thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để vệ sinh tủ lạnh hiệu quả, người dùng nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên hoặc tẩy rửa nhẹ nhàng nhưng hiệu quả và dùng các loại khăn mềm để lau tủ lạnh.
Thay vì hóa chất mạnh, chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh có chiết xuất tự nhiên, lành tính để lau chùi tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Link bài gốc: Đang bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh, người dùng gặp tai nạn thương tâm: Nguyên nhân có thể từ những sai lầm phổ biến
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thị trường bất động sản đang bước dần vào chu kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu