[CPU] A8-3850 - Sức mạnh đến từ cái tên Llano

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Đã nửa năm từ ngày AMD công bố chip APU đầu tiên, đó là một con chip có sức mạnh và khả năng tiêu thụ điện thấp. Ngay sau khi ra mắt, con chip đó đã được mọi người đánh giá rất cao hiệu năng đồ họa, cũng như những lời khen về khả năng thu nhỏ hệ thống, cũng như tiếp kiệm điện tối đa. Nhưng nếu bạn yêu game và những trải nghiệm HD. Những gì AMD APU Brazos cung cấp vẫn là chưa đủ và chưa thể làm hài lòng số đông đảo người dùng. AMD hiểu điều đó vì thế trong những ngày đầu tháng 7 vừa qua, AMD đã cho ra mắt bộ xử lý AMD APU thể hệ thứ 2 và mang mã hiệu là Llano. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về Llano và những gì Llano có và mang lại đến người dùng.





Bài viết gồm những phần chính sau:


  1. Mục lục
  2. Llano - Đứa con sinh khó
  3. AMD đã làm gì ở bên trong Llano?
  4. Kiến trúc bên trong - tiếp theo
  5. Chipset dành cho Llano
  6. Mainboard cho Llano - Gigabyte A75M-UD2H
  7. Cấu hình test - Thiết lập
  8. Sức mạnh CPU trong Llano: AIDA 64, Cinebench R10, Cinebench R11.5
  9. Sức mạnh CPU trong Llano: Fritz Chess, x264, Winrar
  10. Sức mạnh CPU trong Llano: PCMark Vantage, Wprime, 3DMaxs 2011
  11. Sức mạnh đồ hoạ bên trong: 3DMark 06, 3DMark Vantage, Farcry 2, S.T.A.L.K.E.R
  12. Sức mạnh đồ hoạ bên trong: Devil May cry 4, Resident Evil 5, Street Fighter 4, Final Fantasy XIV
  13. Sức mạnh đồ hoạ bên trong: Crysis 2, Unigine Heaven 2.5, Unigine Tropics
  14. Khả năng video và overlock
  15. Tổng kết-

Llano - Đứa con sinh khó


Ok. Vì sao tôi lại nói thế? Hãy nhìn lại từ năm 2006 khi ATI là người của AMD. Đó là ngày 24 tháng 7 năm 2006 khi mà AMD tuyên bố sẽ mua lại ATI. Cả giới công nghiệp ngỡ ngàng. AMD cần gì ở ATI? Và rồi những năm sau đó là những năm mà AMD và ATI phải trải qua rất nhiều sóng gió với sức ép đến từ Intel và nVidia. Cả thế giới lúc đó nghe đến cụm từ CPU sẽ kết hợp với GPU rồi sau đó là từ APU. Nhưng ngươi ta không thể hình dung ra nó sẽ như thế nào? Và AMD sẽ kết hợp nó ra sao để có lợi nhất cho mình?
Chúng ta cùng quay lại ngày AMD công bố APU của mình trong buổi AFAD (AMD Financial Analyst Day) của mình năm 2009. AMD muốn kết hợp tất cả lại thành một thứ. Bạn nhớ slide này chứ?




Đó là những gì AMD muốn mang đến cho người dùng, Thời kì của đa nhân tích hợp và khả năng lập trình đồ hoạ giúp GPU có thể xử lý được những lệnh để giúp đỡ CPU thay vì chỉ CPU xử lý. Bạn đang nhớ đến nVidia với CUDA? Đúng, bạn đang nghĩ đúng đấy. Nhưng với AMD, họ đang nắm trong tay thứ vũ khí độc hại hơn đó chính là tập lệnh x86. Đó là điều mà nVidia không có và không thể có được sớm. Với thứ vũ khí đáng sợ như thế thì Intel cũng sợ. Họ cũng tích hợp GPU lên CPU nhưng tất cả chỉ dừng ở đó. Điều họ đang làm chỉ là cố gắng đưa GPU lên nằm chung và giao tiếp với CPU chứ không thể lập trình được. Vâng, đó mới là sự khác biệt giữa CPU có IGP (Integrated Graphic Processor) và APU. Và Intel đã cố gắng cũng cố thế mạnh của mình là CPU thay vì VGA và khả năng kết hợp. Nhưng sự kết hợp đó đã quá tốn kém thời gian của AMD để thiết kế, phát triển chip và cả phần mềm cho APU của mình. Vậy là sau 5 năm sau khi AMD mua ATI, những quả ngọt đầu tiên đã ra. Khó khăn đầy ắp vì thế không thể không khen những kỹ sư của cả AMD và ATI. Bravo AMD!​







Các bạn có thể thấy là AMD đã cố gắng cân bằng CPU và GPU giúp đem lại trải nghiệm về đồ hoạ tốt nhất cho người dùng. Bạn có cần card đồ hoạ thêm khi bên trong có 1 chip đồ hoạ đã đủ để chơi game?




AMD đã làm những gì bên trong Llano?

Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu AMD đã làm gì để tạo ra con chip Llano? Hay chính xác là AMD đã xử dụng 1 tỷ 450 triệu transitor trên diện tích đế 226mm2 để làm gì?

Cấu trúc thiết kế của AMD với mẫu Llano





Ban có thể thấy 4 nhân CPU và kèm theo mỗi nhân CPU là 1MB cache L2 có tên gọi là "Stars", Dual-Channel DDR3 Controller hỗ trợ DDR3 bus 1866. Đây chính là thành phần của 1 CPU 4 nhân Athlon II x4. Và kèm theo là chip cầu bắc, 24 làn PCI Express, Display Inerfaces giúp xuất ra các cổng hình ảnh như DVI, HDMI, và Displayport. Đây chính là những thành phần thường được dùng để cấu thành chip cầu bắc. Thành phần nổi bật nhất trong Llano chính là tích hợp lên đến 400 nhân đồ hoạ và bộ xử lý video UVD3. Tất cả đều nằm trong cùng 1 lõi và được cấu thành bởi 1,45 tỷ transistors. Một con số hết sức ấn tượng. Vối mật độ transistor lên đến con số 6.3 triệu transistors/mm2 đạt được với tiến trình SOI 32nm và với tiến trình Bulk 32nm của Intel thì chỉ đạt được 4,7 triệu transistors/mm2. Khó có thể nói ai ưu việt hơn nhưng rõ ràng AMD đang nhồi và nhét tốt hơn Intel.



Ta có thể thấy các thành phần liên kết với nhau như trên hình trên. Và ta có thể thấy, những thành phần bên trong APU Llano là những thành phần đói khát bộ nhớ. Bạn có thể thấy đường băng thông GPU có thể lên đến 29.8 GB/s nhưng đường truyền DDR3-1866 cũng chỉ đạt 29.8 GB/s. Tôi không chắc CPU có đủ băng thông không nhưng có lẽ vẫn sẽ thiếu.




CPU "Stars" người quen cũ?




Có thể nói là nhiều người se thất vọng khi không thấy bulldozer core trong Llano. Nhưng thực tế là nếu có thì sẽ tón thời gian hơn và thời gian là không cho phép AMD làm điều đó. AMD đã tận dụng lại K10.5 trong Llano và có sửa đổi đôi chút và trên tiến trình 32nm. Thôi thì tạm gọi nó là K10.5 v2 đi nhé.


Theo như tài liệu mình có thì AMD đã cải thiện một chút core của Athlon II x4 để tăng hiệu năng và thực tế việc đó đã làm cho hiệu năng theo xung nhịp so với Athlon II x4 tăng khoảng 6%. Đó cũng chính là lý do vì sao mà AMD bỏ cache L3 ra khỏi nhân của Llano vì nhân của Llano rất lớn rồi. Cải thiện chính của Llano chính là khả năng Prefetcher dữ liệu (tải trước dữ liệu) và quản lý hệ số nhân động theo tải (Hardware divider) giúp sử dụng điện năng hiệu quả hơn.





Nhân đồ hoạ: VGA HD 5550/5570 tích hợp?


Khó có thể nói là nó giống hoàn toàn HD 5550/5570 được mà nó giống một phiên bản được sửa đổi riêng. Tích hợp UVD3 giải mã video và thiết kế lại bộ nhớ.








Chúng ta có thể thấy rõ ràng là thay vì con chip xử lý đồ hoạ tự giao tiếp với bộ nhớ thì hiện tại trong Llano là sẽ phải qua chip cầu bắc tích hợp bên trong và bỏ đi giao tiếp PCI-Express 2.1 vì con chip hiện nay đã có thể trực tiếp chia sẽ dữ liệu qua các đường kết nối riêng với CPU. Tất cả các thành phần còn lại đều được xử dụng lại từ AMD Radeon HD 5550/5570 ngoại trừ UVD3. UVD3 là một đặc trưng của dòng HD 6000 của AMD. Vậy UVD3 có gì? Hỗ trợ đa luồng rộng hơn và chuẩn giải mã sẽ tốt hơn. Chi tiết bạn có thể xem ở hình bên dưới.





Một cơ chế quản lý điện thông minh hơn


Khi mà không cần thiết nữa, các thành phần trên chip Llano đều có thể vào trạng thái nghỉ để tiết kiệm điện năng tối đa.





CPU Power Gating:
  • Dùng 1 đường điện duy nhất cho tất cả các nhân
  • Các nhân có thể được đưa vào trạng thái C6 (giúp tắt nhân xử lý không sử dụng đến) để giảm điện năng tiêu thụ
  • Có để đưa cores vào trạng thái tiếp kiệm điện hoặc tắt luôn tuỳ vào trạng thái hệ điều hành
GPU dynamic Power Gating:
  • Các nhân đồ hoạ có thể được tắt mà không ảnh hưởng tới trình điều khiển card đồ hoạ
  • Quản lý điện năng bộ điều khiển bộ nhớ động. Giúp tiếp kiệm điện
  • Cơ chế quản lý thành phần UVD tĩnh giúp nó luôn luôn sẵn sàng.
Cơ chế quản lý điện áp tập trung:
  • Tất cả các thành phần GPU, Cầu bắc, UVD, và bộ điềi khiển bộ nhớ đều dùng chung một mức điện áp.
  • Dựa vào trạng thái các thành phần để đưa ra mức xung nhịp và điện áp chung phù hợp.
  • Điện áp tối đa dựa vào điện áp tối đa của các thành phần dùng chung 1 mức điện áp. Khi không cần thiết PCI-Express sẽ tự giảm xuống chuẩn 1.0 vì chuẩn PCI-Ex 2.0 tiêu thụ nhiều điện hơn.
Cơ chế quản lý điện vùng xuất hình ảnh:
  • Cơ chế nén hình ảnh trước khi xuất khung hình.
  • Cơ chế giảm độ sáng và điều khỉnh độ sáng của từng pixel giúp cho hình ảnh xuất ra sẽ sát với hình ảnh thật hơn mà vẫn tiếp kiệm điện.
Các bạn có thể tham khảo cơ chế trên qua một slide của AMD. Chú ý là phần màu xanh dương là phần được tắt đi trên bộ xử lý để tiết kiện điện.





Chipset dành cho Llano?


Từ lâu lắm rồi, AMD không thay đổi kiến trúc chipset. Cho đến 1 năm trước vẫn là kiến trúc chip cầu bắc và chip cầu nam nhưng giờ Llano đã thay đổi, chỉ còn 1 chip FCH (Fusion Controller Hub) để điều khiển kết nối USB, SATA và I/O.








Chúng ta thấy có 2 chipset dành cho AMD Llano là A75 và A55. Với A75 chúng ta có 4 cổng USB 3.0 mà không cần giải pháp từ một hãng thứ 3. Một cải tiến nữa là Chipset dành cho Llano cũng sẽ tích hợp luôn bộ tạo xung, điều đó giúp tiếp kiệm diện tích bo mạch và các nhà sản xuất mainboard sẽ đưa ra các mainboard mang tính đồng bộ hơn. Mặc dù CPU Llano đã cung cấp sẵn PCIe 2.0 dành cho toàn hệ thống nhưng với chip LAN và Sound Audio trên mainboard thì như thế sẽ làm tốn băng thông CPU và làm CPU nghẽn thêm. Vì thế chip A75/A55 dành cho AMD Llano cũng đã tính hợp sẵn những làn PCIe Gen 2 để cung cấp băng thông giao tiếp thêm cho hệ thống vì không phải ai cũng có khả năng dùng hết tất cả các port USB và SATA3 trên FCH A55/A75.










Điều đặc biệt nữa là AMD cũng hỗ trợ RAID mặc định trên các chip A55/A75. FIS Based Switching cũng là một trong những tính năng đặc biệt mà AMD hộ trợ. Thử tưởng tượng là nếu chúng ta gắn 3 ổ cứng USB 3.0 vào mainboard thì một điều tất yếu là những cổng đó sẽ sử dụng chung nguồn điện, chung 1 băng thông và chung 1 bộ điều khiển. Nhưng điều đó lại rất nguy hiểm, nếu mà một ổ cứng "ăn tạp" thì những thành phần còn lại sẽ phải mệt mỏi. FIS Based Swithching là một cách để giải quyết việc đó. Bằng cách sử dụng nguồn điện riêng và chia sẽ băng thông một cách cân bằng nhất. Điều đó sẽ giúp giải quyết những vấn đề băng thông, nguồn điện mà hiện vẫn đang tồn tại với bất kì hệ thống nào.




Ngoài ra chip set mới còn hỗ trợ HD Audio, PCI và IR (giao tiếp qua cổng hồng ngoại).


Mainboard cho Llano - Gigabyte A75M-UD2H


Cảm nhận ban đầu của tôi về mainboard này là nó khá là nhỏ gọn và chắc chắn. Đây là mainboard có kích thước micro ATX với khá là nhiều cổng kết nối. Nhìn sơ bộ qua mainboard, chắc là bạn sẽ có chung cảm giác này với tôi. Nhưng nếu che đi socket và các dòng chữ có thể nhận diện mainboard này thì chắc tôi với các bạn cũng khó mà nhận diện ra đây là mainboard sử dụng chipset của AMD hay là Intel nữa.





Vỏ hộp nhìn từ phía trước khá đẹp và đầy đủ các thông tin như là super 4 (Super Safe - giúp bảo vệ bạn tối đa khỏi những lỗi không đáng có như lỗi bios, lỗi hỏng cổng USB do dùng chung nguồn điện, và linh kiện tốt giúp tuổi thọ sản phẩm cao hơn; Super Speed - giúp bạn tăng tốc tối đa: Linh kiện siêu bền, sử dụng tụ, cuộn cảm tốt và tấm PCB dày hơn giúp tỏa nhiệt lượng tốt hơn, tăng 3 lần lượng điện trên cổng USB giúp sạc pin điện thoại và iDevices nhanh hơn; Super Saving - Tiếp kiệm hơn khi sản phẩm hỗ trợ âm thanh vòm được cấp chứng nhận Dolby - Home Theatre và hỗ trợ sẵn sàng cho SATA3 và USB3 mà không cần bỏ tiền ra mua card mở rộng). Và sản phẩm được bảo hành 3 năm trên toàn cầu.





Mặt sau hộp được ghi khá rõ ràng thông tin về sản phẩm và giải thích khá rõ Super 4 là gì.





Phụ kiện theo mainboard khá đầy đủ gồm 2 cuốn sách hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn lắp đặt, I/O Shield, đĩa cài đặt và 4 cọng cáp SATA3.





Nhìn tổng quát mainboard thì đây quả thực là một mainboard thiết kế rất bắt mắt. Nói thực lòng là tôi thích mainboard màu xanh này hơn là nó đen thui như là 990FXA-UD7 của Gigabyte. Thay đổi rõ nhất là socket có một khoảng hở ở giữa và cái ngàm bắt quạt cũng được tách ra 2 phía chứ không phải là thành 1 khối như trước - nhưng tất cả các tản nhiệt dùng được cho socket AM2, AM3 đều dùng được trên socket mới này vì vị trí ốc là không thay đổi. Một điểm nữa là tôi thấy mainboard này rất là thoáng có lẽ là do bỏ được 1 chip đi nên cảm giác mainboard thông thoáng hẳn đi nên Gigabyte đã mạnh dạn làm 2 khe cắm PCI-E để giúp người dùng có thể thiết lập CrossfireX khi cần.





Socket FM1 có lẽ là sự thay đổi lớn nhất của AMD trong 2 năm qua. Tách rời khỏi series socket AM2/AM3. *Sokcet này chỉ có 905 lỗ cắm so với 939/941 lỗ cắm của socket AM2/AM3. Có thể bạn nói là AMD đang loạn socket nhưng thực tế là cần phải thế vì chip cầu bắc đâu còn nữa...





Điểm cải tiến nữa của Llano chính là hỗ trợ ram tôc độ cao hơn - DDR3-1866 Mhz. Với 4 khe ram bạn có thể cắm lên đến 32GB ram. Bên cạnh khe cắm ram có cổng LPT hỗ trợ máy in (bạn cần backplate xuất cổng này ra máy in) và TPM (Module hỗ trợ bảo mật và mã hóa).





Với 5 phase nguồn, bạn có thể chạy Llano vi vu thậm chí cả việc overlock nó cũng không thành vấn đề. Tản nhiệt cho phase nguồn thiết kế cũng khá tin tế giúp cho mainboard có thêm điểm nhấn. +1 điểm cho Gigabyte!





Chip cầu nam được tản nhiệt chung màu với phase nguồn, trên đó là tên của hãng - Gigabyte. Bên cạnh là 5 cổng SATA 3, front header - tắt mở máy và đèn nguồn, đèn ổ cứng. Tôi chợt thấy F_USB30 - phải, đó chính là khe cắm để đưa USB3.0 ra phía trước, mainboard này hỗ trợ 2 cổng USB3.0 ở phía trước. Tôi đã gắn thử panel phía trước của ASRock và nó hoạt động rất tốt.








Chúng ta có ở đây 2 cổng PCI-E hỗ trợ crossfireX nhưng chỉ có 1 khe đầu tiên là đầy đủ băng thông 16x còn khe cuối là 8x. Khi 2 card đồ họa hoạt đông thì *2 khe sẽ hoạt động ở chế độ 8x-8x. Có 1 khe PCI cũ và 1 khe PCI-E 1x mới để hỗ trợ card mạng, card âm thành và các card mở rộng khác.





Phía sau có 1 cổng PS2 dùng chung cho chuột và bàn phím, 4 cổng USB 2.0, cổng D-SUB, DVI, HDMI, Display Port, Audio Quang, Fireware 800, eSATA 3.0, 2 cổng USB 3.0, LAN Gigabit, và cổng Audio.


Tất cả đã sẵn sàng... Cùng chiến thôi.





Cấu hình test - Thiết lập


Lời đầu tiên là xin gửi lời cảm ơn đến AMD Singapore đã gửi mẫu thử về cho AMD Việt Nam. Cảm ơn công ty Kingston đã hỗ trợ sản phẩm ram. Cảm ơn Thermaltake và công ty tin học Sao Biển đã hỗ trợ nguồn Thermaltake Grand Power XT 1000w và tản nhiệt nước Thermaltake PW880i.


Cấu hình test:
  • CPU: A8-3850
  • Mainboard: Gigabyte GA-A75M-UD2H
  • RAM: Kingston HyperX 2133 Mhz cas 9 (1866 Mhz - 9-11-9-27@1.65 Vol)
  • HDD: WD Blue 500GB SATA 3
  • VGA: MSI Radeon HD 6670 1GB
  • PSU: Thermaltake Grand Power XT 1000W
  • Cooler: Thermaltake PW880i
Cấu hình đối chứng:
  • CPU: AMD Athlon II x4 645
  • Mainboard: ASRock 890FX-Deluxe4
  • RAM: Kingston HyperX 2133 Mhz cas 9 (1600 Mhz - 8-8-8-24@1.6 Vol)
  • HDD: WD Blue 500GB SATA 3
  • PSU: Thermaltake Grand Power XT 1000W
  • Cooler: Mugen II rev.B
*Chỉ đối chứng với CPU còn phần test game không đối chứng. Trong tương lai gần sẽ có bài test nói về vấn đề này sau.


Các setting game trong bài viết:





























Sức mạnh CPU trong Llano
  1. AIDA64
  • Memcache - Memory test




Do sử dụng bộ nhớ tốc độ cao hơn nên A8-3850 đã thắng trong phép thử này. Nhưng với phép thử Memory Latency - Độ trễ memory thì hệ thống A8-3850 lại tỏ ra thua kém do chia sẽ giữa các thành phần CPU và IGP đã tạo nên độ trễ này.



  • CPU Tests

















Đã có cải thiện trong kiến trúc CPU của Llano. Hiệu năng của CPU A8-3850 tương đương hoặc hơn so với CPU AMD Athlon II x4 645 xung nhịp 3.1 Ghz. AMD đã không nói ngoa khi nói rằng so với kiến trúc cũ K10.5 thì K12 cải thiện hiện năng CPU 7-10%. Thực tế cho thấy rằng hiệu năng CPU đã cải thiện dù ít - một phần do bộ nhớ tốc độ cao nhưng bù lại chúng ta đang so 1 BXL 4 nhân 2.9 Ghz và 1 BXL 4 nhân 3.1 Ghz với kiến trúc gần như là tương đương.
  • FPU tests





2. Cinebench R10








Đây là chương trình tận dụng khá tốt CPU và Memory nên điểm số của A8-3850 khá cao khi mà dễ dàng vượt 645 trong khi 645 có xung nhịp cao hơn (cần biết rằng A8-3850 có xung nhịp Memory Controller là 2600Mhz trong khi 645 chỉ là 2000 Mhz)


3. Cinebench R11.5






Và phép thử Cinebench R11.5 không phải là ngoại lệ khi A8-3850 tiếp tục tỏ ra khá là lấn lướt trước đàn anh của mình.


4. Fritz Chess
Đây là phần mềm giúp đánh giá tính toán đa luồng trên đa nhân đựa trên phương pháp tính toán các nước đi. Điểm càng cao càng tốt.





Một lần nữa A8-3850 lại dành chiến thắng. Khoảng cách không lớn nhưng bù lại xung nhịp của A8 lại thấp hơn 645.


5. x264 Benchmark 3.0


Đây là phép thử giúp bạn hình dung ra được sức mạnh của CPU đựa trên khả năng mã hóa video bằng chuẩn x264. Khung hình xử lý trên một giây càng nhanh càng tốt.





Và bằng những công nghệ riêng (?!?) nên khả năng xử lý của A8-3850 khá cao? Thực tế thì mình cũng không rõ vì sao mà có sự chênh lệch dữ dội ở pass 1. Thôi thì thực tế là thế...


6. Winrar 3.9
Phép thử này giúp người dùng hình dung ra được sức mạnh của CPU trong việc nén file. Với tốc độ càng cao thì việc nén file càng trở nên nhanh chóng.





Sức mạnh thì A8-3850 chỉ nhỉnh hơn x4 645 dù băng thông bộ nhớ của A8-3850 cao hơn khá nhiều. Có lẽ vì hạn chế trong kiến trúc CPU.


4. Fritz Chess
Đây là phần mềm giúp đánh giá tính toán đa luồng trên đa nhân đựa trên phương pháp tính toán các nước đi. Điểm càng cao càng tốt.






Một lần nữa A8-3850 lại dành chiến thắng. Khoảng cách không lớn nhưng bù lại xung nhịp của A8 lại thấp hơn 645.


5. x264 Benchmark 3.0


Đây là phép thử giúp bạn hình dung ra được sức mạnh của CPU đựa trên khả năng mã hóa video bằng chuẩn x264. Khung hình xử lý trên một giây càng nhanh càng tốt.






Và bằng những công nghệ riêng (?!?) nên khả năng xử lý của A8-3850 khá cao? Thực tế thì mình cũng không rõ vì sao mà có sự chênh lệch dữ dội ở pass 1. Thôi thì thực tế là thế...


6. Winrar 3.9
Phép thử này giúp người dùng hình dung ra được sức mạnh của CPU trong việc nén file. Với tốc độ càng cao thì việc nén file càng trở nên nhanh chóng.






Sức mạnh thì A8-3850 chỉ nhỉnh hơn x4 645 dù băng thông bộ nhớ của A8-3850 cao hơn khá nhiều. Có lẽ vì hạn chế trong kiến trúc CPU.


7. PCMark Vantage
Đây là bộ công cụ giúp đánh giá tổng hợp sức mạnh CPU và toàn hệ thống dựa trên các phép thử mang tính thực tế.






Điểm Memory... Vâng, đúng như phần đầu tôi đã nói, khi chia sẻ băng thông giữa CPU và GPU trong cùng 1 đế thì sẽ giảm xuống nhiều. Điểm Memory đã chứng tỏ được điều đó khi chạy ứng dụng hình ảnh để load memory. Các điểm số còn lại thì hệ thống Llano hoàn toàn lấn lướt so với Athlon II x4 645.




8. Wprime 2.0
Đây là phép thử dựa trên tính toán số học trên việc tính toán số prime.








Do xung nhịp cao hơn nên X4 645 đã chiếm ưu thế trong phép thử này nhưng khoảng cách thực sự là không xa.




9. 3Ds Max 2011
Với bộ Vray 1.50.SP5 cùng với file bathroom trong đĩa số 1, chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của CPU trong việc render hình ảnh.






Và do xung nhịp ram và northbridge xung nhịp cao hơn nên A8-3850 đã giành chiến thắng dù cho xung nhịp của A8 kém hơn x4 645.


Sức mạnh đồ họa bên trong APU


1. 3DMark 06
Đây là phần mềm đo đạc tính toán khả năng xử lý game của toàn hệ thống. Đây là những điểm số chuẩn được công nhận trên toàn thế giới





Điểm số khá tốt, điểm số VGA trong APU khá ấn tượng và điểm số khi kết hợp cùng HD 6670 cũng rất tốt. AMD đã không làm người chờ đợi APU Llano thất vọng trong đồ họa.




2. 3DMark Vantage
Những phép thử DirectX 10 sẽ cho bạn biết sức mạnh của hệ thống này với người dùng.





Hệ thống đồ họa Dual Graphics phát huy hết tác dụng của mình khi giúp tăng hiệu năng lên đến hơn 110% trong phép thử này. Còn hệ thống APU đơn vẫn đạt được đến 4540 điểm. Một điểm số cực kì ấn tượng.




3. Farcry 2


Đầu năm 2009, đây là một trong những game nặng còn giờ thì...





Khung hình khá cao đủ để chơi mượt mà. Hiệu năng VGA onboard và kết hợp khá tốt! Hiệu năng VGA khi kết hợp thêm HD 6670 tăng rất đáng kể.




4. S.T.A.L.K.E.R





Đây là một phép thử khá năng tận dụng directX 11 và hỗ trợ tất cả các công nghệ mới. VGA HD 6550D dể dàng vượt qua phép thử này còn combo AMD Radeon HD 6550D và HD 6670 cũng đạt được kết quả rất cao.


Sức mạnh đồ họa bên trong APU - Tiếp theo




5. Devil May Cry 4





Sức mạnh đồ họa trên APU Llano tiếp tục chứng tỏ sức mạnh của mình. Hệ thống chạy mượt mà game Devil May Cry 4 với max setting mà không gặp trở ngại. Còn hệ thống đồ họa kép thì vẫn chứng tỏ sức mạnh của mình. Một sức mạnh khá lớn.


6. *Resident Evil 5





Một game khá năng, tôi còn nhớ là 1 năm rưỡi trước tôi cũng đã thấy 1 bạn ngồi máy chơi game này mà giật giật vậy mà bạn ấy còn cố để chơi về nước nhưng hiện tại thì... Với VGA của APU bạn đã có thể game mượt mà còn khi kết hợp với HD 6670 thì bạn "bay" luôn


7. Street Fighter 4





Với game này thì hệ thống APU và hệ thống Dual Graphics vẫn chưa chịu thua...




8. Final Fantasy XIV





Với GPU trong APU thì hệ thống bắt đầu chỉ ở mức chơi được còn hệ thống dual graphics thì có thể cơi được khá thoải mái.

Sức mạnh đồ họa bên trong APU - Tiếp theo




9. Crysis 2


Một bài toán khó cho hệ thống APU khi Crysis 2 là một game khát về phần cứng.





Với setting Very High thì có lẽ hệ thống GPU trong APU Llano không thể đảm đương được. Nhưng nếu bạn hạ setting xuống thì vẫn hoàn toàn có thể chơi được. Còn hệ thống dual graphic AMD Radeon HD 6550D kèm HD 6670 có thể chơi được thoải mái với mức khung hình ở mức khá.




10. Unigine Heaven 2.5


Một công cụ benchmark rất nặng về DirectX 11. Đây là một trong những bộ ứng dụng được đua khá quyết liệt trên HWBot và hệ thống APU sẽ thử sức với nó.





Và thực tế với "độ nặng" của phép thử này thì hệ thống APU kèm AMD Radeon HD 6550D cũng chỉ đạt mức chạy được chứ không phải là chạy mượt còn nếu chạy dual graphics với HD 6670 thì hệ thống đã hoàn toàn chạy mượt mà được.




11. Unigine Tropics


Đây là phép thử về khả năng đồ họa dựa trên nền DirectX 10.1 để render ra hình ảnh bãi biển rất đẹp và nên thơ. Đây là một phép thử cũng khá năng không hề thua kém Uni Heaven ở trên.





Và hệ thống AMD APU chỉ đạt mức chạy mượt còn hệ thống dual-graphics chạy rất tốt.

Khả năng video và overlock


Video


Về khả năng trình chiếu video thì với UVD3 thì APU có thể gánh được những đoạn video độ phân giải 2160@60 Mbps. Đủ để bạn có thể thưởng thức các đoạn video độ nét cao trong tương lai.





Máy của bạn có chạy được? Hãy test thử: http://www.youtube.com/watch?v=WQbcjhnMxQo (chọn: original)


Overclock


Ở mức 3.6 - 3.7 Ghz thì bạn rất dễ đạt được khi overclock CPU. RAM thì cũng dễ dàng đạt mức 2133 Mhz nhưng nếu lên cao hơn thì cần phải tốn nhiều sức hơn. Mức stable dễ đạt được là mức:


Base clock: 125Mhz


Multiplies: x29


Clock: 3.625 Mhz@1.4 Vol


RAM: 2000Mhz@9-11-9-28 với 1.65 Vol (tùy ram của bạn)


NB: 3250 Mhz


Và đây là kết quả:




Tổng kết


Đâ là một APU tốt! Hiệu năng CPU cũng khá nhưng điều đặc biệt nhất trong APU chính là GPU đầy sức mạnh và hỗ trợ Dual Graphics giúp tăng hiệu năng tổng thể và tận dụng lại GPU Core trong APU khi sử dụng card đồ họa rời. Có thể bạn sẽ suy nghĩ là nếu bạn đang chạy một CPU 4 nhân của AMD thì đâu cần phải nâng cấp lên. Bạn đúng nhưng nếu bạn cần mua một cấu hình máy mới hoàn toàn thì A8-3850 là một sự lựa chọn rất đáng để bạn bỏ tiền.


Ưu điểm:
  • Công nghệ 32nm
  • Chạy mát mẻ
  • Card đồ họa HD 6550D khá mạnh
  • Kết hợp được với GPU để Dual Graphics giúp tăng hiệu năng khá tốt.
  • Hỗ trợ USB3 và SATA 3
  • Hỗ trợ rất tốt các cổng giao tiếp xuất hình
  • Overclock RAM và NB đã có cải thiện
Khuyết điểm:
  • CPU hiệu năng chưa được tốt
  • Băng thông RAM vẫn nghẽn dù dùng RAM tốc độ cao
  • Giá DDR3-1866 cao và mainboard vẫn có giá khá cao
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN