Giá hiện tại
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Bốn tổ chức liên quan đến SoftBank vừa thông báo mua xong 24,1 triệu cổ phiếu TPBank trong tổng số 28,4 triệu đơn vị đăng ký. Các giao dịch này đều diễn ra từ ngày 5/10 đến 3/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký là không đạt được kỳ vọng
Trong đó, hai công ty liên quan tới bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, thành viên Ban Kiểm soát TPBank đã mua vào tổng cộng 15,7 triệu cổ phiếu trong tổng số 16,4 triệu đơn vị đăng ký mua. Cụ thể, Công ty TNHH SP và Công ty TNHH JB đều mua vào hơn 7,8 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu mỗi công ty tại TPBank lên 4,08% vốn điều lệ ngân hàng.
Được biết, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt hiện là Chủ tịch của hai công ty trên. Đồng thời, bà Nguyệt cũng là chủ tịch của hai công ty khác sở hữu cổ phần của TPBank là Công ty TNHH FD và Công ty TNHH VG. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, FD đang sở hữu gần 41 triệu cổ phần tại TPBank (3,81%) và VG sở hữu 45 triệu cổ phần (4,08%).
Một quỹ đầu tư khác là SBI Ven Holdings PTE.LTD đã mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trong số 6 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Qua đó nâng sở hữu lên gần 52,7 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 4,5%. Hai đại diện phần vốn góp của quỹ đầu tư này tại TPBank là ông Suzo Shikata và Eiichiro So hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch và Thành viên HĐQT.
Ngoài ra, CTCP Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) – đơn vị liên quan với cả ông Suzo Shikata và bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - cũng mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trên tổng số 6 triệu cổ phiếu đăng ký theo ủy thác của SBI Ven Holdings PTE.LTD.
Như vậy, tổng số cổ phiếu TPB mà 4 tổ chức có liên quan đến SoftBank đã mua vào là 24,1 triệu đơn vị.
Trong thời gian 5/10 - 3/11, thị giá TPB dao động trong khoảng 41.600 – 44.950 đồng/cp. Ước tính theo giá trung bình (43.300 đồng/cp), 4 tổ chức này đã chi khoảng 1.040 tỷ đồng cho giao dịch trên.
Trước đó, TPBank đã phát hành thành công 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước, tương ứng với 100% tổng số cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Với giá bán thành công là 33.000 đồng/cp, ngân hàng thu về được 3.300 tỷ đồng từ đợt phát hành. Sau khi trừ các chi phí, TPBank thu ròng 3.281,85 tỷ đồng.
Số cổ phiếu trên được bán cho 14 nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Trong đó, hai nhà đầu tư tổ chức gồm CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) và công ty mẹ của đơn vị này - CTCP Bamboo Capital (HoSE: BCG), lần lượt mua vào lần lượt 29 triệu và 1 triệu cổ phiếu cổ phiếu, tương đương 2,48% và 0,09% vốn TPBank.
70 triệu cổ phiếu còn lại được mua bởi 12 nhà đầu tư cá nhân với số tiền chi ra là 2.310 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Hà Long mua vào hơn 19,5 triệu cổ phiếu TPB, nâng lượng nắm giữ lên 22 triệu đơn vị, tương đương 1,88% vốn. Ước tính số tiền bỏ ra khoảng 643 tỷ đồng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank được nâng từ 10.716 tỷ đồng lên 11.716 tỷ đồng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Cổ đông ngoại mua xong hơn 24 triệu cổ phiếu TPB
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Bốn tổ chức liên quan đến SoftBank vừa thông báo mua xong 24,1 triệu cổ phiếu TPBank trong tổng số 28,4 triệu đơn vị đăng ký. Các giao dịch này đều diễn ra từ ngày 5/10 đến 3/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký là không đạt được kỳ vọng
Trong đó, hai công ty liên quan tới bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, thành viên Ban Kiểm soát TPBank đã mua vào tổng cộng 15,7 triệu cổ phiếu trong tổng số 16,4 triệu đơn vị đăng ký mua. Cụ thể, Công ty TNHH SP và Công ty TNHH JB đều mua vào hơn 7,8 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu mỗi công ty tại TPBank lên 4,08% vốn điều lệ ngân hàng.
Được biết, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt hiện là Chủ tịch của hai công ty trên. Đồng thời, bà Nguyệt cũng là chủ tịch của hai công ty khác sở hữu cổ phần của TPBank là Công ty TNHH FD và Công ty TNHH VG. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, FD đang sở hữu gần 41 triệu cổ phần tại TPBank (3,81%) và VG sở hữu 45 triệu cổ phần (4,08%).
Một quỹ đầu tư khác là SBI Ven Holdings PTE.LTD đã mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trong số 6 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Qua đó nâng sở hữu lên gần 52,7 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 4,5%. Hai đại diện phần vốn góp của quỹ đầu tư này tại TPBank là ông Suzo Shikata và Eiichiro So hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch và Thành viên HĐQT.
Ngoài ra, CTCP Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) – đơn vị liên quan với cả ông Suzo Shikata và bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - cũng mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trên tổng số 6 triệu cổ phiếu đăng ký theo ủy thác của SBI Ven Holdings PTE.LTD.
Như vậy, tổng số cổ phiếu TPB mà 4 tổ chức có liên quan đến SoftBank đã mua vào là 24,1 triệu đơn vị.
Trong thời gian 5/10 - 3/11, thị giá TPB dao động trong khoảng 41.600 – 44.950 đồng/cp. Ước tính theo giá trung bình (43.300 đồng/cp), 4 tổ chức này đã chi khoảng 1.040 tỷ đồng cho giao dịch trên.
Trước đó, TPBank đã phát hành thành công 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước, tương ứng với 100% tổng số cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Với giá bán thành công là 33.000 đồng/cp, ngân hàng thu về được 3.300 tỷ đồng từ đợt phát hành. Sau khi trừ các chi phí, TPBank thu ròng 3.281,85 tỷ đồng.
Số cổ phiếu trên được bán cho 14 nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Trong đó, hai nhà đầu tư tổ chức gồm CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) và công ty mẹ của đơn vị này - CTCP Bamboo Capital (HoSE: BCG), lần lượt mua vào lần lượt 29 triệu và 1 triệu cổ phiếu cổ phiếu, tương đương 2,48% và 0,09% vốn TPBank.
70 triệu cổ phiếu còn lại được mua bởi 12 nhà đầu tư cá nhân với số tiền chi ra là 2.310 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Hà Long mua vào hơn 19,5 triệu cổ phiếu TPB, nâng lượng nắm giữ lên 22 triệu đơn vị, tương đương 1,88% vốn. Ước tính số tiền bỏ ra khoảng 643 tỷ đồng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank được nâng từ 10.716 tỷ đồng lên 11.716 tỷ đồng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Cổ đông ngoại mua xong hơn 24 triệu cổ phiếu TPB
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Có Nên Dùng Yến Sào Tinh Chế Loại 1 Hàng Ngày Không?
- Thread starter vuongledang
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu