Khảo sát trực tuyến để hiểu thị trường và tìm kiếm khách hàng?
Các doanh nghiệp Việt nam thường chỉ chú ý nhiều đến quảng cáo mà ít chú ý đến việc khảo sát, nghiên cứu thị trường.
Cũng phải thừa nhận rằng một chiến dịch quảng cáo chất lượng sẽ mang lại doanh thu tương xứng cho doanh nghiệp nhưng thường thì chi phí cho các chiến dịch quảng cáo này là khá lớn vì thế không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng thực hiện.
Những chiến dịch quảng cáo không đủ tầm và không đủ lượng sẽ không “lôi kéo” được khách hàng mà thậm chí còn phản tác dụng.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện tại đang có hiện tượng “bội thực” quảng cáo. Cộng đồng đang phải hứng chịu và khó chịu với một lượng thông tin quảng cáo một chiều, quá ư dầy đặc và nhàm chán mà họ hiểu rằng họ đang được “xúi dục” mua hoặc sử dụng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Một nội dung quảng cáo thường ít khi vượt ra khỏi các trình tự sau: Doanh nghiệp tôi đang cung cấp loại hàng hóa (dịch vụ) A – Nó rất tốt (tốt đến mức khó tin) – Hãy mua (hoặc sử dụng) nó (A) – Giá cả rất cạnh tranh – Lời hứa quà tặng hoặc giảm giá,…
Quảng cáo không quan tâm nhiều đến nhu cầu thị trường mà chỉ làm sao đưa thông tin (một chiều) đến nhiều người nhất vì thế nó rất công phu và tốn kém.
Vậy nghiên cứu thị trường là gì ?
Nếu biết trước được thị trường cần gì, người tiêu dùng mong muốn gì,…thì các doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng thứ mà họ cần - Đây là yếu tố then chốt làm nên thành công trong kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.
Các doanh nghiệp Việt nam biết rất rõ điều đó nhưng khi thực hiện thì lại gặp phải những vấn đề còn “hóc búa” hơn cả khi làm quảng cáo:
Một là: Thị trường luôn biến động (đôi khi chóng mặt) nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường lại càng khó khăn và nan giải hơn.
Hai là: Nhân lực đảm nhiệm công việc này tại các doanh nghiệp thường mỏng và thiếu kinh nghiệm.
Ba là: Chi phí cho một đợt khảo sát thị trường có chất lượng tốt cũng không phải là nhỏ, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Bốn là: Hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp để phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường tại Việt nam còn ít, các công cụ và phương pháp tiếp thị còn mang tính truyền thống, chưa đột phá và tiện ích.
Năm là: Cộng đồng người tiêu dùng Việt nam chưa có thói quen hoặc chưa sẵn sàng “tiết lộ” những mong muốn của họ cho các doanh nghiệp biết.
Với những trở ngại trên cho thấy không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để chủ động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt.
Nếu như “quảng cáo” đơn thuần chỉ là hoạt động trước bán hàng thì “nghiên cứu thị trường” là hoạt động trước sản xuất, trong sản xuất và ngay cả trong khi bán hàng – Nó phải được thực hiện thường xuyên và cập nhật để đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh “trúng” đích và thu về lợi nhuận.
Hiện nay ngoài các phương pháp khảo sát, nghiên cứu thị trường truyền thống như khảo sát trực tiếp, khảo sát qua email, mở các đợt điều tra trên diện rộng, dựa vào hệ thống các dữ liệu thống kê,… thì phương pháp “khảo sát trực tuyến” thông qua các website chuyên dụng (thamdo.net; khaosatthitruong.vn; Khaosat.com;…)cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm bởi tính phổ biến rộng, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, đối tượng và quan trọng là ít tốn kém, khuyến khích được sự tự nguyện của khách hàng.
Kinh doanh là một khoa học, hơn nữa là một nghệ thuật. Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên quan tâm đến tất cả các yếu tố, các nghiệp vụ, nhiệm vụ kinh doanh, trong đó có nhiệm vụ tìm kiếm và tìm hiểu khách hàng - Nên nhớ nếu không có khách hàng hoặc không hiểu khách hàng cần gì, bạn sẽ không thể kinh doanh hoặc kinh doanh thất bại.
Các doanh nghiệp Việt nam thường chỉ chú ý nhiều đến quảng cáo mà ít chú ý đến việc khảo sát, nghiên cứu thị trường.
Cũng phải thừa nhận rằng một chiến dịch quảng cáo chất lượng sẽ mang lại doanh thu tương xứng cho doanh nghiệp nhưng thường thì chi phí cho các chiến dịch quảng cáo này là khá lớn vì thế không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng thực hiện.
Những chiến dịch quảng cáo không đủ tầm và không đủ lượng sẽ không “lôi kéo” được khách hàng mà thậm chí còn phản tác dụng.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hiện tại đang có hiện tượng “bội thực” quảng cáo. Cộng đồng đang phải hứng chịu và khó chịu với một lượng thông tin quảng cáo một chiều, quá ư dầy đặc và nhàm chán mà họ hiểu rằng họ đang được “xúi dục” mua hoặc sử dụng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Một nội dung quảng cáo thường ít khi vượt ra khỏi các trình tự sau: Doanh nghiệp tôi đang cung cấp loại hàng hóa (dịch vụ) A – Nó rất tốt (tốt đến mức khó tin) – Hãy mua (hoặc sử dụng) nó (A) – Giá cả rất cạnh tranh – Lời hứa quà tặng hoặc giảm giá,…
Quảng cáo không quan tâm nhiều đến nhu cầu thị trường mà chỉ làm sao đưa thông tin (một chiều) đến nhiều người nhất vì thế nó rất công phu và tốn kém.
Vậy nghiên cứu thị trường là gì ?
Nếu biết trước được thị trường cần gì, người tiêu dùng mong muốn gì,…thì các doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng thứ mà họ cần - Đây là yếu tố then chốt làm nên thành công trong kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.
Các doanh nghiệp Việt nam biết rất rõ điều đó nhưng khi thực hiện thì lại gặp phải những vấn đề còn “hóc búa” hơn cả khi làm quảng cáo:
Một là: Thị trường luôn biến động (đôi khi chóng mặt) nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường lại càng khó khăn và nan giải hơn.
Hai là: Nhân lực đảm nhiệm công việc này tại các doanh nghiệp thường mỏng và thiếu kinh nghiệm.
Ba là: Chi phí cho một đợt khảo sát thị trường có chất lượng tốt cũng không phải là nhỏ, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Bốn là: Hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp để phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường tại Việt nam còn ít, các công cụ và phương pháp tiếp thị còn mang tính truyền thống, chưa đột phá và tiện ích.
Năm là: Cộng đồng người tiêu dùng Việt nam chưa có thói quen hoặc chưa sẵn sàng “tiết lộ” những mong muốn của họ cho các doanh nghiệp biết.
Với những trở ngại trên cho thấy không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để chủ động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt.
Nếu như “quảng cáo” đơn thuần chỉ là hoạt động trước bán hàng thì “nghiên cứu thị trường” là hoạt động trước sản xuất, trong sản xuất và ngay cả trong khi bán hàng – Nó phải được thực hiện thường xuyên và cập nhật để đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh “trúng” đích và thu về lợi nhuận.
Hiện nay ngoài các phương pháp khảo sát, nghiên cứu thị trường truyền thống như khảo sát trực tiếp, khảo sát qua email, mở các đợt điều tra trên diện rộng, dựa vào hệ thống các dữ liệu thống kê,… thì phương pháp “khảo sát trực tuyến” thông qua các website chuyên dụng (thamdo.net; khaosatthitruong.vn; Khaosat.com;…)cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm bởi tính phổ biến rộng, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, đối tượng và quan trọng là ít tốn kém, khuyến khích được sự tự nguyện của khách hàng.
Kinh doanh là một khoa học, hơn nữa là một nghệ thuật. Thiết nghĩ các doanh nghiệp nên quan tâm đến tất cả các yếu tố, các nghiệp vụ, nhiệm vụ kinh doanh, trong đó có nhiệm vụ tìm kiếm và tìm hiểu khách hàng - Nên nhớ nếu không có khách hàng hoặc không hiểu khách hàng cần gì, bạn sẽ không thể kinh doanh hoặc kinh doanh thất bại.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến lược marketing "kẻ đối lập"
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chiến lược Marketing cho năm 2012
- Thread starter banhminuong
- Ngày bắt đầu
Lập chiến lược Marketing cho siêu thị.
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
e xin ý kiến " chiến lược Markeitng của trung tâm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xin giúp về chiến lược Marketing của Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
[Hỏi] Chiến lược phân phối
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu