TIN MỚI
Jeff Bezos có một hệ thống quyết sách đơn giản nhưng rất hiệu quả, đảm bảo gần như chắc chắn rằng những gì ông làm chính xác là những điều nên làm. Bí mật của Jeff Bezos nằm ở khung thời gian. Nếu như Bezos có một kỹ năng nào đó khiến ông khác với những vị CEO giỏi giang khác và khác với hầu hết mọi người nói chung, thì đó chính là khả năng đưa ra những quyết định tối ưu một cách nhanh chóng.
Tốc độ là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, đó là nguyên tắc của nhà sáng lập kiêm giám đốc- Jeff Bezos cũng như của Amazon. Nếu cho rằng kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh là đưa ra quyết định đúng đắn, tôi tin rằng chúng ta nên học hỏi một số bí quyết của Jeff Bezos. Và “Quy tắc 70%” là một trong số đó. “Quy tắc 70%” gợi ý rằng bạn nên đưa ra quyết định của mình ngay khi nắm được 70% lượng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đó.
Tại sao nên áp dụng “quy tắc 70%”?
Từ thời điểm này trở đi, hãy gọi tất cả thông tin bạn cần để đưa ra quyết định đúng đắn là “thông tin cần thiết”.
Bezos giải thích rằng để đưa ra các quyết định tối ưu cần đến 90% lượng thông tin cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được 90% lượng thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian và tốc độ là yếu tố quan trọng trong nhịp sống hiện đại. Dù ở cơ quan hay ở nhà, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nếu không đưa ra quyết định nhanh chóng.
Nếu bạn giống tôi, tôi dám chắc rằng những mã giảm giá mà bạn có đã hết hạn trước khi bạn có thể quyết định cách sử dụng chúng tốt nhất. Bạn cũng đã làm tốn mất một giờ xem Netflix trước khi đi ngủ nhiều lần vì “bận” chọn một chương trình thay vì xem một chương trình. Đừng lo lắng, ngay cả giới tinh hoa trong lĩnh vực kinh doanh cũng mắc phải “căn bệnh quyết định” tương tự.
Những người sáng lập Clubhouse đã do dự khi Twitter đề nghị mua lại với giá 4 tỷ đô la. Ngay sau đó, Twitter đã xây dựng Spaces- một ứng dụng có tính năng giống như Clubhouse và đột nhiên, Clubhouse không còn hot như trước nữa.
Giữa những năm 1990 và 2000, Nokia đã dẫn đầu trong ngành công nghiệp di động. Vào thời điểm đó, phần cứng là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng khi những đối thủ mới xuất hiện, mối quan tâm chính lại trở thành trải nghiệm người dùng. Nokia đã tốn đến bảy năm để xem xét trải nghiệm người dùng một cách nghiêm túc, nhưng đã quá muộn, vì khi ấy, Apple đã thống trị thị trường.
Tất cả các ví dụ trên đều nhận về cùng một bài học: “Chờ đợi quá lâu để đưa ra quyết định là một điều vô cùng tồi tệ.” Đó là lý do tại sao Bezos đề xuất “quy tắc 70%”. Jeff Bezos cho biết: “Hầu hết các quyết định nên được đưa ra dựa trên 70% thông tin mà bạn cần. Nếu đợi đến khi có đủ 90%, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chậm trễ.”
Trong kinh doanh, không có điều gì được coi là quyết định cuối cùng. Bạn luôn có thể thay đổi hướng đi, chọn cách dừng lại hoặc bắt đầu lại. Jeff Bezos cho biết rằng: “Nếu bạn giỏi trong việc xử lý các vấn đề, thì việc sửa chữa sai sót có thể ít nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Trong khi cái giá phải trả cho việc chậm trễ chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều.”
Đó chính xác là những gì đã xảy ra với Nokia và Clubhouse. Vì vậy, khi ra quyết định, hãy nhớ rằng thà sai lầm còn hơn chậm trễ.
Có một nghịch lý mà những người suy nghĩ quá mức đều quen thuộc. Bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng đưa ra ít quyết định hơn. Nó được gọi là “Tê liệt quyết định” và “quy tắc 70%” có thể giúp bạn thoát khỏi nó. Khi cam kết đưa ra quyết định dựa trên 70% lượng thông tin cần thiết, bạn đã ký một hợp đồng tinh thần với chính mình, một hợp đồng giúp bạn không rơi vào trạng thái suy đi nghĩ lại nhiều lần.
Ba cách sẽ giúp bạn ước tính khoảng 70% lượng thông tin cần thiết
• Đo thời gian thay vì lượng thông tin: Bạn có 10 ngày để đưa ra quyết định? Vào ngày thứ 7, hãy ngừng suy nghĩ lại về sự lựa chọn của bạn và chấp nhận nó. Biện pháp này hiệu quả nhất với các thủ tục giấy tờ, kế hoạch du lịch và những công việc đòi hỏi sự sáng tạo.
• Sử dụng danh sách kiểm tra để định lượng thông tin: Lập ra danh sách các điều kiện có thể giúp bạn đưa ra quyết định của mình. Khi bạn đánh dấu được 70% danh sách, hãy nhanh chóng đưa ra quyết định. Biện pháp này hiệu quả nhất với các giao dịch mua hàng, tìm việc và quan hệ đối tác.
• Thuê người dự toán: Hãy hỏi những người có kinh nghiệm “Bạn nghĩ tôi cần bao nhiêu thông tin để đưa ra quyết định này?” Biện pháp này phù hợp với hầu hết mọi quyết định, nhưng rất khó để tìm một người đáng tin cậy có thể giúp bạn.
Hãy luôn ghi nhớ hai điều về việc ra quyết định trong kinh doanh. Điều đầu tiên: “Một quyết định tồi còn hơn là không có quyết định nào.” và điều thứ hai: “Không có cái gọi là quyết định cuối cùng.”
Đưa ra quyết định đúng đắn là rất quan trọng để điều hành một doanh nghiệp, nhưng biết cách đưa ra quyết định cũng vậy. Jeff Bezos đã tìm ra điều đó. Bây giờ bạn cũng có thể làm được.
Theo Medium
Nghề tay trái kiếm triệu USD của những minh tinh nổi nhất xứ Hàn: Người là đại gia bất động sản, người sở hữu óc kinh doanh “không phải dạng vừa”
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Chờ đợi quá lâu để đưa ra quyết định là một điều vô cùng tồi tệ: “Quy tắc 70%” là bí quyết giúp tỷ phú giàu nhất thế giới luôn đưa ra quyết định tối ưu nhanh chóng
Jeff Bezos có một hệ thống quyết sách đơn giản nhưng rất hiệu quả, đảm bảo gần như chắc chắn rằng những gì ông làm chính xác là những điều nên làm. Bí mật của Jeff Bezos nằm ở khung thời gian. Nếu như Bezos có một kỹ năng nào đó khiến ông khác với những vị CEO giỏi giang khác và khác với hầu hết mọi người nói chung, thì đó chính là khả năng đưa ra những quyết định tối ưu một cách nhanh chóng.
Tốc độ là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, đó là nguyên tắc của nhà sáng lập kiêm giám đốc- Jeff Bezos cũng như của Amazon. Nếu cho rằng kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh là đưa ra quyết định đúng đắn, tôi tin rằng chúng ta nên học hỏi một số bí quyết của Jeff Bezos. Và “Quy tắc 70%” là một trong số đó. “Quy tắc 70%” gợi ý rằng bạn nên đưa ra quyết định của mình ngay khi nắm được 70% lượng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đó.
Tại sao nên áp dụng “quy tắc 70%”?
Từ thời điểm này trở đi, hãy gọi tất cả thông tin bạn cần để đưa ra quyết định đúng đắn là “thông tin cần thiết”.
Bezos giải thích rằng để đưa ra các quyết định tối ưu cần đến 90% lượng thông tin cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được 90% lượng thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian và tốc độ là yếu tố quan trọng trong nhịp sống hiện đại. Dù ở cơ quan hay ở nhà, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nếu không đưa ra quyết định nhanh chóng.
Nếu bạn giống tôi, tôi dám chắc rằng những mã giảm giá mà bạn có đã hết hạn trước khi bạn có thể quyết định cách sử dụng chúng tốt nhất. Bạn cũng đã làm tốn mất một giờ xem Netflix trước khi đi ngủ nhiều lần vì “bận” chọn một chương trình thay vì xem một chương trình. Đừng lo lắng, ngay cả giới tinh hoa trong lĩnh vực kinh doanh cũng mắc phải “căn bệnh quyết định” tương tự.
Những người sáng lập Clubhouse đã do dự khi Twitter đề nghị mua lại với giá 4 tỷ đô la. Ngay sau đó, Twitter đã xây dựng Spaces- một ứng dụng có tính năng giống như Clubhouse và đột nhiên, Clubhouse không còn hot như trước nữa.
Giữa những năm 1990 và 2000, Nokia đã dẫn đầu trong ngành công nghiệp di động. Vào thời điểm đó, phần cứng là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng khi những đối thủ mới xuất hiện, mối quan tâm chính lại trở thành trải nghiệm người dùng. Nokia đã tốn đến bảy năm để xem xét trải nghiệm người dùng một cách nghiêm túc, nhưng đã quá muộn, vì khi ấy, Apple đã thống trị thị trường.
Tất cả các ví dụ trên đều nhận về cùng một bài học: “Chờ đợi quá lâu để đưa ra quyết định là một điều vô cùng tồi tệ.” Đó là lý do tại sao Bezos đề xuất “quy tắc 70%”. Jeff Bezos cho biết: “Hầu hết các quyết định nên được đưa ra dựa trên 70% thông tin mà bạn cần. Nếu đợi đến khi có đủ 90%, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chậm trễ.”
Trong kinh doanh, không có điều gì được coi là quyết định cuối cùng. Bạn luôn có thể thay đổi hướng đi, chọn cách dừng lại hoặc bắt đầu lại. Jeff Bezos cho biết rằng: “Nếu bạn giỏi trong việc xử lý các vấn đề, thì việc sửa chữa sai sót có thể ít nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Trong khi cái giá phải trả cho việc chậm trễ chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều.”
Đó chính xác là những gì đã xảy ra với Nokia và Clubhouse. Vì vậy, khi ra quyết định, hãy nhớ rằng thà sai lầm còn hơn chậm trễ.
Có một nghịch lý mà những người suy nghĩ quá mức đều quen thuộc. Bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng đưa ra ít quyết định hơn. Nó được gọi là “Tê liệt quyết định” và “quy tắc 70%” có thể giúp bạn thoát khỏi nó. Khi cam kết đưa ra quyết định dựa trên 70% lượng thông tin cần thiết, bạn đã ký một hợp đồng tinh thần với chính mình, một hợp đồng giúp bạn không rơi vào trạng thái suy đi nghĩ lại nhiều lần.
Ba cách sẽ giúp bạn ước tính khoảng 70% lượng thông tin cần thiết
• Đo thời gian thay vì lượng thông tin: Bạn có 10 ngày để đưa ra quyết định? Vào ngày thứ 7, hãy ngừng suy nghĩ lại về sự lựa chọn của bạn và chấp nhận nó. Biện pháp này hiệu quả nhất với các thủ tục giấy tờ, kế hoạch du lịch và những công việc đòi hỏi sự sáng tạo.
• Sử dụng danh sách kiểm tra để định lượng thông tin: Lập ra danh sách các điều kiện có thể giúp bạn đưa ra quyết định của mình. Khi bạn đánh dấu được 70% danh sách, hãy nhanh chóng đưa ra quyết định. Biện pháp này hiệu quả nhất với các giao dịch mua hàng, tìm việc và quan hệ đối tác.
• Thuê người dự toán: Hãy hỏi những người có kinh nghiệm “Bạn nghĩ tôi cần bao nhiêu thông tin để đưa ra quyết định này?” Biện pháp này phù hợp với hầu hết mọi quyết định, nhưng rất khó để tìm một người đáng tin cậy có thể giúp bạn.
Hãy luôn ghi nhớ hai điều về việc ra quyết định trong kinh doanh. Điều đầu tiên: “Một quyết định tồi còn hơn là không có quyết định nào.” và điều thứ hai: “Không có cái gọi là quyết định cuối cùng.”
Đưa ra quyết định đúng đắn là rất quan trọng để điều hành một doanh nghiệp, nhưng biết cách đưa ra quyết định cũng vậy. Jeff Bezos đã tìm ra điều đó. Bây giờ bạn cũng có thể làm được.
Theo Medium
Nghề tay trái kiếm triệu USD của những minh tinh nổi nhất xứ Hàn: Người là đại gia bất động sản, người sở hữu óc kinh doanh “không phải dạng vừa”
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Chờ đợi quá lâu để đưa ra quyết định là một điều vô cùng tồi tệ: “Quy tắc 70%” là bí quyết giúp tỷ phú giàu nhất thế giới luôn đưa ra quyết định tối ưu nhanh chóng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Một huyện ở Hải Dương đã chọn nhà đầu tư cho 9 dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu