TIN MỚI
Vào năm 1600, thời tiết ở châu Âu chủ yếu là mát mẻ, vì đang nằm ở nửa sau của giai đoạn Kỷ Tiểu Băng Hà kéo dài khoảng 300 năm. Mùa đông thì lạnh cùng cực còn mùa hè thì ẩm ướt và se lạnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vạn vật. Mùa màng thất bát. Dân chúng đói khổ.
Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt đã buộc các cư dân người Anh, người Pháp và người Hà Lan phải cải tạo lại thuyền bè để có thể đi đánh bắt xa bờ về phía Tây và sống sót qua những chuyến hành trình dài ngày trên biển động. Không còn nghi ngờ gì, một vài kỹ thuật đóng tàu mới thời ấy đã giúp tạo nên những con tàu của ngày hôm nay.
Sự đổi mới thường xuất hiện trong nghịch cảnh. Trong vài tuần trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những phát minh đáng hoan nghênh đưa tạo ra giữa sự hoành hành của đại dịch Covid-19. Chẳng hạn, đó là sự xuất hiện của những nền tảng dạy học trực tuyến mới, những chiếc nhiệt kế Bluetooth thông minh giá rẻ có khả năng gửi dữ liệu về nhiệt độ và định vị về máy chủ ở xa, hay hình ảnh các thành viên trong dàn nhạc giao hưởng Toronto cùng biểu diễn từ 29 địa điểm khác nhau bằng smartphone.
Trong thời điểm khó khăn, sự đổi mới không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ mà ở cả những thói quen tinh thần. Đại dịch Covid-19 đáng sợ đã tạo nên những thay đổi đó - bằng cách buộc con người phải sống chậm lại và dành thời gian để tự suy ngẫm về bản thân, tránh xa khỏi những âm thanh hỗn tạp của thế giới. Trong một không gian tĩnh lặng hơn, riêng tư hơn, bình yên hơn, chúng ta có cơ hội để nhìn lại bản thân mình dưới tư cách cá nhân lẫn cộng đồng.
Những thói quen đã ăn sâu vào tâm trí và lối sống không thể thay đổi một cách dễ dàng. Chúng ta dần trượt vào những thói quen của cuộc sống mà không hay biết, ví dụ như quá quen với sự ồn ào của phố phường đến mức chẳng thể nhớ rằng nơi đây cũng từng có một thời yên ắng. Chỉ những thế lực mạnh mẽ mới có thể khiến chúng ta bừng tỉnh khỏi cơn mê. Giờ đây, chúng ta đã bị đánh thức. Chúng ta có cơ hội để nhận ra: Mình đang sống quá nhanh. Chúng ta đã bán tâm hồn mình cho con quỷ mang tên tốc độ, hiệu năng, tiền bạc, siêu kết nối và “tiến bộ”.
Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhịp sống của con người đã bị cuốn theo tốc độ phát triển của thương mại và kinh doanh. Lần lượt, tốc độ kinh doanh lại bị cuốn theo tốc độ truyền thông. Vào những năm 1830, thiết bị liên lạc mới và nhanh nhất là điện báo, với khả năng truyền tải thông tin ở mức 3 bit/s. Tốc độ đó đã tăng lên 1.000 bit/s vào khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ trước nhờ sự ra đời của Internet. Còn ngày nay, tốc độ đó là 1.000.000.000 bit/s. Nhờ đó mà năng suất nơi công sở được thúc đẩy, cùng với tư duy “thời gian là tiền bạc” dẫn tới sự nhận thức sâu sắc về cách sử dụng thời gian để phục vụ cho mục đích và thương mại của con người.
Kết quả là chúng ta đã tạo nên một lối sống điên cuồng mà trong đó con người không bỏ phí dù chỉ một phút. 24 tiếng quý giá mỗi ngày được mài giũa và mổ xẻ thành từng đơn vị hiệu quả kéo dài 10 phút.
Chỉ cần đứng chờ hơn 10 phút trong phòng khám bác sĩ, chúng ta liền trở nên kích động và tức giận. Chúng ta mất kiên nhẫn khi chiếc máy in laser không đạt tốc độ 5 phút/trang. Chúng ta không thể ngồi yên một chỗ trong 10 phút. Chúng ta buộc phải kết nối Internet mọi lúc mọi nơi. Chúng ta mang theo cả smartphone lẫn máy tính trong những kỳ nghỉ. Chúng ta kiểm tra email khi đi ăn nhà hàng, xem xét tài khoản ngân hàng khi đang dạo bộ trong công viên. Chúng ta trở thành nô lệ cho những cuộc hẹn “khẩn cấp” và danh sách những việc cần làm, bị “nghiện” sự kích thích liên tục từ thế giới bên ngoài.
Một nghiên cứu do ĐH Hertfordshire và Hội đồng Anh thực hiện đã cho thấy, tốc độ đi bộ của người dân tại 34 thành phố trên thế giới đã tăng 10% trong giai đoạn 1995-2005. Và tất cả điều này xảy ra một cách vô hình. Tiếng ồn và tốc độ của thế giới cứ tăng lên từng chút một, khiến chúng ta chẳng thể nhớ được về một thời chậm rãi và tĩnh lặng - khi mà chúng ta có thể để mặc tâm trí lang thang, nghĩ về bất cứ thứ gì mình muốn, khi chúng ta có thời gian xem mình sẽ đi đâu và tin vào điều gì.
Giờ đây, chúng ta đã bị đánh thức. Với hàng loạt công sở ngừng hoạt động, vô số nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng quần áo phải đóng cửa, chúng ta chỉ biết dành 24 tiếng mỗi ngày bên trong căn nhà nhỏ, bỗng dưng cảm thấy cô đơn với những suy nghĩ của chính mình. Ở nhà, thời gian và không gian đã mở ra trong tâm trí chúng ta.
Kể cả những người đang làm việc online cũng có thời gian biểu linh hoạt hơn. Nhu cầu đã giảm bớt. Các thói quen thường ngày bị gián đoạn. Chúng ta bỗng dưng có một khoảng thời gian tự do, thoải mái, ngoài khuôn phép. Đại dịch lần này đã giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống tù túng bị giới hạn bởi thời gian. Ít nhất trong một vài tháng tới, chúng ta có cơ hội để sống chậm lại. Trong quá khứ, chúng ta không có mấy dịp để làm vậy, bị cuốn theo làn sóng dữ dội của sự phồn thịnh và tốc độ của thế giới hiện đại.
Khi cuộc sống bớt hối hả hơn, chúng ta đã tìm lại được những gì?
Đầu tiên, tâm trí của chúng ta được phục hồi mà không cần phải làm gì cả. Chúng ta cứ để tâm trí lang thang bất định, cho phép mình vài giây thư giãn khỏi cuộc sống ồn ã. Tâm trí cần được nghỉ ngơi. Tâm trí cần được bình tĩnh. Nhu cầu này đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Nó được miêu tả từ năm 1.500 TCN, trong các truyền thống thiền định của Ấn Độ giáo và sau này là Phật giáo. Một văn bản cổ thuộc Kinh Pháp Cũ có viết: “Khi một nhà sư đi đến nơi vắng vẻ để bình ổn tâm trí, ông ấy sẽ được trải nghiệm cảm giác an lạc nhiều hơn bất kỳ người nào khác”.
Cuộc sống càng tự do, con người sáng tạo. Từ lâu, các nhà tâm lý học đã chứng minh sáng tạo sẽ càng thăng hoa khi không bị thời gian trói buộc. Nhà soạn nhạc Gustav Mahler thường đi bộ 3-4 tiếng sau bữa trưa, rồi dừng lại bất cứ lúc nào để ghi chép ý tưởng của mình. Nhà tâm lý học Carl Jung cảm thấy mình sáng tạo nhất trong suy nghĩ và viết lách khi tạm lánh khỏi cuộc sống xô bồ ở Zurich để về nghỉ ngơi tại vùng nông thôn Bollingen (Thụy Sĩ). Khi đang thực hiện dang dở một dự án viết lách, nhà văn Gertrude Stein sẽ dạo quanh vùng thôn quê và ngắm bò.
Chúng ta và con cái mình cần dành nhiều thời gian hơn để chơi. Trong báo cáo năm 2007 của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bác sĩ Kenneth R. Ginsburg đã viết: “Vui chơi giúp trẻ em vận dụng sự sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo và sức mạnh thể chất, tinh thần và nhận thức”. Nhờ đại dịch Covid-19 mà chúng ta được sống chậm lại, nhìn thấy sự bùng nổ các ý tưởng và phát minh sáng tạo ở khắp nơi trên thế giới. Tại Ý, các cư dân đang cách ly tại nhà ngồi hát trên ban công. Các cây bút cho ra đời thêm nhiều bài blog. Cha mẹ phát triển thêm nhiều dự án nghệ thuật cho con cái mình.
Tuy nhiên, chúng ta còn lấy lại được một thứ khác còn đáng giá hơn, tinh tế hơn, thậm chí còn không thể gọi tên. Đó chính là sự phục hội của nội tâm. Nội tâm ở đây là một phần tâm hồn cho phép chúng ta tưởng tượng, mơ ước, khám phá; là thứ liên tục hỏi “Tôi là ai?” và “Điều gì là quan trọng với tôi?”.
Nội tâm chính là sự tự do đích thực của tôi. Nó kết nối tôi với chính mình, với mặt đất dưới chân. Ánh sáng mặt trời và đất đai nuôi dưỡng tôi chính là sự cô độc và chiêm nghiệm cá nhân. Khi lắng nghe bản thân mình, tôi nghe thấy hơi thở của tâm hồn. Hơi thở ấy thật nhỏ bé và tinh tế, buộc tôi cần tới sự tĩnh lặng để lắng nghe. Tôi cần tới sự chậm rãi để lắng nghe. Tôi cần một khoảng không gian lớn tuyệt đối yên tĩnh trong tâm trí mình. Tôi cần sự riêng tư. Không có hơi thở và giọng nói nội tâm, tôi chỉ là một kẻ bị cầm tù trong thế giới điên loạn xung quanh. Tôi là tù nhân của sự nghiệp, của tiền bạc, của quần áo trong tủ. Tôi là cái gì? Tôi cần sự chậm rãi và tĩnh lặng để suy nghĩ về câu hỏi đó.
Đến một lúc nào đó, đại dịch Covid-19 sẽ qua đi, hoặc ít nhất nó cũng trở nên mờ nhạt như bao virus và bệnh tật khác. Sẽ có (và đã có) những đau khổ và mất mát về người, những thiệt hại to lớn về kinh tế. Nhưng bi kịch đó không nên bị phóng đại. Trong nhiều năm tới, chúng ta sẽ cố gắng để xây dựng lại một thế giới đổ vỡ. Nhưng có lẽ chính lối sống thong dong này sẽ giúp chúng ta hàn gắn những mảnh vỡ nhanh hơn.
Và có lẽ, con người sẽ cân nhắc chuyện tiếp tục lối sống này lâu dài.
Bài chia sẻ của Alan Lightman - nhà vật lý học hiện làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), kiêm tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng.
(Theo Atlantic)
"Cơn sốt giấy vệ sinh" giữa mùa dịch Covid-19 sẽ tiết lộ nhiều điều về phong cách lãnh đạo: Người hội tụ đủ 5 phẩm chất này sóng gió nào cũng có thể vượt qua!
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: Đại dịch Covid-19 là lời mời gọi về quá khứ để tìm kiếm thứ ta đã đánh mất bấy lâu nay: Giá trị thực sự của cuộc đời là bình yên trong tâm hồn
Vào năm 1600, thời tiết ở châu Âu chủ yếu là mát mẻ, vì đang nằm ở nửa sau của giai đoạn Kỷ Tiểu Băng Hà kéo dài khoảng 300 năm. Mùa đông thì lạnh cùng cực còn mùa hè thì ẩm ướt và se lạnh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vạn vật. Mùa màng thất bát. Dân chúng đói khổ.
Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt đã buộc các cư dân người Anh, người Pháp và người Hà Lan phải cải tạo lại thuyền bè để có thể đi đánh bắt xa bờ về phía Tây và sống sót qua những chuyến hành trình dài ngày trên biển động. Không còn nghi ngờ gì, một vài kỹ thuật đóng tàu mới thời ấy đã giúp tạo nên những con tàu của ngày hôm nay.
Sự đổi mới thường xuất hiện trong nghịch cảnh. Trong vài tuần trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những phát minh đáng hoan nghênh đưa tạo ra giữa sự hoành hành của đại dịch Covid-19. Chẳng hạn, đó là sự xuất hiện của những nền tảng dạy học trực tuyến mới, những chiếc nhiệt kế Bluetooth thông minh giá rẻ có khả năng gửi dữ liệu về nhiệt độ và định vị về máy chủ ở xa, hay hình ảnh các thành viên trong dàn nhạc giao hưởng Toronto cùng biểu diễn từ 29 địa điểm khác nhau bằng smartphone.
Trong thời điểm khó khăn, sự đổi mới không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ mà ở cả những thói quen tinh thần. Đại dịch Covid-19 đáng sợ đã tạo nên những thay đổi đó - bằng cách buộc con người phải sống chậm lại và dành thời gian để tự suy ngẫm về bản thân, tránh xa khỏi những âm thanh hỗn tạp của thế giới. Trong một không gian tĩnh lặng hơn, riêng tư hơn, bình yên hơn, chúng ta có cơ hội để nhìn lại bản thân mình dưới tư cách cá nhân lẫn cộng đồng.
Những thói quen đã ăn sâu vào tâm trí và lối sống không thể thay đổi một cách dễ dàng. Chúng ta dần trượt vào những thói quen của cuộc sống mà không hay biết, ví dụ như quá quen với sự ồn ào của phố phường đến mức chẳng thể nhớ rằng nơi đây cũng từng có một thời yên ắng. Chỉ những thế lực mạnh mẽ mới có thể khiến chúng ta bừng tỉnh khỏi cơn mê. Giờ đây, chúng ta đã bị đánh thức. Chúng ta có cơ hội để nhận ra: Mình đang sống quá nhanh. Chúng ta đã bán tâm hồn mình cho con quỷ mang tên tốc độ, hiệu năng, tiền bạc, siêu kết nối và “tiến bộ”.
Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhịp sống của con người đã bị cuốn theo tốc độ phát triển của thương mại và kinh doanh. Lần lượt, tốc độ kinh doanh lại bị cuốn theo tốc độ truyền thông. Vào những năm 1830, thiết bị liên lạc mới và nhanh nhất là điện báo, với khả năng truyền tải thông tin ở mức 3 bit/s. Tốc độ đó đã tăng lên 1.000 bit/s vào khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ trước nhờ sự ra đời của Internet. Còn ngày nay, tốc độ đó là 1.000.000.000 bit/s. Nhờ đó mà năng suất nơi công sở được thúc đẩy, cùng với tư duy “thời gian là tiền bạc” dẫn tới sự nhận thức sâu sắc về cách sử dụng thời gian để phục vụ cho mục đích và thương mại của con người.
Kết quả là chúng ta đã tạo nên một lối sống điên cuồng mà trong đó con người không bỏ phí dù chỉ một phút. 24 tiếng quý giá mỗi ngày được mài giũa và mổ xẻ thành từng đơn vị hiệu quả kéo dài 10 phút.
Chỉ cần đứng chờ hơn 10 phút trong phòng khám bác sĩ, chúng ta liền trở nên kích động và tức giận. Chúng ta mất kiên nhẫn khi chiếc máy in laser không đạt tốc độ 5 phút/trang. Chúng ta không thể ngồi yên một chỗ trong 10 phút. Chúng ta buộc phải kết nối Internet mọi lúc mọi nơi. Chúng ta mang theo cả smartphone lẫn máy tính trong những kỳ nghỉ. Chúng ta kiểm tra email khi đi ăn nhà hàng, xem xét tài khoản ngân hàng khi đang dạo bộ trong công viên. Chúng ta trở thành nô lệ cho những cuộc hẹn “khẩn cấp” và danh sách những việc cần làm, bị “nghiện” sự kích thích liên tục từ thế giới bên ngoài.
Một nghiên cứu do ĐH Hertfordshire và Hội đồng Anh thực hiện đã cho thấy, tốc độ đi bộ của người dân tại 34 thành phố trên thế giới đã tăng 10% trong giai đoạn 1995-2005. Và tất cả điều này xảy ra một cách vô hình. Tiếng ồn và tốc độ của thế giới cứ tăng lên từng chút một, khiến chúng ta chẳng thể nhớ được về một thời chậm rãi và tĩnh lặng - khi mà chúng ta có thể để mặc tâm trí lang thang, nghĩ về bất cứ thứ gì mình muốn, khi chúng ta có thời gian xem mình sẽ đi đâu và tin vào điều gì.
Giờ đây, chúng ta đã bị đánh thức. Với hàng loạt công sở ngừng hoạt động, vô số nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng quần áo phải đóng cửa, chúng ta chỉ biết dành 24 tiếng mỗi ngày bên trong căn nhà nhỏ, bỗng dưng cảm thấy cô đơn với những suy nghĩ của chính mình. Ở nhà, thời gian và không gian đã mở ra trong tâm trí chúng ta.
Kể cả những người đang làm việc online cũng có thời gian biểu linh hoạt hơn. Nhu cầu đã giảm bớt. Các thói quen thường ngày bị gián đoạn. Chúng ta bỗng dưng có một khoảng thời gian tự do, thoải mái, ngoài khuôn phép. Đại dịch lần này đã giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống tù túng bị giới hạn bởi thời gian. Ít nhất trong một vài tháng tới, chúng ta có cơ hội để sống chậm lại. Trong quá khứ, chúng ta không có mấy dịp để làm vậy, bị cuốn theo làn sóng dữ dội của sự phồn thịnh và tốc độ của thế giới hiện đại.
Khi cuộc sống bớt hối hả hơn, chúng ta đã tìm lại được những gì?
Đầu tiên, tâm trí của chúng ta được phục hồi mà không cần phải làm gì cả. Chúng ta cứ để tâm trí lang thang bất định, cho phép mình vài giây thư giãn khỏi cuộc sống ồn ã. Tâm trí cần được nghỉ ngơi. Tâm trí cần được bình tĩnh. Nhu cầu này đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Nó được miêu tả từ năm 1.500 TCN, trong các truyền thống thiền định của Ấn Độ giáo và sau này là Phật giáo. Một văn bản cổ thuộc Kinh Pháp Cũ có viết: “Khi một nhà sư đi đến nơi vắng vẻ để bình ổn tâm trí, ông ấy sẽ được trải nghiệm cảm giác an lạc nhiều hơn bất kỳ người nào khác”.
Cuộc sống càng tự do, con người sáng tạo. Từ lâu, các nhà tâm lý học đã chứng minh sáng tạo sẽ càng thăng hoa khi không bị thời gian trói buộc. Nhà soạn nhạc Gustav Mahler thường đi bộ 3-4 tiếng sau bữa trưa, rồi dừng lại bất cứ lúc nào để ghi chép ý tưởng của mình. Nhà tâm lý học Carl Jung cảm thấy mình sáng tạo nhất trong suy nghĩ và viết lách khi tạm lánh khỏi cuộc sống xô bồ ở Zurich để về nghỉ ngơi tại vùng nông thôn Bollingen (Thụy Sĩ). Khi đang thực hiện dang dở một dự án viết lách, nhà văn Gertrude Stein sẽ dạo quanh vùng thôn quê và ngắm bò.
Chúng ta và con cái mình cần dành nhiều thời gian hơn để chơi. Trong báo cáo năm 2007 của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bác sĩ Kenneth R. Ginsburg đã viết: “Vui chơi giúp trẻ em vận dụng sự sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo và sức mạnh thể chất, tinh thần và nhận thức”. Nhờ đại dịch Covid-19 mà chúng ta được sống chậm lại, nhìn thấy sự bùng nổ các ý tưởng và phát minh sáng tạo ở khắp nơi trên thế giới. Tại Ý, các cư dân đang cách ly tại nhà ngồi hát trên ban công. Các cây bút cho ra đời thêm nhiều bài blog. Cha mẹ phát triển thêm nhiều dự án nghệ thuật cho con cái mình.
Tuy nhiên, chúng ta còn lấy lại được một thứ khác còn đáng giá hơn, tinh tế hơn, thậm chí còn không thể gọi tên. Đó chính là sự phục hội của nội tâm. Nội tâm ở đây là một phần tâm hồn cho phép chúng ta tưởng tượng, mơ ước, khám phá; là thứ liên tục hỏi “Tôi là ai?” và “Điều gì là quan trọng với tôi?”.
Nội tâm chính là sự tự do đích thực của tôi. Nó kết nối tôi với chính mình, với mặt đất dưới chân. Ánh sáng mặt trời và đất đai nuôi dưỡng tôi chính là sự cô độc và chiêm nghiệm cá nhân. Khi lắng nghe bản thân mình, tôi nghe thấy hơi thở của tâm hồn. Hơi thở ấy thật nhỏ bé và tinh tế, buộc tôi cần tới sự tĩnh lặng để lắng nghe. Tôi cần tới sự chậm rãi để lắng nghe. Tôi cần một khoảng không gian lớn tuyệt đối yên tĩnh trong tâm trí mình. Tôi cần sự riêng tư. Không có hơi thở và giọng nói nội tâm, tôi chỉ là một kẻ bị cầm tù trong thế giới điên loạn xung quanh. Tôi là tù nhân của sự nghiệp, của tiền bạc, của quần áo trong tủ. Tôi là cái gì? Tôi cần sự chậm rãi và tĩnh lặng để suy nghĩ về câu hỏi đó.
Đến một lúc nào đó, đại dịch Covid-19 sẽ qua đi, hoặc ít nhất nó cũng trở nên mờ nhạt như bao virus và bệnh tật khác. Sẽ có (và đã có) những đau khổ và mất mát về người, những thiệt hại to lớn về kinh tế. Nhưng bi kịch đó không nên bị phóng đại. Trong nhiều năm tới, chúng ta sẽ cố gắng để xây dựng lại một thế giới đổ vỡ. Nhưng có lẽ chính lối sống thong dong này sẽ giúp chúng ta hàn gắn những mảnh vỡ nhanh hơn.
Và có lẽ, con người sẽ cân nhắc chuyện tiếp tục lối sống này lâu dài.
Bài chia sẻ của Alan Lightman - nhà vật lý học hiện làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), kiêm tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng.
(Theo Atlantic)
"Cơn sốt giấy vệ sinh" giữa mùa dịch Covid-19 sẽ tiết lộ nhiều điều về phong cách lãnh đạo: Người hội tụ đủ 5 phẩm chất này sóng gió nào cũng có thể vượt qua!
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: Đại dịch Covid-19 là lời mời gọi về quá khứ để tìm kiếm thứ ta đã đánh mất bấy lâu nay: Giá trị thực sự của cuộc đời là bình yên trong tâm hồn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS Văn Tần - đại thụ ngoại khoa đã ra đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP HCM Nỗ lực thu hút "đại bàng": Lấy lại vị thế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất cho vay mua nhà của ngân hàng nào ưu đãi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu