TIN MỚI
Có một điều kỳ lạ đang xảy ra với một bộ phận người trẻ. Một năm trước đây, gần như 12 tháng của họ đã trôi qua trong tình trạng cắm mặt vào máy tính cả ngày, chịu đựng hết cuộc họp Zoom này đến cuộc họp Zoom khác, chút thời gian còn lại họ dành cho những bữa ăn sáng vào giữa trưa và ăn tối khi đồng hồ đã điểm 22 giờ. Còn giờ đây, rất nhiều người trong số họ chọn cách lật ngược bàn cờ đã được sắp đặt cẩn thận của cuộc đời và quyết định đánh cược mọi thứ cho những thứ rủi ro hơn.
Một số người từ bỏ công việc thoải mái và ổn định của họ, tập tành khởi nghiệp. Một số người biến công việc part-time trở thành công việc full-time. Và một số khác nữa quay sang làm freelancer thuộc đủ lĩnh vực. Họ từ chối yêu cầu trở lại văn phòng của lãnh đạo, họ "uy hiếp" bằng thông báo ngầm chuẩn bị nghỉ việc và mạnh dạn đề nghị sếp cho phép họ làm việc theo thời gian và địa điểm do chính họ lựa chọn.
Nghịch lý hơn nữa là tình trạng này đang trở thành xu hướng rõ ràng trong dịch và sau dịch - khoảng thời gian mà nhiều người cho rằng việc có được một công việc mang về thu nhập dù ít dù nhiều là điều may mắn không tưởng.
Theo New York Times, với sự gia tăng của tỷ lệ tiêm chủng và sự phục hồi của thị trường việc làm sau gần 2 năm Covid-19, lòng dũng cảm và tính thích mạo hiểm của người trẻ ngày càng lớn hơn. Một số người chỉ thay đổi công việc, trong khi nhiều người khác từ bỏ hoàn toàn sự nghiệp, nghỉ việc mà không có chút hối tiếc nào.
Nếu phải chọn ra một khẩu hiệu cho xu hướng này thì không cụm từ nào chính xác hơn "YOLO" (Tạm dịch: Bạn chỉ sống một lần trong đời). 10 năm trước, rapper Drake đã khiến cụm từ viết tắt này trở nên phổ biến, sau đó nó trở thành khẩu hiệu yêu thích của những người ưa mạo hiểm. Nó thậm chí còn được coi như một thuật ngữ thông dụng được các chuyên gia về giao dịch chứng khoán trên Reddit dùng thường xuyên nhằm chỉ những người đầu tư, đặt cược vô trách nhiệm dù biết khả năng thu lời về không cao. Nói rộng hơn, nó đã trở thành thái độ tiêu biểu của không ít tuýp nhân viên văn phòng trong khoảng thời gian gần đây.
Cần nói thêm ở đây là đại dịch vẫn chưa kết thúc và ngoài kia vẫn có hàng ngàn, hàng triệu người đang đau buồn vì mất việc làm cũng như những người thân yêu. Không phải ai cũng có thể bỏ qua sự thận trọng. Nhưng đối với nhiều người, sự lo lắng căng thẳng của năm trước đang dần nhường chỗ cho sự không sợ hãi, ít nhất là liên quan đến vấn đề công ăn việc làm.
Bất chấp việc vô số cơ hội kinh doanh, giao thương còn phải bỏ ngỏ vì hạn chế từ dịch dã, bất chấp luôn cả việc nhiều công ty vẫn còn điêu đứng, chưa thể hồi phục hoàn toàn, nhiều người bạn tôi quen vẫn thông báo rằng mình đã nghỉ việc, hoặc sắp nghỉ việc trong nay mai. Khi tôi hỏi lý do nào khiến họ đưa ra lựa chọn dũng cảm đến vậy, câu trả lời tôi nhận về nhiều nhất chính là: Dịch bệnh đã thay đổi các ưu tiên của tôi và tôi nhận ra rằng mình không cần thiết phải sống như thế mãi.
N. (31 tuổi) là một luật sư. Vào tháng 2 năm nay, khi ngồi cài đặt lại Zoom để họp đầu tuần, anh đã nhận ra ý nghĩa thực sự của YOLO.
"Tôi phát hiện mình đã phải ngồi trên băng ghế nhà bếp suốt 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày và điều đó nghe thật xót xa", anh nói. "Tôi đã nghĩ: Mình còn gì để mất nữa đâu? Ngày mai, có thể tất cả chúng ta đều sẽ chết đi mà".
Nghĩ là làm, anh rời bỏ công việc ở một tập đoàn lớn với mức lương cao ngất ngưởng và nhận việc ở một công ty nhỏ do chính người hàng xóm cạnh nhà điều hành để dành nhiều thời gian hơn cho vợ và chú cún nhỏ của mình.
"Tôi vẫn là một luật sư", anh cười. "Nhưng lâu lắm rồi tôi mới đi làm với tâm trạng háo hức như vậy".
M.A - bạn tôi, phóng viên một tờ báo lớn cũng mới từ chức cách đây vài tháng. Nguyên nhân là bởi cô nhận ra việc cứ phải viết tin về dịch bệnh kéo dài cả năm khiến cô kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
"Tôi kiệt sức và cảm thấy không biết phải làm công việc này như thế nào nữa", cô nói. Vì vậy, M.A 29 tuổi đã xin nghỉ việc để về quê ở cùng gia đình. Kể từ đó, cô làm CTV freelance cho một vài trang tin và theo đuổi các sở thích như vẽ tranh và làm vườn.
M.A thừa nhận không phải ai cũng có thể từ bỏ mọi thứ dễ dàng như vậy. Nhưng cô ấy cho rằng sự thay đổi này là một sự phục hồi cho chính mình. "Lần đầu tiên tôi biết mình có thể sống một cuộc sống mới mẻ và nhiều niềm vui như thế này", cô tâm sự.
Nếu "vật lộn trong hoang mang" là tâm trạng chủ đạo trong năm 2020, thì YOLO có thể chính là xu hướng mà nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn trong năm nay. Một cuộc khảo sát gần đây do Microsoft thực hiện cho thấy hơn 40% nhân viên toàn cầu của họ đang xem xét nghỉ việc trong năm nay. Blind, một trang mạng xã hội ẩn danh phổ biến trong giới khoa học và công nghệ cũng đưa ra số liệu gần 49% người dùng có kế hoạch tìm một công việc mới trong năm nay.
Christina Wallace, một giảng viên cao cấp tại trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School), cho biết: "Tất cả chúng ta đều đã có 1 năm để đánh giá xem cuộc sống hiện tại có phải là cuộc sống mà chúng ta mong muốn hay không, đặc biệt là những người trẻ suốt ngày phải nghe điệp khúc cố gắng làm việc, trả nợ và một ngày nào đó bạn sẽ được hưởng trái ngọt. Rất nhiều người trong số họ đã đặt câu hỏi về phương trình này. Vậy nếu họ muốn hạnh phúc ngay lúc này thì sao?".
Lo ngại trước sự biến động quá lớn của nhân viên, các nhà tuyển dụng đang cố gắng nâng cao tinh thần và ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên. LinkedIn gần đây đã cho hầu hết nhân viên một tuần nghỉ phép có lương và nhân viên Twitter có thêm một ngày nghỉ hàng tháng theo kế hoạch #DayofRest (ngày nghỉ ngơi), để nạp lại năng lượng. Credit Suisse thì cấp thêm cho các nhân viên với mức lương dưới 20.000 USD một khoản gọi là "trợ cấp sinh hoạt", trong khi một công ty khác ở Phố Wall là Houlihan Lokey sẵn sàng chi trả mọi chi phí cho kỳ nghỉ của nhiều nhân viên.
Việc tăng lương và tăng ngày phép có thể thuyết phục một số nhân viên ở lại làm việc. Nhưng đối với những người khác, trì trệ là vấn đề, và giải pháp duy nhất là thay đổi hoàn toàn.
"Có cảm giác như chúng tôi đã bị ràng buộc bởi sự nghiệp suốt 10 năm qua. Đây là cơ hội để chúng tôi thay đổi", một netizen chia sẻ. Người này cho biết mình đã bỏ việc với thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng vào 2 tuần trước, khi công ty yêu cầu nhân viên trở lại công ty. Anh chàng còn lập sẵn một bảng Excel ghi các kế hoạch mình dự định làm trong thời gian nghỉ việc và tính khả thi của nó. Một vài gạch đầu dòng có thể kể đến như: đi du lịch vòng quanh thế giới, tham gia vào một lớp học lập trình, Nam tiến, thử sức ở ngành kinh doanh ẩm thực,...
Chưa biết tương lai ra sao nhưng ở thời điểm hiện tại, netizen này khẳng định mình sẽ không hối hận: "Trải qua gần 2 năm sống chung với dịch, việc trở lại cuộc sống trước khi Covid tới có vẻ nghe không còn hấp dẫn với tôi nữa. Cứ chấp nhận thôi, nếu tôi không làm bây giờ thì khi nào tôi mới có thể làm được? Chờ đợi mãi ư?".
Trải qua liên tiếp nhiều đợt dịch, số người nhập cuộc YOLO ngày càng đông và không phân biệt hề đối tượng, thu nhập, tính cách. Cả những người lương thấp lẫn lương cao, những người ưa mạo hiểm lẫn người ghét rủi ro, người thích ổn định lẫn người hay bay nhảy đều không còn nghiêm trọng hóa việc nghỉ việc đột ngột.
Một phần là do giới trẻ ngày nay có khả năng chịu đựng và thích ứng với rủi ro tốt hơn hẳn ngày xưa. Các cuộc kích cầu kinh tế, trợ cấp thất nghiệp gia tăng và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra một mạng lưới an toàn lớn hơn cho nhiều người lao động. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đồng nghĩa với việc người lao động trong các lĩnh vực này có thể dễ dàng tìm được việc làm mới nếu cần. Lưu ý là tình trạng này không chỉ giới hạn ở các ngành công nghệ cao mà cả các lĩnh vực bình dân hơn như kinh doanh nhà hàng, giao thông vận tải cũng xảy ra tình trạng thiếu nhân lực.
Một tâm lý khác cũng phổ biến không kém giải thích cho hiện tượng nghỉ việc trong thời kỳ dịch bệnh đó chính là việc nhiều người nhận ra công việc quan trọng nhưng sức khỏe, gia đình và những nhân tố cuộc sống khác còn quan trọng hơn. Trải qua những ngày tháng mà sự sống và cái chết trở nên mong manh, người nay còn cười đùa vui vẻ với mình mai đã ra đi không bao giờ quay lại nữa khiến người ta giật mình thảng thốt. So với việc vùi mình vào công việc 10 - 12 tiếng/ ngày, 7 ngày/ tuần, 365 ngày/ năm để rồi hoặc chẳng kiếm được bao nhiêu hoặc kiếm được nhiều nhưng không có cơ hội tiêu, người ta thà rằng làm việc ở tầm vừa phải nhưng vẫn có thời gian vui chơi, tận hưởng thành quả mình làm ra.
Jed Kolko, một nhà kinh tế hoạt động tại Indeed.com cho biết: "Vì đại dịch, nhiều thứ đã bị đình trệ. Ở một mức độ nhất định, trong năm nay nhất định sẽ xảy ra những thay đổi rất lớn về đời sống với tốc độ chóng mặt".
Nhìn chung, việc nghỉ việc giữa dịch nói riêng và quyết định sống YOLO nói chung có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có một sự thật là nền kinh tế đang thay đổi, những người dám nghĩ dám làm sẽ dễ đạt thành tựu hơn những người quá cẩn thận. Nhiều người trẻ ở cuối độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 nói với tôi rằng dịch bệnh đã phá hủy niềm tin của họ về lựa chọn nghề nghiệp công sở bình thường. Họ đã theo dõi chính những đồng nghiệp của mình - những người có tư duy độc lập trở nên giàu có bằng cách tham gia các công ty khởi nghiệp hoặc đầu tư tiền ảo. Cùng lúc đó, sếp của họ lại khiến họ phát ớn với loạt công việc nhàm chán lặp đi lặp lại, luôn cố gắng lấy cớ hối thúc họ làm việc mà không hề có chút hỗ trợ nào trong khoảng thời gian họ gặp khó khăn.
Tất nhiên, không phải mọi nhân viên gặp phải tình trạng kiệt sức đều sẽ nghỉ việc. Đối với một số người, những kỳ nghỉ kéo dài hoặc một tuần làm việc linh hoạt hơn có thể làm giảm suy nghĩ rời đi của họ. Một số khác lại cảm thấy việc quay trở lại văn phòng có thể giúp họ khôi phục lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Nhưng đối với nhiều người có đủ khả năng, sự mạo hiểm tồn tại ở khắp mọi nơi.
Một giám đốc điều hành của một công ty công nghệ lớn tôi quen cho biết cô và chồng đã thảo luận về việc từ chức suốt 2 tuần qua. Cô nói rằng đại dịch khiến họ hiểu rằng họ đã quá thận trọng trong việc lựa chọn cuộc sống của mình và đã bỏ lỡ thời gian quý báu dành cho gia đình.
Sau đó, nữ giám đốc này đã gửi cho tôi một phương châm Phật giáo về tính vô thường của thế giới, rằng không có gì là vĩnh viễn và tầm quan trọng của việc nhận thức được điều này. Hoặc, sử dụng một thuật ngữ đơn giản hơn: YOLO!
Tham khảo New York Times
Kiếm việc "hậu COVID-19": Đối diện với xu hướng tuyển dụng mới sau đại dịch, đâu là giải pháp để tìm được việc làm tốt, lương cao
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Có 1 xu hướng đang lan ra: Nghỉ việc bất chấp dịch bệnh, hoặc từ chối yêu cầu trở lại văn phòng vì nhận ra “không cần thiết phải sống như thế mãi”
Có một điều kỳ lạ đang xảy ra với một bộ phận người trẻ. Một năm trước đây, gần như 12 tháng của họ đã trôi qua trong tình trạng cắm mặt vào máy tính cả ngày, chịu đựng hết cuộc họp Zoom này đến cuộc họp Zoom khác, chút thời gian còn lại họ dành cho những bữa ăn sáng vào giữa trưa và ăn tối khi đồng hồ đã điểm 22 giờ. Còn giờ đây, rất nhiều người trong số họ chọn cách lật ngược bàn cờ đã được sắp đặt cẩn thận của cuộc đời và quyết định đánh cược mọi thứ cho những thứ rủi ro hơn.
Một số người từ bỏ công việc thoải mái và ổn định của họ, tập tành khởi nghiệp. Một số người biến công việc part-time trở thành công việc full-time. Và một số khác nữa quay sang làm freelancer thuộc đủ lĩnh vực. Họ từ chối yêu cầu trở lại văn phòng của lãnh đạo, họ "uy hiếp" bằng thông báo ngầm chuẩn bị nghỉ việc và mạnh dạn đề nghị sếp cho phép họ làm việc theo thời gian và địa điểm do chính họ lựa chọn.
Nghịch lý hơn nữa là tình trạng này đang trở thành xu hướng rõ ràng trong dịch và sau dịch - khoảng thời gian mà nhiều người cho rằng việc có được một công việc mang về thu nhập dù ít dù nhiều là điều may mắn không tưởng.
Theo New York Times, với sự gia tăng của tỷ lệ tiêm chủng và sự phục hồi của thị trường việc làm sau gần 2 năm Covid-19, lòng dũng cảm và tính thích mạo hiểm của người trẻ ngày càng lớn hơn. Một số người chỉ thay đổi công việc, trong khi nhiều người khác từ bỏ hoàn toàn sự nghiệp, nghỉ việc mà không có chút hối tiếc nào.
Nếu phải chọn ra một khẩu hiệu cho xu hướng này thì không cụm từ nào chính xác hơn "YOLO" (Tạm dịch: Bạn chỉ sống một lần trong đời). 10 năm trước, rapper Drake đã khiến cụm từ viết tắt này trở nên phổ biến, sau đó nó trở thành khẩu hiệu yêu thích của những người ưa mạo hiểm. Nó thậm chí còn được coi như một thuật ngữ thông dụng được các chuyên gia về giao dịch chứng khoán trên Reddit dùng thường xuyên nhằm chỉ những người đầu tư, đặt cược vô trách nhiệm dù biết khả năng thu lời về không cao. Nói rộng hơn, nó đã trở thành thái độ tiêu biểu của không ít tuýp nhân viên văn phòng trong khoảng thời gian gần đây.
Cần nói thêm ở đây là đại dịch vẫn chưa kết thúc và ngoài kia vẫn có hàng ngàn, hàng triệu người đang đau buồn vì mất việc làm cũng như những người thân yêu. Không phải ai cũng có thể bỏ qua sự thận trọng. Nhưng đối với nhiều người, sự lo lắng căng thẳng của năm trước đang dần nhường chỗ cho sự không sợ hãi, ít nhất là liên quan đến vấn đề công ăn việc làm.
Bất chấp việc vô số cơ hội kinh doanh, giao thương còn phải bỏ ngỏ vì hạn chế từ dịch dã, bất chấp luôn cả việc nhiều công ty vẫn còn điêu đứng, chưa thể hồi phục hoàn toàn, nhiều người bạn tôi quen vẫn thông báo rằng mình đã nghỉ việc, hoặc sắp nghỉ việc trong nay mai. Khi tôi hỏi lý do nào khiến họ đưa ra lựa chọn dũng cảm đến vậy, câu trả lời tôi nhận về nhiều nhất chính là: Dịch bệnh đã thay đổi các ưu tiên của tôi và tôi nhận ra rằng mình không cần thiết phải sống như thế mãi.
N. (31 tuổi) là một luật sư. Vào tháng 2 năm nay, khi ngồi cài đặt lại Zoom để họp đầu tuần, anh đã nhận ra ý nghĩa thực sự của YOLO.
"Tôi phát hiện mình đã phải ngồi trên băng ghế nhà bếp suốt 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày và điều đó nghe thật xót xa", anh nói. "Tôi đã nghĩ: Mình còn gì để mất nữa đâu? Ngày mai, có thể tất cả chúng ta đều sẽ chết đi mà".
Nghĩ là làm, anh rời bỏ công việc ở một tập đoàn lớn với mức lương cao ngất ngưởng và nhận việc ở một công ty nhỏ do chính người hàng xóm cạnh nhà điều hành để dành nhiều thời gian hơn cho vợ và chú cún nhỏ của mình.
"Tôi vẫn là một luật sư", anh cười. "Nhưng lâu lắm rồi tôi mới đi làm với tâm trạng háo hức như vậy".
M.A - bạn tôi, phóng viên một tờ báo lớn cũng mới từ chức cách đây vài tháng. Nguyên nhân là bởi cô nhận ra việc cứ phải viết tin về dịch bệnh kéo dài cả năm khiến cô kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
"Tôi kiệt sức và cảm thấy không biết phải làm công việc này như thế nào nữa", cô nói. Vì vậy, M.A 29 tuổi đã xin nghỉ việc để về quê ở cùng gia đình. Kể từ đó, cô làm CTV freelance cho một vài trang tin và theo đuổi các sở thích như vẽ tranh và làm vườn.
M.A thừa nhận không phải ai cũng có thể từ bỏ mọi thứ dễ dàng như vậy. Nhưng cô ấy cho rằng sự thay đổi này là một sự phục hồi cho chính mình. "Lần đầu tiên tôi biết mình có thể sống một cuộc sống mới mẻ và nhiều niềm vui như thế này", cô tâm sự.
Nếu "vật lộn trong hoang mang" là tâm trạng chủ đạo trong năm 2020, thì YOLO có thể chính là xu hướng mà nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn trong năm nay. Một cuộc khảo sát gần đây do Microsoft thực hiện cho thấy hơn 40% nhân viên toàn cầu của họ đang xem xét nghỉ việc trong năm nay. Blind, một trang mạng xã hội ẩn danh phổ biến trong giới khoa học và công nghệ cũng đưa ra số liệu gần 49% người dùng có kế hoạch tìm một công việc mới trong năm nay.
Christina Wallace, một giảng viên cao cấp tại trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School), cho biết: "Tất cả chúng ta đều đã có 1 năm để đánh giá xem cuộc sống hiện tại có phải là cuộc sống mà chúng ta mong muốn hay không, đặc biệt là những người trẻ suốt ngày phải nghe điệp khúc cố gắng làm việc, trả nợ và một ngày nào đó bạn sẽ được hưởng trái ngọt. Rất nhiều người trong số họ đã đặt câu hỏi về phương trình này. Vậy nếu họ muốn hạnh phúc ngay lúc này thì sao?".
Lo ngại trước sự biến động quá lớn của nhân viên, các nhà tuyển dụng đang cố gắng nâng cao tinh thần và ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên. LinkedIn gần đây đã cho hầu hết nhân viên một tuần nghỉ phép có lương và nhân viên Twitter có thêm một ngày nghỉ hàng tháng theo kế hoạch #DayofRest (ngày nghỉ ngơi), để nạp lại năng lượng. Credit Suisse thì cấp thêm cho các nhân viên với mức lương dưới 20.000 USD một khoản gọi là "trợ cấp sinh hoạt", trong khi một công ty khác ở Phố Wall là Houlihan Lokey sẵn sàng chi trả mọi chi phí cho kỳ nghỉ của nhiều nhân viên.
Việc tăng lương và tăng ngày phép có thể thuyết phục một số nhân viên ở lại làm việc. Nhưng đối với những người khác, trì trệ là vấn đề, và giải pháp duy nhất là thay đổi hoàn toàn.
"Có cảm giác như chúng tôi đã bị ràng buộc bởi sự nghiệp suốt 10 năm qua. Đây là cơ hội để chúng tôi thay đổi", một netizen chia sẻ. Người này cho biết mình đã bỏ việc với thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng vào 2 tuần trước, khi công ty yêu cầu nhân viên trở lại công ty. Anh chàng còn lập sẵn một bảng Excel ghi các kế hoạch mình dự định làm trong thời gian nghỉ việc và tính khả thi của nó. Một vài gạch đầu dòng có thể kể đến như: đi du lịch vòng quanh thế giới, tham gia vào một lớp học lập trình, Nam tiến, thử sức ở ngành kinh doanh ẩm thực,...
Chưa biết tương lai ra sao nhưng ở thời điểm hiện tại, netizen này khẳng định mình sẽ không hối hận: "Trải qua gần 2 năm sống chung với dịch, việc trở lại cuộc sống trước khi Covid tới có vẻ nghe không còn hấp dẫn với tôi nữa. Cứ chấp nhận thôi, nếu tôi không làm bây giờ thì khi nào tôi mới có thể làm được? Chờ đợi mãi ư?".
Trải qua liên tiếp nhiều đợt dịch, số người nhập cuộc YOLO ngày càng đông và không phân biệt hề đối tượng, thu nhập, tính cách. Cả những người lương thấp lẫn lương cao, những người ưa mạo hiểm lẫn người ghét rủi ro, người thích ổn định lẫn người hay bay nhảy đều không còn nghiêm trọng hóa việc nghỉ việc đột ngột.
Một phần là do giới trẻ ngày nay có khả năng chịu đựng và thích ứng với rủi ro tốt hơn hẳn ngày xưa. Các cuộc kích cầu kinh tế, trợ cấp thất nghiệp gia tăng và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra một mạng lưới an toàn lớn hơn cho nhiều người lao động. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đồng nghĩa với việc người lao động trong các lĩnh vực này có thể dễ dàng tìm được việc làm mới nếu cần. Lưu ý là tình trạng này không chỉ giới hạn ở các ngành công nghệ cao mà cả các lĩnh vực bình dân hơn như kinh doanh nhà hàng, giao thông vận tải cũng xảy ra tình trạng thiếu nhân lực.
Một tâm lý khác cũng phổ biến không kém giải thích cho hiện tượng nghỉ việc trong thời kỳ dịch bệnh đó chính là việc nhiều người nhận ra công việc quan trọng nhưng sức khỏe, gia đình và những nhân tố cuộc sống khác còn quan trọng hơn. Trải qua những ngày tháng mà sự sống và cái chết trở nên mong manh, người nay còn cười đùa vui vẻ với mình mai đã ra đi không bao giờ quay lại nữa khiến người ta giật mình thảng thốt. So với việc vùi mình vào công việc 10 - 12 tiếng/ ngày, 7 ngày/ tuần, 365 ngày/ năm để rồi hoặc chẳng kiếm được bao nhiêu hoặc kiếm được nhiều nhưng không có cơ hội tiêu, người ta thà rằng làm việc ở tầm vừa phải nhưng vẫn có thời gian vui chơi, tận hưởng thành quả mình làm ra.
Jed Kolko, một nhà kinh tế hoạt động tại Indeed.com cho biết: "Vì đại dịch, nhiều thứ đã bị đình trệ. Ở một mức độ nhất định, trong năm nay nhất định sẽ xảy ra những thay đổi rất lớn về đời sống với tốc độ chóng mặt".
Nhìn chung, việc nghỉ việc giữa dịch nói riêng và quyết định sống YOLO nói chung có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có một sự thật là nền kinh tế đang thay đổi, những người dám nghĩ dám làm sẽ dễ đạt thành tựu hơn những người quá cẩn thận. Nhiều người trẻ ở cuối độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 nói với tôi rằng dịch bệnh đã phá hủy niềm tin của họ về lựa chọn nghề nghiệp công sở bình thường. Họ đã theo dõi chính những đồng nghiệp của mình - những người có tư duy độc lập trở nên giàu có bằng cách tham gia các công ty khởi nghiệp hoặc đầu tư tiền ảo. Cùng lúc đó, sếp của họ lại khiến họ phát ớn với loạt công việc nhàm chán lặp đi lặp lại, luôn cố gắng lấy cớ hối thúc họ làm việc mà không hề có chút hỗ trợ nào trong khoảng thời gian họ gặp khó khăn.
Tất nhiên, không phải mọi nhân viên gặp phải tình trạng kiệt sức đều sẽ nghỉ việc. Đối với một số người, những kỳ nghỉ kéo dài hoặc một tuần làm việc linh hoạt hơn có thể làm giảm suy nghĩ rời đi của họ. Một số khác lại cảm thấy việc quay trở lại văn phòng có thể giúp họ khôi phục lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Nhưng đối với nhiều người có đủ khả năng, sự mạo hiểm tồn tại ở khắp mọi nơi.
Một giám đốc điều hành của một công ty công nghệ lớn tôi quen cho biết cô và chồng đã thảo luận về việc từ chức suốt 2 tuần qua. Cô nói rằng đại dịch khiến họ hiểu rằng họ đã quá thận trọng trong việc lựa chọn cuộc sống của mình và đã bỏ lỡ thời gian quý báu dành cho gia đình.
Sau đó, nữ giám đốc này đã gửi cho tôi một phương châm Phật giáo về tính vô thường của thế giới, rằng không có gì là vĩnh viễn và tầm quan trọng của việc nhận thức được điều này. Hoặc, sử dụng một thuật ngữ đơn giản hơn: YOLO!
Tham khảo New York Times
Kiếm việc "hậu COVID-19": Đối diện với xu hướng tuyển dụng mới sau đại dịch, đâu là giải pháp để tìm được việc làm tốt, lương cao
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Có 1 xu hướng đang lan ra: Nghỉ việc bất chấp dịch bệnh, hoặc từ chối yêu cầu trở lại văn phòng vì nhận ra “không cần thiết phải sống như thế mãi”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Người sống thọ nhất thế giới đều làm 4 điều này: Kỳ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu