TIN MỚI
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội, những người trẻ có nhiều và nhiều giờ liền để lang thang, lướt qua hàng tá những cột mốc quan trọng như cưới xin, mua nhà, mua xe, công việc mới... của bạn bè. Xa hơn, đó có thể là những bài báo về một ai đó, cùng thế hệ đang kiếm ngàn đô mỗi tháng, mở mấy cái startup… Trước những thông tin dày đặc ấy, đa phần người trẻ đều thấy lo lắng và cũng mong muốn mình được như thế.
Khi những cảm xúc này thường xuyên kéo đến, theo lẽ tự nhiên người trẻ sẽ tự thất vọng về bản thân, buồn bã và dần cảm thấy thua kém, mất kết nối với những người xung quanh. Đó là lúc, hội chứng FOMO đang bao phủ lấy họ.
FOMO (Fear of missing out) tràn ngập hầu hết các ngóc ngách cuộc sống của người trẻ. Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ có cảm giác mọi người xung quanh họ đã và đang đạt được những thứ tốt đẹp nào đó mà họ không thể có được. Hoặc đôi khi là họ sợ hãi mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó hay ho hay bị bỏ rơi trong tiến trình phát triển của xã hội.
"Khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không có ai bị bỏ lại đằng sau", thế nhưng, công nghệ càng đi tới, hội chứng FOMO ở người trẻ càng trầm trọng. Ai cũng sợ nghèo, sợ khổ, sợ này sợ kia, nhưng sợ nhất vẫn là chỉ cần buông điện thoại xuống, họ sẽ trở thành người tối cổ, không update kịp thông tin nóng hổi. Những nỗi sợ ấy thôi thúc người trẻ gia nhập vào những trào lưu đang hot trên mạng, xem những bộ phim đang được bàn tán, đổ xô thử sức với những thứ ai cũng đang thử dù chẳng thích thú hay hiểu gì mấy về chúng.
Bên cạnh nỗi sợ không cập nhật kịp mọi thứ. FOMO còn khiến giới trẻ có xu hướng ganh tị với những thành công của người khác và chăm chỉ khoe mẽ những điểm tốt đẹp của bản thân. Nó sẽ khiến bạn dần rời xa thực tế, bỏ qua những vấn đề thiết yếu của cuộc sống để đầu tư vào lớp vỏ hào nhoáng - sự thành công giả tạo trên MXH qua những tấm ảnh sang chảnh, những món hàng hiệu, những lời sáo rỗng… cho bằng bạn bằng bè.
Không chỉ ảnh hưởng đến lối sống của người trẻ, FOMO còn tác động lên việc kiếm tiền, quản lý tài chính và đầu tư của người trẻ. Năm 2021, khi cả thế giới dường như đổ xô vào chứng khoán, không ít người dù chưa kịp tìm hiểu kỹ, đã vội vàng "vào sàn" để kiếm lời với suy nghĩ lỡ đâu người ta giàu, mình cũng phải giàu cho được. Ở các kênh đầu tư khác, nỗi sợ vô hình này cũng khiến nhiều người đâm đầu vào đầu tư vô tội vạ, mất sự kiên nhẫn hay tính lý trí trong các quyết định dẫn đến thua lỗ nặng nề.
Thế rồi, làm sao để vượt qua được FOMO đây?
MXH có thể là công cụ kết nối mọi người gần lại bên nhau nhưng không phải là phương tiện duy nhất để chúng ta tìm thấy những người bạn thật sự. Thay vì tập trung vào những kết nối ảo, chúng ta hoàn toàn có thể quay về với hiện tại, tìm kiếm niềm vui và sự sẻ chia trong cuộc sống thường nhật.
Sau cùng, FOMO là điều mà mà không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống, thế nhưng thay vì để nó tạo áp lực khiến chúng ta kiệt quệ, hãy xem nó như một yếu tố cho chúng ta nỗ lực hoàn thiện chính mình. Thước đo thành công của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, đừng mải tập trung vào thành công "lớn" của những người xung quanh mà quên đi những thành công "nhỏ" của chúng ta. Không một ai bị bỏ lại phía sau, khi chính họ còn cố gắng không ngừng nghỉ đâu.
Ảnh minh họa: Mengxin Li
Viktor Axelsen: Chàng trai vượt nỗi sợ hãi Covid-19 để trở thành nhà vô địch cầu lông Olympic
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Có quá nhiều nỗi sợ: Ai cũng sợ nghèo, sợ khổ nhưng sợ nhất vẫn là buông điện thoại xuống sẽ “tối cổ”, không bắt kịp thời đại
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội, những người trẻ có nhiều và nhiều giờ liền để lang thang, lướt qua hàng tá những cột mốc quan trọng như cưới xin, mua nhà, mua xe, công việc mới... của bạn bè. Xa hơn, đó có thể là những bài báo về một ai đó, cùng thế hệ đang kiếm ngàn đô mỗi tháng, mở mấy cái startup… Trước những thông tin dày đặc ấy, đa phần người trẻ đều thấy lo lắng và cũng mong muốn mình được như thế.
Khi những cảm xúc này thường xuyên kéo đến, theo lẽ tự nhiên người trẻ sẽ tự thất vọng về bản thân, buồn bã và dần cảm thấy thua kém, mất kết nối với những người xung quanh. Đó là lúc, hội chứng FOMO đang bao phủ lấy họ.
FOMO (Fear of missing out) tràn ngập hầu hết các ngóc ngách cuộc sống của người trẻ. Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ có cảm giác mọi người xung quanh họ đã và đang đạt được những thứ tốt đẹp nào đó mà họ không thể có được. Hoặc đôi khi là họ sợ hãi mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó hay ho hay bị bỏ rơi trong tiến trình phát triển của xã hội.
"Khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không có ai bị bỏ lại đằng sau", thế nhưng, công nghệ càng đi tới, hội chứng FOMO ở người trẻ càng trầm trọng. Ai cũng sợ nghèo, sợ khổ, sợ này sợ kia, nhưng sợ nhất vẫn là chỉ cần buông điện thoại xuống, họ sẽ trở thành người tối cổ, không update kịp thông tin nóng hổi. Những nỗi sợ ấy thôi thúc người trẻ gia nhập vào những trào lưu đang hot trên mạng, xem những bộ phim đang được bàn tán, đổ xô thử sức với những thứ ai cũng đang thử dù chẳng thích thú hay hiểu gì mấy về chúng.
Bên cạnh nỗi sợ không cập nhật kịp mọi thứ. FOMO còn khiến giới trẻ có xu hướng ganh tị với những thành công của người khác và chăm chỉ khoe mẽ những điểm tốt đẹp của bản thân. Nó sẽ khiến bạn dần rời xa thực tế, bỏ qua những vấn đề thiết yếu của cuộc sống để đầu tư vào lớp vỏ hào nhoáng - sự thành công giả tạo trên MXH qua những tấm ảnh sang chảnh, những món hàng hiệu, những lời sáo rỗng… cho bằng bạn bằng bè.
Không chỉ ảnh hưởng đến lối sống của người trẻ, FOMO còn tác động lên việc kiếm tiền, quản lý tài chính và đầu tư của người trẻ. Năm 2021, khi cả thế giới dường như đổ xô vào chứng khoán, không ít người dù chưa kịp tìm hiểu kỹ, đã vội vàng "vào sàn" để kiếm lời với suy nghĩ lỡ đâu người ta giàu, mình cũng phải giàu cho được. Ở các kênh đầu tư khác, nỗi sợ vô hình này cũng khiến nhiều người đâm đầu vào đầu tư vô tội vạ, mất sự kiên nhẫn hay tính lý trí trong các quyết định dẫn đến thua lỗ nặng nề.
Thế rồi, làm sao để vượt qua được FOMO đây?
MXH có thể là công cụ kết nối mọi người gần lại bên nhau nhưng không phải là phương tiện duy nhất để chúng ta tìm thấy những người bạn thật sự. Thay vì tập trung vào những kết nối ảo, chúng ta hoàn toàn có thể quay về với hiện tại, tìm kiếm niềm vui và sự sẻ chia trong cuộc sống thường nhật.
Sau cùng, FOMO là điều mà mà không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống, thế nhưng thay vì để nó tạo áp lực khiến chúng ta kiệt quệ, hãy xem nó như một yếu tố cho chúng ta nỗ lực hoàn thiện chính mình. Thước đo thành công của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, đừng mải tập trung vào thành công "lớn" của những người xung quanh mà quên đi những thành công "nhỏ" của chúng ta. Không một ai bị bỏ lại phía sau, khi chính họ còn cố gắng không ngừng nghỉ đâu.
Ảnh minh họa: Mengxin Li
Viktor Axelsen: Chàng trai vượt nỗi sợ hãi Covid-19 để trở thành nhà vô địch cầu lông Olympic
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Có quá nhiều nỗi sợ: Ai cũng sợ nghèo, sợ khổ nhưng sợ nhất vẫn là buông điện thoại xuống sẽ “tối cổ”, không bắt kịp thời đại
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Có Nên Dùng Yến Sào Tinh Chế Loại 1 Hàng Ngày Không?
- Thread starter vuongledang
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu