Thứ hạng ấn tượng trên các BXH quốc tế uy tín
Mới đây, ĐH Duy Tân là một trong 5 đại diện của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 của tổ chức xếp hạng đại học QS và cũng là ngôi trường có thứ hạng cao nhất (hạng 514, tăng 286 bậc so với năm ngoái). Những ĐH còn lại trong danh sách của QS là ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 721-730), ĐH Quốc gia HN và ĐH Quốc gia TP.HCM (cùng trong nhóm 951-1.000) và ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí 1.201 - 1.400.
Trong top 5 các trường của Việt Nam lọt BXH QS, ĐH Duy Tân dẫn đầu về Tỷ lệ Giảng viên Quốc tế và tiêu chí Phát triển bền vững, xếp thứ 2 trong tiêu chí Danh tiếng với Nhà tuyển dụng, chỉ sau ĐHQG TP.HCM. Một số tiêu chí xếp hạng còn lại bao gồm: Danh tiếng về Học thuật, Tỷ lệ Giảng viên/Sinh viên, Tỷ lệ Trích dẫn Bài báo/Giảng viên, Tỷ lệ giảng viên quốc tế…
Trước đó, ĐH Duy Tân cũng nằm trong top 401-500 bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2023 của Tổ chức Times Higher Education (THE). BXH đại học có tầm ảnh hưởng (Impact Ranking) được công bố tháng 6/2023 cũng ghi nhận sự nhảy vọt 200 bậc của ngôi trường này với vị trí 401-600, tương đương ĐHQG Hà Nội và xếp sau ĐH Kinh tế TP.HCM trong các trường Việt Nam vào danh sách này.
THE và QS cùng Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU) là 3 tổ chức xếp hạng đại học uy tín hàng đầu thế giới. Cuối năm 2022, QS đã công bố kết quả của Bảng Xếp hạng Đại học (ĐH) Châu Á (QS AUR) năm 2023. Trong đó, ĐH Duy Tân xếp vị trí thứ 145 châu Á, hạng 32 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 trong số các trường của Việt Nam được xếp hạng.
Điểm chuẩn “dễ thở”
Nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng uy tín, song điểm chuẩn của ĐH Duy Tân khá “dễ thở”. Theo thông tin tuyển sinh năm 2023, trường xác định chỉ tiêu 6.200 thí sinh cho 7 trường thành viên và 1 viện đào tạo. Trường công bố mức điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thấp nhất là 14. Riêng khối ngành sức khỏe, điểm sàn xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Với phương thức xét tuyển sớm (đợt 1 năm 2023), điểm chuẩn trúng tuyển vào trường xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT dao động từ 17-24 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Dược/Y khoa/Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Ngành học này cũng có điểm chuẩn cao nhất dựa theo các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia HN,TP.HCM tổ chức.
Nhìn lại kì tuyển sinh năm 2022, mức điểm chuẩn của trường cũng không quá “thách đố” thí sinh. Dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn trúng tuyển ĐH Duy Tân dao động 14-22 điểm.
Theo đó, nhóm ngành cao điểm nhất là y khoa, bác sĩ răng hàm mặt với 22 điểm, ngành dược học có điểm trúng tuyển là 21. Riêng ngành kỹ thuật y sinh, điều dưỡng, công nghệ kỹ thuật môi trường có điểm trúng tuyển là 19.
Theo đó, thí sinh theo học ngành Răng - Hàm - Mặt sẽ được học tập trong vòng 6 năm. Đại học Duy Tân mong muốn đào tạo ra đội ngũ bác sĩ có y đức, vững kiến thức, giỏi chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y học và Răng - Hàm - Mặt để xác định, chẩn đoán và điều trị cũng như phục vụ nhu cầu chăm sóc và làm đẹp về răng miệng cho người dân. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của các “sĩ tử” và cung cấp nguồn nhân lực Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt chất lượng cho xã hội.
Kỳ tuyển sinh năm 2022 của ĐH Duy Tân có 3 ngành có điểm trúng tuyển là 17 gồm kỹ thuật điện, khoa học dữ liệu, Việt Nam học. Có 5 ngành có điểm trúng tuyển là 16 và 5 ngành có điểm trúng tuyển là 15.
Ngoài ra có 27 ngành có điểm trúng tuyển là 14, tương ứng chưa cần 5 điểm/môn đã có thể học tại trường.
Trong năm học 2021-2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp tăng 3,3% so với năm trước đó, tương ứng 85,45%. Năm học này, trường cũng đã công nhận tốt nghiệp cho 4366 sinh viên, trong đó 156 em tốt nghiệp loại xuất sắc (chiếm 3,6%). Số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đạt 842 (chiếm 19,3%), còn lại là sinh viên đạt loại khá (2731 em).
Đạt doanh thu hơn 500 tỷ đồng
Trường ĐH Duy Tân hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. Nguồn thu của trường chủ yếu là học phí và các khoản lệ phí liên quan đến nhiệm vụ đào tạo…
Theo báo cáo ba công khai năm học 2022-2023, năm 2022, tổng doanh thu của trường dự kiến đạt 548 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ học phí 544 tỷ đồng, chiếm 99,2% tổng thu. Trường không có nguồn Ngân sách nước cấp.
Mức học phí trung bình đào tạo 1 sinh viên của ĐH Duy Tân dao động từ 14-40 triệu đồng/năm. Đối với ngành bác sĩ đa khoa và bác sĩ Răng-Hàm-Mặt học phí cao hơn hẳn, khoảng 85-90 triệu đồng/năm. Tương ứng, trong 6 năm học, các em sẽ phải đóng mức học phí 510-540 triệu đồng.
Cơ sở vật chất được đầu tư “mạnh tay”
Các cơ sở đào tạo của ĐH Duy Tân được đặt ở trung tâm TP Đà Nẵng, tại những vị trí thuận lợi với quỹ đất lên tới 36ha. Cơ sở vật chất của ngôi trường này được đánh giá là hiện đại bậc nhất TP Đà Nẵng và miền Trung với hệ thông 184 phòng học, giảng đường đầy đủ trang thiết bị, khách sạn mini để thực hành nghiệp vụ khách sạn, phòng thí nghiệm khoa y và điện - điện tử,...
ĐH Duy Tân cũng trang bị hàng nghìn máy tính phục vụ đào tạo ngành công nghệ thông tin, nhà thuốc đại học để sinh viên ngành Dược thực hành cùng rất nhiều phòng chức năng khác như xưởng phim, thư viện,...
Toàn cảnh ĐH Duy Tân
Thư viện”xịn sò”của ĐH Duy Tân
Xưởng phim ĐH Duy Tân
Lớp thực hành của ngành Y Đa Khoa
CS Hòa Khánh của ĐH Duy Tân
Ảnh: Fanpage ĐH Duy Tân
Link bài gốc: Đại học có thứ hạng cao nhất Việt Nam trong BXH quốc tế uy tín nhưng đầu vào cực “dễ thở” chỉ từ 14 điểm, tỷ lệ sinh viên có việc làm vượt ngưỡng 85%
Mới đây, ĐH Duy Tân là một trong 5 đại diện của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 của tổ chức xếp hạng đại học QS và cũng là ngôi trường có thứ hạng cao nhất (hạng 514, tăng 286 bậc so với năm ngoái). Những ĐH còn lại trong danh sách của QS là ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 721-730), ĐH Quốc gia HN và ĐH Quốc gia TP.HCM (cùng trong nhóm 951-1.000) và ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí 1.201 - 1.400.
Trong top 5 các trường của Việt Nam lọt BXH QS, ĐH Duy Tân dẫn đầu về Tỷ lệ Giảng viên Quốc tế và tiêu chí Phát triển bền vững, xếp thứ 2 trong tiêu chí Danh tiếng với Nhà tuyển dụng, chỉ sau ĐHQG TP.HCM. Một số tiêu chí xếp hạng còn lại bao gồm: Danh tiếng về Học thuật, Tỷ lệ Giảng viên/Sinh viên, Tỷ lệ Trích dẫn Bài báo/Giảng viên, Tỷ lệ giảng viên quốc tế…
Trước đó, ĐH Duy Tân cũng nằm trong top 401-500 bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2023 của Tổ chức Times Higher Education (THE). BXH đại học có tầm ảnh hưởng (Impact Ranking) được công bố tháng 6/2023 cũng ghi nhận sự nhảy vọt 200 bậc của ngôi trường này với vị trí 401-600, tương đương ĐHQG Hà Nội và xếp sau ĐH Kinh tế TP.HCM trong các trường Việt Nam vào danh sách này.
THE và QS cùng Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU) là 3 tổ chức xếp hạng đại học uy tín hàng đầu thế giới. Cuối năm 2022, QS đã công bố kết quả của Bảng Xếp hạng Đại học (ĐH) Châu Á (QS AUR) năm 2023. Trong đó, ĐH Duy Tân xếp vị trí thứ 145 châu Á, hạng 32 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 trong số các trường của Việt Nam được xếp hạng.
Điểm chuẩn “dễ thở”
Nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng uy tín, song điểm chuẩn của ĐH Duy Tân khá “dễ thở”. Theo thông tin tuyển sinh năm 2023, trường xác định chỉ tiêu 6.200 thí sinh cho 7 trường thành viên và 1 viện đào tạo. Trường công bố mức điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thấp nhất là 14. Riêng khối ngành sức khỏe, điểm sàn xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Với phương thức xét tuyển sớm (đợt 1 năm 2023), điểm chuẩn trúng tuyển vào trường xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT dao động từ 17-24 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Dược/Y khoa/Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Ngành học này cũng có điểm chuẩn cao nhất dựa theo các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia HN,TP.HCM tổ chức.
Nhìn lại kì tuyển sinh năm 2022, mức điểm chuẩn của trường cũng không quá “thách đố” thí sinh. Dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn trúng tuyển ĐH Duy Tân dao động 14-22 điểm.
Theo đó, nhóm ngành cao điểm nhất là y khoa, bác sĩ răng hàm mặt với 22 điểm, ngành dược học có điểm trúng tuyển là 21. Riêng ngành kỹ thuật y sinh, điều dưỡng, công nghệ kỹ thuật môi trường có điểm trúng tuyển là 19.
Theo đó, thí sinh theo học ngành Răng - Hàm - Mặt sẽ được học tập trong vòng 6 năm. Đại học Duy Tân mong muốn đào tạo ra đội ngũ bác sĩ có y đức, vững kiến thức, giỏi chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y học và Răng - Hàm - Mặt để xác định, chẩn đoán và điều trị cũng như phục vụ nhu cầu chăm sóc và làm đẹp về răng miệng cho người dân. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của các “sĩ tử” và cung cấp nguồn nhân lực Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt chất lượng cho xã hội.
Kỳ tuyển sinh năm 2022 của ĐH Duy Tân có 3 ngành có điểm trúng tuyển là 17 gồm kỹ thuật điện, khoa học dữ liệu, Việt Nam học. Có 5 ngành có điểm trúng tuyển là 16 và 5 ngành có điểm trúng tuyển là 15.
Ngoài ra có 27 ngành có điểm trúng tuyển là 14, tương ứng chưa cần 5 điểm/môn đã có thể học tại trường.
Trong năm học 2021-2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp tăng 3,3% so với năm trước đó, tương ứng 85,45%. Năm học này, trường cũng đã công nhận tốt nghiệp cho 4366 sinh viên, trong đó 156 em tốt nghiệp loại xuất sắc (chiếm 3,6%). Số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đạt 842 (chiếm 19,3%), còn lại là sinh viên đạt loại khá (2731 em).
Đạt doanh thu hơn 500 tỷ đồng
Trường ĐH Duy Tân hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. Nguồn thu của trường chủ yếu là học phí và các khoản lệ phí liên quan đến nhiệm vụ đào tạo…
Theo báo cáo ba công khai năm học 2022-2023, năm 2022, tổng doanh thu của trường dự kiến đạt 548 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ học phí 544 tỷ đồng, chiếm 99,2% tổng thu. Trường không có nguồn Ngân sách nước cấp.
Mức học phí trung bình đào tạo 1 sinh viên của ĐH Duy Tân dao động từ 14-40 triệu đồng/năm. Đối với ngành bác sĩ đa khoa và bác sĩ Răng-Hàm-Mặt học phí cao hơn hẳn, khoảng 85-90 triệu đồng/năm. Tương ứng, trong 6 năm học, các em sẽ phải đóng mức học phí 510-540 triệu đồng.
Cơ sở vật chất được đầu tư “mạnh tay”
Các cơ sở đào tạo của ĐH Duy Tân được đặt ở trung tâm TP Đà Nẵng, tại những vị trí thuận lợi với quỹ đất lên tới 36ha. Cơ sở vật chất của ngôi trường này được đánh giá là hiện đại bậc nhất TP Đà Nẵng và miền Trung với hệ thông 184 phòng học, giảng đường đầy đủ trang thiết bị, khách sạn mini để thực hành nghiệp vụ khách sạn, phòng thí nghiệm khoa y và điện - điện tử,...
ĐH Duy Tân cũng trang bị hàng nghìn máy tính phục vụ đào tạo ngành công nghệ thông tin, nhà thuốc đại học để sinh viên ngành Dược thực hành cùng rất nhiều phòng chức năng khác như xưởng phim, thư viện,...
Toàn cảnh ĐH Duy Tân
Thư viện”xịn sò”của ĐH Duy Tân
Xưởng phim ĐH Duy Tân
Lớp thực hành của ngành Y Đa Khoa
CS Hòa Khánh của ĐH Duy Tân
Ảnh: Fanpage ĐH Duy Tân
Link bài gốc: Đại học có thứ hạng cao nhất Việt Nam trong BXH quốc tế uy tín nhưng đầu vào cực “dễ thở” chỉ từ 14 điểm, tỷ lệ sinh viên có việc làm vượt ngưỡng 85%
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP HCM Nỗ lực thu hút "đại bàng": Lấy lại vị thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất cho vay mua nhà của ngân hàng nào ưu đãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu