Tổng nợ xấu nội bảng của 28 ngân hàng cuối quý 1 là hơn 170 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2022. Trong đó 25 ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng.
Số ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% hiện nay chỉ còn 3 cái tên là Vietcombank, ACB, Techcombank. Tuy nhiên, nợ xấu của những ngân hàng này cũng không nằm ngoài xu hướng, đều tăng lên trong quý 1 năm nay.
Tại Vietcombank, nợ xấu nội bảng cuối quý 1 là 9.942 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là do nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng gấp 6 lần lên 2.524 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 25,2% lên 980 tỷ; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm 2,8% xuống 6.439 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietcombank theo đó tăng từ 0,68% lên 0,85%/năm, tiếp tục là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.
Ngoài ra, Vietcombank sở hữu bộ đệm dự phòng rủi ro vững chắc với tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu đạt 321%, cao hơn mức 319% hồi đầu năm và cao nhất hệ thống. Điều này có nghĩa, mỗi đồng nợ xấu của ngân hàng đang được trích lập dự phòng hơn 3,2 đồng.
Techcombank cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,85% vào cuối tháng 3, tăng so với mức đầu năm. Tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 913 tỷ đồng trong quý 1 lên 3.946 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 là 1.171 tỷ đòng, nợ nhóm 4 là 1.664 tỷ và nợ nhóm 5 là 1.111 tỷ đồng.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại Techcombank sụt giảm từ 157% xuống 133,8%, tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm cao trên thị trường.
Theo ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp của Techcombank, việc phân loại lại nợ theo CIC có ảnh hưởng tới Techcombank trong quý 1. Cụ thể, một công ty bất động sản tuyên bố dừng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đã dẫn đến một số tranh chấp và khách hàng không thanh toán nợ, từ đó một số ngân hàng đã chuyển nhóm nợ sang nhóm cao hơn. Vì vậy nên dù khách hàng đó vẫn đang trả nợ đầy đủ tại Techcombank nhưng ngân hàng cũng phải điều chỉnh nhóm nợ, chủ yếu là sang nợ nhóm 2 và một ít nợ nhóm 3. Nếu loại trừ nợ xấu CIC thì tỷ lệ nợ xấu của Techcombank chỉ ở mức 0,69%.
Một ngân hàng khác cũng giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là ACB. Nợ xấu nội bảng của nhà băng cuối quý 1 ở mức 4.003 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ nhóm 4 tăng 149% lên 1.090 tỷ đồng, nợ nhóm 3 tăng 94% lên 859 tỷ. Nợ nhóm 5 giảm nhẹ 5% xuống 2.052 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng từ 0,74% lên 0,98%.
Trong khi 3 ngân hàng trên duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% thì nhiều ngân hàng khác ghi nhận trên mức 2,5% hoặc thậm chí là xấp xỉ 3%.
Tại báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 02/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,91% (tăng so với mức 2,46% vào cuối năm 2016; mức 1,49% vào cuối năm 2021 và mức 2,0% vào cuối năm 2022).
Mặc dù theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá, NHNN nhận thấy có một số khoản chưa phải là nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có nguy cơ chuyển nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...). Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai.
Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối tháng 02/2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.
Trước xu hướng tăng của nợ xấu, NHNN mới đây đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, trong đó lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 cho phép ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Giới phân tích cho rằng, Thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ đó áp lực nợ xấu với các ngân hàng có thể được giảm bớt trong thời gian tới.
Link bài gốc: Chỉ còn 3 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%
Số ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% hiện nay chỉ còn 3 cái tên là Vietcombank, ACB, Techcombank. Tuy nhiên, nợ xấu của những ngân hàng này cũng không nằm ngoài xu hướng, đều tăng lên trong quý 1 năm nay.
Tại Vietcombank, nợ xấu nội bảng cuối quý 1 là 9.942 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là do nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng gấp 6 lần lên 2.524 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 25,2% lên 980 tỷ; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm 2,8% xuống 6.439 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Vietcombank theo đó tăng từ 0,68% lên 0,85%/năm, tiếp tục là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.
Ngoài ra, Vietcombank sở hữu bộ đệm dự phòng rủi ro vững chắc với tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu đạt 321%, cao hơn mức 319% hồi đầu năm và cao nhất hệ thống. Điều này có nghĩa, mỗi đồng nợ xấu của ngân hàng đang được trích lập dự phòng hơn 3,2 đồng.
Techcombank cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,85% vào cuối tháng 3, tăng so với mức đầu năm. Tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 913 tỷ đồng trong quý 1 lên 3.946 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 là 1.171 tỷ đòng, nợ nhóm 4 là 1.664 tỷ và nợ nhóm 5 là 1.111 tỷ đồng.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại Techcombank sụt giảm từ 157% xuống 133,8%, tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm cao trên thị trường.
Theo ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp của Techcombank, việc phân loại lại nợ theo CIC có ảnh hưởng tới Techcombank trong quý 1. Cụ thể, một công ty bất động sản tuyên bố dừng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đã dẫn đến một số tranh chấp và khách hàng không thanh toán nợ, từ đó một số ngân hàng đã chuyển nhóm nợ sang nhóm cao hơn. Vì vậy nên dù khách hàng đó vẫn đang trả nợ đầy đủ tại Techcombank nhưng ngân hàng cũng phải điều chỉnh nhóm nợ, chủ yếu là sang nợ nhóm 2 và một ít nợ nhóm 3. Nếu loại trừ nợ xấu CIC thì tỷ lệ nợ xấu của Techcombank chỉ ở mức 0,69%.
Một ngân hàng khác cũng giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là ACB. Nợ xấu nội bảng của nhà băng cuối quý 1 ở mức 4.003 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ nhóm 4 tăng 149% lên 1.090 tỷ đồng, nợ nhóm 3 tăng 94% lên 859 tỷ. Nợ nhóm 5 giảm nhẹ 5% xuống 2.052 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng từ 0,74% lên 0,98%.
Trong khi 3 ngân hàng trên duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% thì nhiều ngân hàng khác ghi nhận trên mức 2,5% hoặc thậm chí là xấp xỉ 3%.
Tại báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 02/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,91% (tăng so với mức 2,46% vào cuối năm 2016; mức 1,49% vào cuối năm 2021 và mức 2,0% vào cuối năm 2022).
Mặc dù theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá, NHNN nhận thấy có một số khoản chưa phải là nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có nguy cơ chuyển nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...). Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai.
Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối tháng 02/2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.
Trước xu hướng tăng của nợ xấu, NHNN mới đây đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, trong đó lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 cho phép ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Giới phân tích cho rằng, Thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ đó áp lực nợ xấu với các ngân hàng có thể được giảm bớt trong thời gian tới.
Link bài gốc: Chỉ còn 3 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chi tiết quy trình cấp sổ hồng cho condotel ở Khánh Hòa
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu