(HNM) - Thời gian qua, dư luận khá nhiều lần "giật mình" với những văn bản quy định thiếu tính thực tế mà nhiều bộ, ngành đưa ra.
Sự kiện gần đây nhất là nội dung "không được quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ"; trước đó là đề xuất cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thi đại học; chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ; thịt chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ… Tại sao lại có những văn bản kỳ quặc như vậy? Cơ chế, quy trình thẩm định khi ban hành văn bản ra sao, đâu là những lỗ hổng? Ai chịu trách nhiệm về việc này?
Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đặc biệt là những nội dung liên quan đến quốc kế dân sinh là công việc vô cùng quan trọng. Nhưng những lỗ hổng pháp lý liên quan đến cơ chế, trách nhiệm của các bộ, ngành và cán bộ thực thi đang khiến dư luận lo ngại. Làm gì để triệt tiêu hiện tượng này đang là vấn đề được đặt ra và cần phải có câu trả lời thỏa đáng.
Văn bản sai - Không ai bị kỷ luật
Trong 10 năm qua, hơn 50.000 văn bản "có vấn đề" đã được Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) phát hiện và kiến nghị xử lý ở các mức độ khác nhau. Trong đó, các văn bản bị "tuýt còi" được dư luận đồng tình ủng hộ là: Ghi họ và tên cha mẹ trong chứng minh nhân dân; cấp số để quản lý chó, mèo; không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài; mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy; "ngực lép, chân ngắn" không được lái xe… Ngoài ra, còn có 46 văn bản của 31 tỉnh, thành phố về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất; thuế giá trị gia tăng... trái các quy định của Trung ương, tạo ra môi trường đầu tư không bình đẳng giữa các địa phương, cần phải chỉnh sửa.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dù nhiều bộ, ngành ban hành những văn bản QPPL không có tính khả thi, gây bất bình trong công chúng, làm suy giảm niềm tin của người dân vào hiệu lực của pháp luật nhưng khi được cơ quan chức năng thẩm định, "tuýt còi" thì rất hiếm cán bộ tham mưu, soạn thảo, ký ban hành các văn bản sai phạm đó bị kỷ luật, nếu có cũng ở mức rất nhẹ là khiển trách. Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL - TS Lê Hồng Sơn, không phải chúng ta không truy cứu được trách nhiệm. Thực tế, trong từng khâu của quy trình ban hành văn bản đều có phân công rõ ràng, từ công việc của chuyên viên đến vụ phó, vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng. Hồ sơ của từng công đoạn theo quy định đều phải có bút tích lưu lại ý kiến của từng cấp, kể cả trên phương tiện điện tử. Vấn đề là cơ chế không thiếu nhưng nhiều bộ, ngành không thật sự muốn tìm "địa chỉ" để truy cứu trách nhiệm. Điều đó khiến cho tình trạng "ngồi trên trời" ra chính sách, "làm luật trong phòng lạnh" xuất hiện ngày càng nhiều, bởi những văn bản QPPL này khi ban hành nếu "có vấn đề" thì cũng chẳng ai làm sao.
Lấy ví dụ văn bản của Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) "quy định" về việc quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, triển khai theo hướng này chẳng khác gì ngành công an bao che cho những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhưng theo cơ quan chủ quản, đó chỉ đơn thuần là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ mà không nhận thấy có những quy định đưa ra trái với luật pháp hiện hành. Khi Cục Kiểm tra văn bản QPPL "lên tiếng", Bộ Công an đã công bố hủy bỏ nội dung nhạy cảm trên, tuy nhiên vấn đề ở chỗ trách nhiệm những người ban hành văn bản này ra sao?
Theo nhận định của một số chuyên gia tư pháp, việc khó xử lý kỷ luật nghiêm tình trạng này còn do cán bộ cấp dưới tham mưu, xây dựng nội dung nhưng cán bộ cấp trên mới là người ký quyết định ban hành. Như vậy không lẽ người đứng đầu lại tự kỷ luật mình?
Những chuyện ở "hậu trường"
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhận định, mặc dù còn những dự thảo luật mâu thuẫn với hoạt động của nhiều ngành nhưng với quy trình thẩm định tương đối chặt chẽ hiện nay, các bộ, ngành khó gài lợi ích nhóm vào văn bản. Tuy vậy, có hay không việc "lobby" thì người đứng đầu ngành tư pháp không thể đưa ra kết luận. Theo ông Hà Hùng Cường, nếu có là ở các văn bản điều hành, ví như văn bản điều hành giá cả tại từng thời điểm và những văn bản này không thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Tư pháp.
Với tư cách là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp thẩm định văn bản theo phân cấp, TS Lê Hồng Sơn thẳng thắn nhận xét: Hiện có đến 2/3 dự thảo nghị định mới qua giai đoạn sơ thảo mà đã được đưa vào thẩm định, rất kém về tính hợp pháp, hợp lý, ngôn ngữ ngô nghê mang tính "đối phó", làm cho xong chuyện. Do đó, dư luận có quyền nghi ngờ, đặt câu hỏi. Còn về việc "lobby", TS Lê Hồng Sơn cho biết thêm: "Tôi cũng từng được vận động để thông qua những dự thảo "có vấn đề". Tôi không chấp nhận, thế nhưng cũng có áp lực. Có những phản ứng mà người ta quên mất vấn đề là phải cãi lý về nội dung của văn bản, chứ không thể dựa vào vị trí quản lý để gây áp lực". Thậm chí, có trường hợp cơ quan chức năng bị đưa vào thế bí, buổi sáng đang xem xét dự thảo, buổi trưa đã có yêu cầu ký quyết định thẩm định, chuyển Văn phòng Chính phủ ký hồ sơ, để chiều Chính phủ xem xét. Vậy là trong một ngày, vừa họp cho ý kiến, vừa thẩm định, vừa trình Chính phủ, làm sao dự thảo văn bản có chất lượng? Trong khi đó, theo quy định hiện hành, thời gian thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội là 20 ngày; dự thảo nghị định là 15 ngày; dự thảo quyết định 10 ngày. Lại có những cuộc họp ban soạn thảo của các bộ, ngành mời Cục Kiểm tra văn bản QPPL tham gia, khi đưa ra ý kiến không đồng tình, họ liền gọi ngay cho cấp trên của mình nhắc khéo rằng, đại diện các cơ quan liên quan đều cơ bản nhất trí các nội dung dự thảo, chỉ riêng có Cục Kiểm tra văn bản QPPL không đồng ý. Hay như có những vấn đề, lẽ phải không thuộc về số đông, nếu không đấu tranh kiên quyết thì sự thật khó có thể sáng tỏ. Điển hình là Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng có nội dung trái với Luật Cư trú, nhưng phải trải qua 7-8 lần họp căng thẳng thì quan điểm của Cục mới được chấp nhận…
Những câu chuyện trên cho thấy, chừng nào cơ chế thẩm định còn cắt khúc; vai trò, vị thế của cơ quan kiểm tra, rà soát chưa độc lập thì không tránh khỏi sự can thiệp. Đã đến lúc cần phải công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản pháp luật cũng như trong điều hành của Chính phủ bằng cơ chế, chính sách cụ thể, để người dân và các tổ chức xã hội giám sát, phản biện về quy trình thực thi.
(Còn nữa)
Sự kiện gần đây nhất là nội dung "không được quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ"; trước đó là đề xuất cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thi đại học; chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ; thịt chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ… Tại sao lại có những văn bản kỳ quặc như vậy? Cơ chế, quy trình thẩm định khi ban hành văn bản ra sao, đâu là những lỗ hổng? Ai chịu trách nhiệm về việc này?
Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đặc biệt là những nội dung liên quan đến quốc kế dân sinh là công việc vô cùng quan trọng. Nhưng những lỗ hổng pháp lý liên quan đến cơ chế, trách nhiệm của các bộ, ngành và cán bộ thực thi đang khiến dư luận lo ngại. Làm gì để triệt tiêu hiện tượng này đang là vấn đề được đặt ra và cần phải có câu trả lời thỏa đáng.
Văn bản sai - Không ai bị kỷ luật
Trong 10 năm qua, hơn 50.000 văn bản "có vấn đề" đã được Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) phát hiện và kiến nghị xử lý ở các mức độ khác nhau. Trong đó, các văn bản bị "tuýt còi" được dư luận đồng tình ủng hộ là: Ghi họ và tên cha mẹ trong chứng minh nhân dân; cấp số để quản lý chó, mèo; không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài; mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy; "ngực lép, chân ngắn" không được lái xe… Ngoài ra, còn có 46 văn bản của 31 tỉnh, thành phố về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất; thuế giá trị gia tăng... trái các quy định của Trung ương, tạo ra môi trường đầu tư không bình đẳng giữa các địa phương, cần phải chỉnh sửa.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dù nhiều bộ, ngành ban hành những văn bản QPPL không có tính khả thi, gây bất bình trong công chúng, làm suy giảm niềm tin của người dân vào hiệu lực của pháp luật nhưng khi được cơ quan chức năng thẩm định, "tuýt còi" thì rất hiếm cán bộ tham mưu, soạn thảo, ký ban hành các văn bản sai phạm đó bị kỷ luật, nếu có cũng ở mức rất nhẹ là khiển trách. Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL - TS Lê Hồng Sơn, không phải chúng ta không truy cứu được trách nhiệm. Thực tế, trong từng khâu của quy trình ban hành văn bản đều có phân công rõ ràng, từ công việc của chuyên viên đến vụ phó, vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng. Hồ sơ của từng công đoạn theo quy định đều phải có bút tích lưu lại ý kiến của từng cấp, kể cả trên phương tiện điện tử. Vấn đề là cơ chế không thiếu nhưng nhiều bộ, ngành không thật sự muốn tìm "địa chỉ" để truy cứu trách nhiệm. Điều đó khiến cho tình trạng "ngồi trên trời" ra chính sách, "làm luật trong phòng lạnh" xuất hiện ngày càng nhiều, bởi những văn bản QPPL này khi ban hành nếu "có vấn đề" thì cũng chẳng ai làm sao.
Lấy ví dụ văn bản của Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) "quy định" về việc quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, triển khai theo hướng này chẳng khác gì ngành công an bao che cho những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhưng theo cơ quan chủ quản, đó chỉ đơn thuần là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ mà không nhận thấy có những quy định đưa ra trái với luật pháp hiện hành. Khi Cục Kiểm tra văn bản QPPL "lên tiếng", Bộ Công an đã công bố hủy bỏ nội dung nhạy cảm trên, tuy nhiên vấn đề ở chỗ trách nhiệm những người ban hành văn bản này ra sao?
Theo nhận định của một số chuyên gia tư pháp, việc khó xử lý kỷ luật nghiêm tình trạng này còn do cán bộ cấp dưới tham mưu, xây dựng nội dung nhưng cán bộ cấp trên mới là người ký quyết định ban hành. Như vậy không lẽ người đứng đầu lại tự kỷ luật mình?
Những chuyện ở "hậu trường"
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhận định, mặc dù còn những dự thảo luật mâu thuẫn với hoạt động của nhiều ngành nhưng với quy trình thẩm định tương đối chặt chẽ hiện nay, các bộ, ngành khó gài lợi ích nhóm vào văn bản. Tuy vậy, có hay không việc "lobby" thì người đứng đầu ngành tư pháp không thể đưa ra kết luận. Theo ông Hà Hùng Cường, nếu có là ở các văn bản điều hành, ví như văn bản điều hành giá cả tại từng thời điểm và những văn bản này không thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Tư pháp.
Với tư cách là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp thẩm định văn bản theo phân cấp, TS Lê Hồng Sơn thẳng thắn nhận xét: Hiện có đến 2/3 dự thảo nghị định mới qua giai đoạn sơ thảo mà đã được đưa vào thẩm định, rất kém về tính hợp pháp, hợp lý, ngôn ngữ ngô nghê mang tính "đối phó", làm cho xong chuyện. Do đó, dư luận có quyền nghi ngờ, đặt câu hỏi. Còn về việc "lobby", TS Lê Hồng Sơn cho biết thêm: "Tôi cũng từng được vận động để thông qua những dự thảo "có vấn đề". Tôi không chấp nhận, thế nhưng cũng có áp lực. Có những phản ứng mà người ta quên mất vấn đề là phải cãi lý về nội dung của văn bản, chứ không thể dựa vào vị trí quản lý để gây áp lực". Thậm chí, có trường hợp cơ quan chức năng bị đưa vào thế bí, buổi sáng đang xem xét dự thảo, buổi trưa đã có yêu cầu ký quyết định thẩm định, chuyển Văn phòng Chính phủ ký hồ sơ, để chiều Chính phủ xem xét. Vậy là trong một ngày, vừa họp cho ý kiến, vừa thẩm định, vừa trình Chính phủ, làm sao dự thảo văn bản có chất lượng? Trong khi đó, theo quy định hiện hành, thời gian thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội là 20 ngày; dự thảo nghị định là 15 ngày; dự thảo quyết định 10 ngày. Lại có những cuộc họp ban soạn thảo của các bộ, ngành mời Cục Kiểm tra văn bản QPPL tham gia, khi đưa ra ý kiến không đồng tình, họ liền gọi ngay cho cấp trên của mình nhắc khéo rằng, đại diện các cơ quan liên quan đều cơ bản nhất trí các nội dung dự thảo, chỉ riêng có Cục Kiểm tra văn bản QPPL không đồng ý. Hay như có những vấn đề, lẽ phải không thuộc về số đông, nếu không đấu tranh kiên quyết thì sự thật khó có thể sáng tỏ. Điển hình là Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng có nội dung trái với Luật Cư trú, nhưng phải trải qua 7-8 lần họp căng thẳng thì quan điểm của Cục mới được chấp nhận…
Những câu chuyện trên cho thấy, chừng nào cơ chế thẩm định còn cắt khúc; vai trò, vị thế của cơ quan kiểm tra, rà soát chưa độc lập thì không tránh khỏi sự can thiệp. Đã đến lúc cần phải công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản pháp luật cũng như trong điều hành của Chính phủ bằng cơ chế, chính sách cụ thể, để người dân và các tổ chức xã hội giám sát, phản biện về quy trình thực thi.
(Còn nữa)
Ngày 31-12, Hà Nội sẽ rà soát hiệu lực văn bản do thành phố ban hành (HNM) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 5332/QĐ-UBND triển khai thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Hà Nội. Theo kế hoạch, ngày 31-12 tới, lực lượng pháp chế, tư pháp các sở, ngành, quận, huyện, thị xã sẽ hệ thống hóa kỳ đầu các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND TP ban hành trước 1-8-2008 và từ 1-8-2008 đến ngày 31-12-2013 đang còn hiệu lực hoặc hết hiệu lực toàn bộ hay một phần nhưng chưa được công bố. Hiệu lực các văn bản do HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành trước ngày 1-1-2014 cũng sẽ được kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện các quy định không đủ điều kiện thi hành hoặc trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo. Hồ Bách |
Hà Phong - Thu Vân
Bài tương tự bạn quan tâm
Cỗ máy 150 triệu USD thống trị ngành bán dẫn toàn cầu
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nếu Doanh nghiệp có 20 thửa đất ở 20 tỉnh khác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP.HCM: Định giá lại khu đất công đang xây dựng dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng đổi đất 'kim cương' lấy đất 'vàng' làm công...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giới thẩm định giá ASEAN tìm cơ hội hợp tác ở Nha Trang
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cơ chế định giá đất có nhiều nhược điểm đáng ngờ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu