TIN MỚI
Hiện nay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế TP.HCM đạt đến 89%, dẫn đầu cả nước. Để đến năm 2023 tỷ lệ này trên 90%, TP cần làm gì?
Duy trì thói quen không dùng tiền mặt bằng tiện ích dịch vụ
Trước đây, chị Nguyễn Thị Lệ ở TP Thủ Đức dùng tiền mặt để trả cho tất cả các hóa đơn điện, nước, điện thoại, phí dịch vụ chung cư, mua sắm ở siêu thị… Nhưng suốt 5 tháng dịch bệnh, hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc và không mấy chỗ mua bán dùng tiền mặt buộc chị Lệ phải làm quen với việc chuyển khoản, quẹt thẻ trên máy POS và cả dùng ví điện tử.
Ban đầu thì còn thấy khó khăn, nhưng khi quen dần, chị Lệ thấy tiện lợi hơn, an toàn và đảm bảo cả về phòng chống dịch: “Bây giờ tôi thấy rất tiện khi không dùng tiền mặt, tôi đưa thẻ ra và quét là trả tiền xong. Tôi thấy hình thức thanh toán tiền qua online rất thuận tiện, tránh tiếp xúc với nhiều tiền, không tiếp xúc gần. Bản thân cũng an toàn hơn khi không mang trong người quá nhiều tiền mặt”.
Khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM tại siêu thị. (Ảnh: Lệ Hằng)
Tỷ lệ không dùng tiền mặt hiện nay ở các kênh mua sắm tại TP.HCM tăng lên rất nhiều. Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết: Trước dịch bệnh, tỉ lệ khách hàng thanh toán không tiền mặt khi mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng của Saigon Co.op chỉ chiếm 4% thì trong dịch Covid-19 đã tăng vọt lên 40%, nhiều thời điểm lên đến 50%. Theo ông Đức, vấn đề hiện nay là các nhà cung cấp dịch vụ phải làm sao để thanh toán không tiền mặt ngày càng dễ thực hiện hơn, nhiều nơi áp dụng hơn nhằm duy trì thói quen cho người tiêu dung.
“Thanh toán không dùng tiền mặt thì chúng ta nên nghĩ đến những ứng dụng về Blockchain, điện toán hóa... Tất cả những câu chuyện đó sẽ tạo nên sự phát triển không dùng tiền mặt bền vững hơn. Tỷ lệ khách sử dụng không dùng tiền mặt sẽ trung thành với thói quen đó” - ông Đức nói.
An toàn và bảo mật khi sử dụng dịch vụ
Hiện nay, vẫn còn một số người băn khoăn, lo ngại khi thanh toán không dùng tiền mặt, lo ngại không bảo mật thông tin, không kiểm soát được số tiền bị trừ tài khoản. Bên cạnh đó, các ngân hàng có nhiều phương thức, dịch vụ thanh toán khác nhau, mức phí khác nhau, nhiều khách hàng không có thông tin đầy đủ, không hiểu rõ nên e ngại sử dụng hình thức thanh toán này.
Ông Nguyễn Văn Phúc ở Quận 3 cho biết lý do thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm như sau: “Dùng thẻ nhiều khi quét rồi mình đâu có kiểm soát được. Cứ đưa thẻ vào thì quét, mình đâu có biết được, chỉ thể hiện số tiền trên hóa đơn mình dùng bao nhiêu, còn trong thẻ còn bao nhiêu tiền mình đâu có biết”.
Trước những băn khoăn của các khách hàng, bà Lê Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngành ngân hàng đã thay đổi cách truyền thông bằng việc tập trung hỗ trợ người dùng các dịch vụ theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.
“Hiện nay, nhiều ngân hàng đang giảm, miễn phí, thậm chí giao dịch dưới 500.000 đồng thì được miễn phí. Khách hàng băn khoăn không an toàn như nghe có trường hợp bị mất tiền trong tài khoản khi sử dụng dịch vụ thì chúng tôi truyền thông trong hàng triệu hàng triệu giao dịch chỉ có một giao dịch gặp rủi ro” - bà Sen nói.
Một số ngân hàng thương mại ở TP.HCM đang có những chính sách giảm, miễn phí giao dịch, đồng thời đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng sự tiện lợi, tính an toàn, bảo mật cho người dùng.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết: Ngân hàng có nhiều thay đổi về phương thức thanh toán theo xu hướng tiện dụng, tiện lợi cho khách hàng như thanh toán bằng ví, mã QR…Tuy nhiên, thẻ vẫn còn đóng vai trò nhất định trong thanh toán không tiền mặt và thẻ cũng có sự thay đổi để thích ứng như từ thẻ từ qua thẻ chip, thẻ không tiếp xúc.
“Trong hoạt động thẻ có tiêu chuẩn cao, nhất là PCI, SS, một tiêu chuẩn mà không phải chỉ có tiêu chuẩn về sản phẩm thẻ mà còn quy trình vận hành bên trong những hệ liên quan có giao dịch thẻ phải tuân theo quy định nghiêm ngặt. Ngân hàng Nhà nước đã đưa vào hành lang pháp luật, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải có lộ trình thực hiện . Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cập nhật PCI, SS và hoàn chỉnh” - ông Tâm nói.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM đã đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng phát triển hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các dịch vụ thanh toán bán lẻ. Các ngân hàng thương ở TP.HCM tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp phát triển thêm các điểm thanh toán, đa dạng phương thức thanh toán, tạo thuận lợi, tăng tính an toàn và bảo mật cho người dùng.
TP.HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước về thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% và 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh TP.HCM đang triển khai nội dung này cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn. TP phấn đấu đến năm 2023, đạt tỷ lệ hơn 90% các giao dịch trong nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh TP.HCM của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: "Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian thanh toán tích cực tham gia cùng các sở ngành, quận, huyện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ công ở cấp độ 4. Các ngân hàng tiếp tục đầu tư nâng cao công nghệ, bảo mật. Cơ chế của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành xử lý những sai phạm khi để mật tiền trong tài khoản, để lộ thông tin của khách hàng".
Thanh toán không dùng tiền mặt vừa tạo sự thuận lợi, an toàn, tiết kiệm cho người dùng, đồng thời tạo sự minh bạch của thị trường tài chính, ngăn ngừa việc gian lận thuế và tăng cường phòng chống tham nhũng. Đây cũng là một trong những bước chuyển quan trọng trong chuyển đổi kinh tế số hiện nay mà TP.HCM đang đẩy mạnh./.
Vì sao phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt vẫn là đề bài khó?
VOV
Link bài gốc: Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế TP.HCM đạt đến 89%, dẫn đầu cả nước. Để đến năm 2023 tỷ lệ này trên 90%, TP cần làm gì?
Duy trì thói quen không dùng tiền mặt bằng tiện ích dịch vụ
Trước đây, chị Nguyễn Thị Lệ ở TP Thủ Đức dùng tiền mặt để trả cho tất cả các hóa đơn điện, nước, điện thoại, phí dịch vụ chung cư, mua sắm ở siêu thị… Nhưng suốt 5 tháng dịch bệnh, hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc và không mấy chỗ mua bán dùng tiền mặt buộc chị Lệ phải làm quen với việc chuyển khoản, quẹt thẻ trên máy POS và cả dùng ví điện tử.
Ban đầu thì còn thấy khó khăn, nhưng khi quen dần, chị Lệ thấy tiện lợi hơn, an toàn và đảm bảo cả về phòng chống dịch: “Bây giờ tôi thấy rất tiện khi không dùng tiền mặt, tôi đưa thẻ ra và quét là trả tiền xong. Tôi thấy hình thức thanh toán tiền qua online rất thuận tiện, tránh tiếp xúc với nhiều tiền, không tiếp xúc gần. Bản thân cũng an toàn hơn khi không mang trong người quá nhiều tiền mặt”.
Khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM tại siêu thị. (Ảnh: Lệ Hằng)
Tỷ lệ không dùng tiền mặt hiện nay ở các kênh mua sắm tại TP.HCM tăng lên rất nhiều. Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết: Trước dịch bệnh, tỉ lệ khách hàng thanh toán không tiền mặt khi mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng của Saigon Co.op chỉ chiếm 4% thì trong dịch Covid-19 đã tăng vọt lên 40%, nhiều thời điểm lên đến 50%. Theo ông Đức, vấn đề hiện nay là các nhà cung cấp dịch vụ phải làm sao để thanh toán không tiền mặt ngày càng dễ thực hiện hơn, nhiều nơi áp dụng hơn nhằm duy trì thói quen cho người tiêu dung.
“Thanh toán không dùng tiền mặt thì chúng ta nên nghĩ đến những ứng dụng về Blockchain, điện toán hóa... Tất cả những câu chuyện đó sẽ tạo nên sự phát triển không dùng tiền mặt bền vững hơn. Tỷ lệ khách sử dụng không dùng tiền mặt sẽ trung thành với thói quen đó” - ông Đức nói.
An toàn và bảo mật khi sử dụng dịch vụ
Hiện nay, vẫn còn một số người băn khoăn, lo ngại khi thanh toán không dùng tiền mặt, lo ngại không bảo mật thông tin, không kiểm soát được số tiền bị trừ tài khoản. Bên cạnh đó, các ngân hàng có nhiều phương thức, dịch vụ thanh toán khác nhau, mức phí khác nhau, nhiều khách hàng không có thông tin đầy đủ, không hiểu rõ nên e ngại sử dụng hình thức thanh toán này.
Ông Nguyễn Văn Phúc ở Quận 3 cho biết lý do thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm như sau: “Dùng thẻ nhiều khi quét rồi mình đâu có kiểm soát được. Cứ đưa thẻ vào thì quét, mình đâu có biết được, chỉ thể hiện số tiền trên hóa đơn mình dùng bao nhiêu, còn trong thẻ còn bao nhiêu tiền mình đâu có biết”.
Trước những băn khoăn của các khách hàng, bà Lê Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngành ngân hàng đã thay đổi cách truyền thông bằng việc tập trung hỗ trợ người dùng các dịch vụ theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.
“Hiện nay, nhiều ngân hàng đang giảm, miễn phí, thậm chí giao dịch dưới 500.000 đồng thì được miễn phí. Khách hàng băn khoăn không an toàn như nghe có trường hợp bị mất tiền trong tài khoản khi sử dụng dịch vụ thì chúng tôi truyền thông trong hàng triệu hàng triệu giao dịch chỉ có một giao dịch gặp rủi ro” - bà Sen nói.
Một số ngân hàng thương mại ở TP.HCM đang có những chính sách giảm, miễn phí giao dịch, đồng thời đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng sự tiện lợi, tính an toàn, bảo mật cho người dùng.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết: Ngân hàng có nhiều thay đổi về phương thức thanh toán theo xu hướng tiện dụng, tiện lợi cho khách hàng như thanh toán bằng ví, mã QR…Tuy nhiên, thẻ vẫn còn đóng vai trò nhất định trong thanh toán không tiền mặt và thẻ cũng có sự thay đổi để thích ứng như từ thẻ từ qua thẻ chip, thẻ không tiếp xúc.
“Trong hoạt động thẻ có tiêu chuẩn cao, nhất là PCI, SS, một tiêu chuẩn mà không phải chỉ có tiêu chuẩn về sản phẩm thẻ mà còn quy trình vận hành bên trong những hệ liên quan có giao dịch thẻ phải tuân theo quy định nghiêm ngặt. Ngân hàng Nhà nước đã đưa vào hành lang pháp luật, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải có lộ trình thực hiện . Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cập nhật PCI, SS và hoàn chỉnh” - ông Tâm nói.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM đã đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng phát triển hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các dịch vụ thanh toán bán lẻ. Các ngân hàng thương ở TP.HCM tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp phát triển thêm các điểm thanh toán, đa dạng phương thức thanh toán, tạo thuận lợi, tăng tính an toàn và bảo mật cho người dùng.
TP.HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước về thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% và 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh TP.HCM đang triển khai nội dung này cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn. TP phấn đấu đến năm 2023, đạt tỷ lệ hơn 90% các giao dịch trong nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh TP.HCM của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: "Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian thanh toán tích cực tham gia cùng các sở ngành, quận, huyện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ công ở cấp độ 4. Các ngân hàng tiếp tục đầu tư nâng cao công nghệ, bảo mật. Cơ chế của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành xử lý những sai phạm khi để mật tiền trong tài khoản, để lộ thông tin của khách hàng".
Thanh toán không dùng tiền mặt vừa tạo sự thuận lợi, an toàn, tiết kiệm cho người dùng, đồng thời tạo sự minh bạch của thị trường tài chính, ngăn ngừa việc gian lận thuế và tăng cường phòng chống tham nhũng. Đây cũng là một trong những bước chuyển quan trọng trong chuyển đổi kinh tế số hiện nay mà TP.HCM đang đẩy mạnh./.
Vì sao phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt vẫn là đề bài khó?
VOV
Link bài gốc: Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP HCM Nỗ lực thu hút "đại bàng": Lấy lại vị thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất cho vay mua nhà của ngân hàng nào ưu đãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu