Ai cũng muốn mình có một cái Tết vui vẻ, và ví tiền rủng rỉnh. Rất nhiều bạn trẻ chăm chỉ “cày” part-time và sau vài tháng đã đủ mua sắm, mua quà cho bố mẹ. Nhưng cũng không ít bạn lại vận dụng cách “xoay tiền” tiêu cực như như cầm thẻ, đồ,…
Túng quá…
Nguyễn Tùng (ĐH Công nghiệp): “Bố mẹ gửi dư ra nhưng cuối năm nộp các khoản trên lớp nhiều lắm lại thêm tiệc tất niên, nhậu nhẹt triền miên, túi mình nhẵn bóng. Mình không biết làm gì để có tiền về quê và tiêu Tết”.
Trịnh Văn Thanh (ĐH Mỏ địa chất) lại gặp đủ rắc rối hơn: “Mình bây giờ lâm vào cảnh nợ nần như “chúa chổm”. Cũng vì Thanh ham mê và theo bạn chơi bài, lô đề nên nợ nần đến mấy triệu chứ không ít. Mình đang lo lắng lắm vì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ bạn bởi Tết rồi, ai cũng cần tiền”.
Còn Hoàng Tú (CĐ Công nghệ) thì không vướng mắc nợ nần nhưng lại cần tiền để Tết về đưa bạn gái đi chơi: “Mình không muốn mất mặt trước bạn gái và bạn bè. Tú phải tỏ ra là người chịu chơi, phóng khoáng, không tính toán tiền nong chứ không xấu hổ lắm”.
Càng gần Tết, số lượng bạn trẻ tìm đến các cửa hàng cầm đồ càng nhiều. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Không chỉ con trai mới lâm vào tình cảnh “khốn khổ”, con gái vì “căn bệnh” mua sắm không điểm dừng của mình nên cũng trở thành “con nợ” của bạn bè. Lê Hoa (ĐH Thương mại) cho biết: “ Lúc mua sắm, mình không thể kiểm soát được bản thân nên cứ mua theo sở thích, vô tội vạ lắm. Thiếu tiền, Hoa không nghĩ được gì xa xôi mà cứ thế vay mượn của bạn bè”.
Hóa làm liều…
Không thể đi làm do Tết đến ngày càng gần, nợ nần lại nhiều, các bạn sinh viên đã nghĩ ra nhiều chiêu “không đỡ nổi”, điển hình là mang thẻ, mang đồ đến tiệm cầm cố.
Chiếc điện thoại khá thời thượng mẹ sắm cho cách đây vài tháng đã “đội nón ra đi”, Tùng bước ra khỏi cửa hiệu điện thoại di động với gần 3 triệu đồng trong tay. Không chút tiếc nuối, anh chàng nói: “Miễn là có tiền để trả nợ, bố mẹ hỏi điện thoại thì bảo mất. Bố mẹ lại mua cho mình cái mới thôi. Cho dù không mua thì mình xài tạm cái điện thoại rẻ cũng được”.
Vốn sẵn có được bố mẹ sắm cho như laptop, máy ảnh đến xe máy cũng bị nhiều bạn đem “gửi” tại các cửa hàng mua bán điện thoại di động hoặc các tiệm cầm đồ. Thanh mang laptop của mình đến tiệm cầm được ít tiền để “vớt vát” nợ nần. Cậu bạn thổ lộ: “Mình lo cho nợ nần đã chứ suốt ngày bị bạn bè gọi điện đòi, ngại lắm. Ra Tết mình sẽ đi làm để chuộc lại laptop”.
Những cách xoay tiền như cầm đồ, bán đề khó lòng giúp teen thoải mái trong đợt Tết.
Ở trên nhiều diễn đàn thời điểm này xuất hiện rất phổ biến các lời rao như: “Cần bán gấp laptop Dell, còn bảo hành 5 tháng, giá gốc 16 triệu, nay còn 11 triệu” hay “Cần bán điên thoại Iphone 4S giá rẻ”,…
Không xin được bố mẹ, Hoa cũng quay sang bán tống bán tháo đồ đạc của mình như túi xách, giày dép, quần áo trên mạng. Cô nàng lập nick trên một diễn đàn mua bán rồi rao cả những đồ người yêu, bạn bè từng tặng. Nhưng số tiền vẫn chưa đủ với nợ nần, Hoa còn vay lãi với lãi suất cao khủng (10 nghìn đồng/1 triệu/ngày).
Không nợ nần nhưng cần chạy theo mốt thời thượng, nhiều cô nàng còn bán cả dây, nhẫn, đồng hồ... để mua quần áo, mỹ phẩm, rồi đi chơi, tụ tập ăn uống.
Hành động xấu xí và lên án hơn là nhiều bạn túng quá nên trở thành “kẻ cắp” lúc nào không hay. Có bạn rút tiền bán hàng của mẹ khi không ai để ý. Còn một số bạn lại thừa cơ bạn bè không cảnh giác, lấy luôn cái điện thoại, laptop trên lớp hoặc trong phòng,…
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Túng quá…
Nguyễn Tùng (ĐH Công nghiệp): “Bố mẹ gửi dư ra nhưng cuối năm nộp các khoản trên lớp nhiều lắm lại thêm tiệc tất niên, nhậu nhẹt triền miên, túi mình nhẵn bóng. Mình không biết làm gì để có tiền về quê và tiêu Tết”.
Trịnh Văn Thanh (ĐH Mỏ địa chất) lại gặp đủ rắc rối hơn: “Mình bây giờ lâm vào cảnh nợ nần như “chúa chổm”. Cũng vì Thanh ham mê và theo bạn chơi bài, lô đề nên nợ nần đến mấy triệu chứ không ít. Mình đang lo lắng lắm vì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ bạn bởi Tết rồi, ai cũng cần tiền”.
Còn Hoàng Tú (CĐ Công nghệ) thì không vướng mắc nợ nần nhưng lại cần tiền để Tết về đưa bạn gái đi chơi: “Mình không muốn mất mặt trước bạn gái và bạn bè. Tú phải tỏ ra là người chịu chơi, phóng khoáng, không tính toán tiền nong chứ không xấu hổ lắm”.
Càng gần Tết, số lượng bạn trẻ tìm đến các cửa hàng cầm đồ càng nhiều. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Không chỉ con trai mới lâm vào tình cảnh “khốn khổ”, con gái vì “căn bệnh” mua sắm không điểm dừng của mình nên cũng trở thành “con nợ” của bạn bè. Lê Hoa (ĐH Thương mại) cho biết: “ Lúc mua sắm, mình không thể kiểm soát được bản thân nên cứ mua theo sở thích, vô tội vạ lắm. Thiếu tiền, Hoa không nghĩ được gì xa xôi mà cứ thế vay mượn của bạn bè”.
Hóa làm liều…
Không thể đi làm do Tết đến ngày càng gần, nợ nần lại nhiều, các bạn sinh viên đã nghĩ ra nhiều chiêu “không đỡ nổi”, điển hình là mang thẻ, mang đồ đến tiệm cầm cố.
Chiếc điện thoại khá thời thượng mẹ sắm cho cách đây vài tháng đã “đội nón ra đi”, Tùng bước ra khỏi cửa hiệu điện thoại di động với gần 3 triệu đồng trong tay. Không chút tiếc nuối, anh chàng nói: “Miễn là có tiền để trả nợ, bố mẹ hỏi điện thoại thì bảo mất. Bố mẹ lại mua cho mình cái mới thôi. Cho dù không mua thì mình xài tạm cái điện thoại rẻ cũng được”.
Vốn sẵn có được bố mẹ sắm cho như laptop, máy ảnh đến xe máy cũng bị nhiều bạn đem “gửi” tại các cửa hàng mua bán điện thoại di động hoặc các tiệm cầm đồ. Thanh mang laptop của mình đến tiệm cầm được ít tiền để “vớt vát” nợ nần. Cậu bạn thổ lộ: “Mình lo cho nợ nần đã chứ suốt ngày bị bạn bè gọi điện đòi, ngại lắm. Ra Tết mình sẽ đi làm để chuộc lại laptop”.
Những cách xoay tiền như cầm đồ, bán đề khó lòng giúp teen thoải mái trong đợt Tết.
Ở trên nhiều diễn đàn thời điểm này xuất hiện rất phổ biến các lời rao như: “Cần bán gấp laptop Dell, còn bảo hành 5 tháng, giá gốc 16 triệu, nay còn 11 triệu” hay “Cần bán điên thoại Iphone 4S giá rẻ”,…
Không xin được bố mẹ, Hoa cũng quay sang bán tống bán tháo đồ đạc của mình như túi xách, giày dép, quần áo trên mạng. Cô nàng lập nick trên một diễn đàn mua bán rồi rao cả những đồ người yêu, bạn bè từng tặng. Nhưng số tiền vẫn chưa đủ với nợ nần, Hoa còn vay lãi với lãi suất cao khủng (10 nghìn đồng/1 triệu/ngày).
Không nợ nần nhưng cần chạy theo mốt thời thượng, nhiều cô nàng còn bán cả dây, nhẫn, đồng hồ... để mua quần áo, mỹ phẩm, rồi đi chơi, tụ tập ăn uống.
Hành động xấu xí và lên án hơn là nhiều bạn túng quá nên trở thành “kẻ cắp” lúc nào không hay. Có bạn rút tiền bán hàng của mẹ khi không ai để ý. Còn một số bạn lại thừa cơ bạn bè không cảnh giác, lấy luôn cái điện thoại, laptop trên lớp hoặc trong phòng,…
Theo Dân Trí
(Sưu tầm và chia sẻ bởi Sinhvienthamdinh.Com)
Bài tương tự bạn quan tâm
Bước vào thế giới của những “PG sinh viên”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyện học và phượt của du học sinh
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sinh viên kiếm tiền từ viết thiệp cưới
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đầu năm, sinh viên đối mặt với giá trọ mới
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những chiêu ‘độc’ khi thi cuối kỳ của sinh viên
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu