TIN MỚI
Mùa hè này, các quốc gia nằm ở bán cầu Bắc đang phải trải qua những trận cháy rừng tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vô số các vùng đất rộng lớn và toàn bộ thị trấn ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nga đã bị thiêu rụi kể từ đầu tháng 7.
Mặc dù nhiều quốc gia trong số này đã quen với sự xuất hiện của cháy rừng vào mỗi mùa hè, nhưng biến đổi khí hậu đang tạo ra điều kiện khô nóng cho phép đám cháy bùng phát, lan rộng nhanh và dữ dội hơn bao giờ hết.
Các nhân viên cứu hỏa cố gắng phòng thủ trước một ngôi nhà bốc cháy ở Thung lũng Redwood, California bởi ngọn lửa chổi quét qua gió thổi mạnh 80 Acre Anh (30 ha) vào ngày 7/7. (Ảnh: Kent Porter — The Press Democrat / AP)
Ở các vùng phía Tây Hoa Kỳ, một mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã đến ngay sau mùa mưa yếu ớt, trong khi đợt hạn hán kéo dài suốt hai năm vẫn đang tiếp tục. Vào giữa tháng 7, đám cháy bùng phát ở các vùng thuộc Oregon và California (Mỹ) và thiêu rụi hơn 230.000 ha, một phần trong tổng số hơn 1 triệu ha bị thiêu rụi trong các vụ cháy rừng trên toàn quốc tính đến nay.
Vào đầu tháng 7 năm nay, bang British Columbia (Canada) đã trở thành ví dụ điển hình cho sự tàn phá nặng nề mà cháy rừng có thể mang lại. Thị trấn nhỏ Lytton nhanh chóng trở thành một trong những nơi nóng nhất trên trái đất, xóa sổ mức kỷ lục nhiệt cao nhất trước đó của Canada với nhiệt độ lên tới 49,5 độ C. Ngay sau đó, một trận cháy rừng dữ dội đã tấn công thị trấn, phá hủy đến 90% các tòa nhà và khiến cư dân phải mất vài phút để trốn thoát.
Các nhân viên cứu hỏa chiến đấu với đám cháy rừng ở Mugla, quận Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 2/8. Cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ với trận cháy rừng có số người tử vong nhất trong nhiều thập kỷ diễn ra khi đợt nắng nóng bùng phát bao trùm Đông Nam châu Âu. (Ảnh: Yasin Akgul — Hình ảnh AFP / Getty)
Trong tháng này, các quốc gia thuộc Địa Trung Hải ở Nam Âu cũng đang phải chịu sự oi bức của một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiệt độ tại một thị trấn ở phía Bắc Hy Lạp đạt mức 47,1 độ C vào ngày 4/8, không thấp hơn nhiều so với kỷ lục thời đại của châu Âu là 48 độ C. Vụ hỏa hoạn ở phía Nam nước này đã đe dọa các khu dân cư ở ngoại ô thủ đô Athens, buộc người dân phải chạy vào trung tâm thành phố để tránh những đám khói khổng lồ.
Một cặp đôi đi đạp thuyền khi khói từ đám cháy rừng gần đó bao trùm thành phố Yakutsk, ở Sakha (Yakutia), Nga vào ngày 27 tháng 7. (Ảnh: Dimitar Dilkoff — AFP / Getty Images)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đám cháy nghiêm trọng nhất được ghi nhận đã thiêu rụi hơn 11.000 ha rừng, khiến 8 người thiệt mạng. Hầu hết các đám cháy đều ở thị trấn Manavgat, thuộc miền nam nước này.
Thiệt hại nặng nề từ những đám cháy càng khiến người dân Thổ Nhĩ Kỷ càng thêm phẫn nộ với chính phủ nước này. Bởi lẽ, họ phải vật lộn để kiểm soát ngọn lửa còn chính phủ thì thừa nhận rằng cả nước không có trực thăng cứu hỏa nào còn hoạt động được.
Chất chống cháy rơi từ máy bay xuống đất gần Chuweah Creek Fire khi đám cháy rừng tàn phá Nespelem, Wash. Vào ngày 14/7. (Ảnh: David Ryder — Reuters)
Tại Ý - nơi có khoảng 800 vụ cháy xảy ra trên toàn quốc chỉ trong một tuần, nhiều resort nghỉ dưỡng ven biển ở Pescara đã phải sơ tán ngay lập tức khi một khu rừng gần đó bốc cháy vào ngày 1/8.
Cách Biển Địa Trung Hải hơn 3.000 km về phía Bắc, tại miền Bắc Phần Lan - nơi rất hiếm xảy ra cháy rừng, một ngọn lửa đã thiêu rụi 300 ha rừng ở lưu vực sông Kalajoki hẻo lánh vào tuần cuối cùng của tháng 7. Đây là trận cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận ở nước này kể từ năm 1971.
Những người đàn ông lùa những con cừu để đưa chúng thoát khỏi một đám cháy đang tiến gần ở quận Mugla, Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2/8. (Ảnh: Yasin Akgul — AFP / Getty Images)
Lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy Sugar, một phần của đám cháy Phức hợp Beckwourth, đang bùng cháy ở Rừng Quốc gia Plumas, California, vào ngày 8/7. (Ảnh: Noah Berger — AP)
Một số đám cháy khác đã xảy ra ở vùng Yukutia, Sieberia nằm ở phía Đông nước Nga - một trong những khu vực lạnh nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm nay, hơn 4,2 triệu ha rừng tại đây đã bị đốt cháy, khiến các nhà khoa học lo ngại về hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngày 4/8, Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của E.U. cho biết, các đám cháy trong khu vực đã giải phóng tương đương 505 megaton khí CO2 vào bầu khí quyển, vượt qua kỷ lục năm 2020 về lượng khí thải trong toàn bộ mùa cháy với 450 megaton.
Cháy rừng hoành hành ở Varybobi, phía bắc Athens, Hy Lạp vào ngày 3/8. Các khu dân cư ở ngoại ô phía bắc Athens đã được sơ tán khi trận hỏa hoạn lan đến ngoại ô thành phố. (Ảnh: Gerasimos Koilakos — NurPhoto/Getty)
Quang cảnh ở một khu nghỉ mát khi ngọn lửa bùng cháy trên sườn đồi ở Osoyoos, British Columbia, Canada, vào ngày 20/7. (Ảnh: Sara Mahony — Reuters)
Trẻ em đứng xem một chiếc trực thăng chữa cháy lên vùng đất than bùn tại làng Palem Raya ở quận Ogan Ilir, Nam Sumatra, Indonesia, vào ngày 31/7. (Ảnh: M. Hatta — Xinhua / eyevine / Redux)
Bức ảnh chụp từ trên không này cho thấy bóng một chiếc máy bay của Cục Kiểm lâm Hàng không bay qua một khu rừng bị cháy bên ngoài làng Berdigestyakh, thuộc nước cộng hòa Sakha (Yakutia) ở Siberia, Nga vào ngày 27/7. (Ảnh: Dimitar Dilkoff — AFP / Getty Images)
Một con dê chết trên mặt đất trong một câu lạc bộ cưỡi ngựa bị cháy rụi sau vụ cháy rừng ở vùng Varibobi, phía Bắc Athens, Hy Lạp vào ngày 4/8. (Ảnh: Angelos Tzortzinis — DPA / liên minh hình ảnh / Getty Images)
Trong bức ảnh do máy bay không người lái chụp này, các thiệt hại được nhìn thấy ở Lytton, British Columbia, Canada vào ngày 9 tháng 7, sau khi một trận cháy rừng phá hủy hầu hết ngôi làng vào ngày 30/6. (Ảnh: Darryl Dyck — The Canadian Press / AP)
Các nhân viên Phòng vệ Dân sự theo dõi trận cháy rừng bùng lên qua các ngọn đồi ở Qobayat, Lebanon vào ngày 28/7. Một thiếu niên Li-băng đã thiệt mạng khi tham gia cùng các tình nguyện viên chiến đấu để chống lại ngọn lửa. (Ảnh: Ethan Swope — Getty Images)
Một chiếc trực thăng bay trên đám cháy tại bãi biển Le Capannine ở Catania, Sicily, Ý vào ngày 30/7. (Ảnh: Roberto Viglianisi — Reuters)
Tất cả những dấu hiệu này có thể khiến loài người có nguy cơ rơi vào một chu kỳ tàn khốc: Khí thải nhà kính được tạo ra từ những vụ cháy rừng như trên, kèm theo các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của con người, sẽ tiếp tục làm tăng nhiệt độ toàn cầu trong những năm tới. Nhiệt độ tăng cao lại tạo điều kiện để các đám cháy rừng bùng phát, từ đó càng đẩy nhiệt độ lên cao.
Nếu có thể nhanh chóng cắt giảm khí thải, thiết lập các chương trình phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện kỹ năng phòng ngừa và kiểm soát các đám cháy rừng, loài người có thể ngăn chặn vòng lặp này trong tương lai. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều đợt cháy rừng khủng khiếp như thế này.
(Theo Times)
Cháy rừng khủng khiếp ở Siberia: Lớn hơn tất cả các đám cháy rừng trên thế giới cộng lại - Lập kỷ lục tồi tệ!
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Chưa bao giờ "Mẹ Thiên Nhiên" lại giận dữ đến thế, hơn 1 tháng nhấn chìm cả thế giới trong biển lửa: Nơi lạnh nhất cũng bốc cháy ngùn ngụt, những cánh rừng biến mất sau vài đêm
Mùa hè này, các quốc gia nằm ở bán cầu Bắc đang phải trải qua những trận cháy rừng tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vô số các vùng đất rộng lớn và toàn bộ thị trấn ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nga đã bị thiêu rụi kể từ đầu tháng 7.
Mặc dù nhiều quốc gia trong số này đã quen với sự xuất hiện của cháy rừng vào mỗi mùa hè, nhưng biến đổi khí hậu đang tạo ra điều kiện khô nóng cho phép đám cháy bùng phát, lan rộng nhanh và dữ dội hơn bao giờ hết.
Các nhân viên cứu hỏa cố gắng phòng thủ trước một ngôi nhà bốc cháy ở Thung lũng Redwood, California bởi ngọn lửa chổi quét qua gió thổi mạnh 80 Acre Anh (30 ha) vào ngày 7/7. (Ảnh: Kent Porter — The Press Democrat / AP)
Ở các vùng phía Tây Hoa Kỳ, một mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã đến ngay sau mùa mưa yếu ớt, trong khi đợt hạn hán kéo dài suốt hai năm vẫn đang tiếp tục. Vào giữa tháng 7, đám cháy bùng phát ở các vùng thuộc Oregon và California (Mỹ) và thiêu rụi hơn 230.000 ha, một phần trong tổng số hơn 1 triệu ha bị thiêu rụi trong các vụ cháy rừng trên toàn quốc tính đến nay.
Vào đầu tháng 7 năm nay, bang British Columbia (Canada) đã trở thành ví dụ điển hình cho sự tàn phá nặng nề mà cháy rừng có thể mang lại. Thị trấn nhỏ Lytton nhanh chóng trở thành một trong những nơi nóng nhất trên trái đất, xóa sổ mức kỷ lục nhiệt cao nhất trước đó của Canada với nhiệt độ lên tới 49,5 độ C. Ngay sau đó, một trận cháy rừng dữ dội đã tấn công thị trấn, phá hủy đến 90% các tòa nhà và khiến cư dân phải mất vài phút để trốn thoát.
Các nhân viên cứu hỏa chiến đấu với đám cháy rừng ở Mugla, quận Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 2/8. Cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ với trận cháy rừng có số người tử vong nhất trong nhiều thập kỷ diễn ra khi đợt nắng nóng bùng phát bao trùm Đông Nam châu Âu. (Ảnh: Yasin Akgul — Hình ảnh AFP / Getty)
Trong tháng này, các quốc gia thuộc Địa Trung Hải ở Nam Âu cũng đang phải chịu sự oi bức của một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhiệt độ tại một thị trấn ở phía Bắc Hy Lạp đạt mức 47,1 độ C vào ngày 4/8, không thấp hơn nhiều so với kỷ lục thời đại của châu Âu là 48 độ C. Vụ hỏa hoạn ở phía Nam nước này đã đe dọa các khu dân cư ở ngoại ô thủ đô Athens, buộc người dân phải chạy vào trung tâm thành phố để tránh những đám khói khổng lồ.
Một cặp đôi đi đạp thuyền khi khói từ đám cháy rừng gần đó bao trùm thành phố Yakutsk, ở Sakha (Yakutia), Nga vào ngày 27 tháng 7. (Ảnh: Dimitar Dilkoff — AFP / Getty Images)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đám cháy nghiêm trọng nhất được ghi nhận đã thiêu rụi hơn 11.000 ha rừng, khiến 8 người thiệt mạng. Hầu hết các đám cháy đều ở thị trấn Manavgat, thuộc miền nam nước này.
Thiệt hại nặng nề từ những đám cháy càng khiến người dân Thổ Nhĩ Kỷ càng thêm phẫn nộ với chính phủ nước này. Bởi lẽ, họ phải vật lộn để kiểm soát ngọn lửa còn chính phủ thì thừa nhận rằng cả nước không có trực thăng cứu hỏa nào còn hoạt động được.
Chất chống cháy rơi từ máy bay xuống đất gần Chuweah Creek Fire khi đám cháy rừng tàn phá Nespelem, Wash. Vào ngày 14/7. (Ảnh: David Ryder — Reuters)
Tại Ý - nơi có khoảng 800 vụ cháy xảy ra trên toàn quốc chỉ trong một tuần, nhiều resort nghỉ dưỡng ven biển ở Pescara đã phải sơ tán ngay lập tức khi một khu rừng gần đó bốc cháy vào ngày 1/8.
Cách Biển Địa Trung Hải hơn 3.000 km về phía Bắc, tại miền Bắc Phần Lan - nơi rất hiếm xảy ra cháy rừng, một ngọn lửa đã thiêu rụi 300 ha rừng ở lưu vực sông Kalajoki hẻo lánh vào tuần cuối cùng của tháng 7. Đây là trận cháy rừng tồi tệ nhất được ghi nhận ở nước này kể từ năm 1971.
Những người đàn ông lùa những con cừu để đưa chúng thoát khỏi một đám cháy đang tiến gần ở quận Mugla, Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2/8. (Ảnh: Yasin Akgul — AFP / Getty Images)
Lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy Sugar, một phần của đám cháy Phức hợp Beckwourth, đang bùng cháy ở Rừng Quốc gia Plumas, California, vào ngày 8/7. (Ảnh: Noah Berger — AP)
Một số đám cháy khác đã xảy ra ở vùng Yukutia, Sieberia nằm ở phía Đông nước Nga - một trong những khu vực lạnh nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm nay, hơn 4,2 triệu ha rừng tại đây đã bị đốt cháy, khiến các nhà khoa học lo ngại về hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngày 4/8, Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của E.U. cho biết, các đám cháy trong khu vực đã giải phóng tương đương 505 megaton khí CO2 vào bầu khí quyển, vượt qua kỷ lục năm 2020 về lượng khí thải trong toàn bộ mùa cháy với 450 megaton.
Cháy rừng hoành hành ở Varybobi, phía bắc Athens, Hy Lạp vào ngày 3/8. Các khu dân cư ở ngoại ô phía bắc Athens đã được sơ tán khi trận hỏa hoạn lan đến ngoại ô thành phố. (Ảnh: Gerasimos Koilakos — NurPhoto/Getty)
Quang cảnh ở một khu nghỉ mát khi ngọn lửa bùng cháy trên sườn đồi ở Osoyoos, British Columbia, Canada, vào ngày 20/7. (Ảnh: Sara Mahony — Reuters)
Trẻ em đứng xem một chiếc trực thăng chữa cháy lên vùng đất than bùn tại làng Palem Raya ở quận Ogan Ilir, Nam Sumatra, Indonesia, vào ngày 31/7. (Ảnh: M. Hatta — Xinhua / eyevine / Redux)
Bức ảnh chụp từ trên không này cho thấy bóng một chiếc máy bay của Cục Kiểm lâm Hàng không bay qua một khu rừng bị cháy bên ngoài làng Berdigestyakh, thuộc nước cộng hòa Sakha (Yakutia) ở Siberia, Nga vào ngày 27/7. (Ảnh: Dimitar Dilkoff — AFP / Getty Images)
Một con dê chết trên mặt đất trong một câu lạc bộ cưỡi ngựa bị cháy rụi sau vụ cháy rừng ở vùng Varibobi, phía Bắc Athens, Hy Lạp vào ngày 4/8. (Ảnh: Angelos Tzortzinis — DPA / liên minh hình ảnh / Getty Images)
Trong bức ảnh do máy bay không người lái chụp này, các thiệt hại được nhìn thấy ở Lytton, British Columbia, Canada vào ngày 9 tháng 7, sau khi một trận cháy rừng phá hủy hầu hết ngôi làng vào ngày 30/6. (Ảnh: Darryl Dyck — The Canadian Press / AP)
Các nhân viên Phòng vệ Dân sự theo dõi trận cháy rừng bùng lên qua các ngọn đồi ở Qobayat, Lebanon vào ngày 28/7. Một thiếu niên Li-băng đã thiệt mạng khi tham gia cùng các tình nguyện viên chiến đấu để chống lại ngọn lửa. (Ảnh: Ethan Swope — Getty Images)
Một chiếc trực thăng bay trên đám cháy tại bãi biển Le Capannine ở Catania, Sicily, Ý vào ngày 30/7. (Ảnh: Roberto Viglianisi — Reuters)
Tất cả những dấu hiệu này có thể khiến loài người có nguy cơ rơi vào một chu kỳ tàn khốc: Khí thải nhà kính được tạo ra từ những vụ cháy rừng như trên, kèm theo các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của con người, sẽ tiếp tục làm tăng nhiệt độ toàn cầu trong những năm tới. Nhiệt độ tăng cao lại tạo điều kiện để các đám cháy rừng bùng phát, từ đó càng đẩy nhiệt độ lên cao.
Nếu có thể nhanh chóng cắt giảm khí thải, thiết lập các chương trình phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện kỹ năng phòng ngừa và kiểm soát các đám cháy rừng, loài người có thể ngăn chặn vòng lặp này trong tương lai. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều đợt cháy rừng khủng khiếp như thế này.
(Theo Times)
Cháy rừng khủng khiếp ở Siberia: Lớn hơn tất cả các đám cháy rừng trên thế giới cộng lại - Lập kỷ lục tồi tệ!
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Chưa bao giờ "Mẹ Thiên Nhiên" lại giận dữ đến thế, hơn 1 tháng nhấn chìm cả thế giới trong biển lửa: Nơi lạnh nhất cũng bốc cháy ngùn ngụt, những cánh rừng biến mất sau vài đêm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bình Dương: Dự án Picity Sky Park huy động vốn khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đòi nợ 'chúa chổm'
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Capital Place Hà Nội - Chuẩn mực của văn phòng hạng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 loại gia vị đẩy lùi ung thư, kéo dài tuổi thọ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ''ông lớn'' ngân hàng chuẩn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu