KT-XH Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
* Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Giả Hiểu An, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).

Từ khấm khá đến thất bát

Tôi đến từ thành phố Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp một trường trung học kỹ thuật hồi năm 2003, tôi đã làm việc ở Thâm Quyến. Tôi có người chú là tài xế cho một công ty vận tải hành khách tại đây, đó cũng là người đã thuyết phục tôi thi chứng chỉ A1 với quan điểm “tài xế cũng là nghề làm ăn chân chính, không lo thiếu việc làm”. Nghe lời, tôi thi đỗ bằng lái xe A1 và gia nhập công ty chú làm việc vào năm 2008.

Nhờ công việc này mà chỉ trong vài năm, tôi tiết kiệm được một khoản kha khá, sau đó dùng hết tiền để mua một căn nhà ở Phúc Châu. Khởi đầu cho cuộc sống tự lập của tôi nhìn chung hơi vất vả nhưng cũng có thành tựu, song không được bao lâu thì nhanh chóng lao đao, lận đận.

Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay - Ảnh 1.


Tài xế cũng là nghề làm ăn chân chính, không lo thiếu việc làm. Ảnh: Toutiao


Vào năm 2013, tuyến tàu cao tốc Hạ Môn - Thâm Quyến chính thức đi vào hoạt động, những hành khách lên tàu Thâm Quyến có thể đến thẳng Phúc Châu mà không cần đổi tuyến, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Lộ trình này trùng khớp với tuyến đường tôi thường chạy, thế nhưng trong khi đi tàu cao tốc chỉ mất 5 tiếng, lại còn sạch sẽ thì đi xe khách mất hẳn hơn 13 tiếng, khách cũng phải chen chúc chật chội.

Hiển nhiên vì thế chúng tôi gần như mất hết khách. Vậy là trạng thái “đắt show”, xe kín chỗ ngồi từ sáng sớm đến tối bị thay thế bằng những ngày lác đác khách, tiền thu về không bù nổi chi phí xăng xe.

Đến năm 2015, hàng loạt công ty vận tải hoàn toàn rơi vào cảnh lao đao, xe khách tồn hàng loạt, thua lỗ nặng nề. Tuyến đường chở khách Phúc Châu - Thâm Quyến trước đây chạy hàng chục chuyến một ngày giờ chỉ còn vỏn vẹn khoảng 8 chuyến. Thấy chúng tôi thu nhập bấp bênh, không đủ sống, quản lý đã nói chuyện và “trưng cầu dân ý” xem những ai muốn tiếp tục duy trì hoạt động của chuỗi xe buýt hoặc chuyển giao công ty để chúng tôi tự phụ trách, vận hành.

Quyết định “để đời”

Sau khi suy nghĩ kỹ càng, chú tôi, hai người khác và tôi đã thống nhất rằng 4 chúng tôi sẽ hợp lực để tiếp quản 2 chiếc xe khách, duy trì hoạt động của tuyến chạy Phúc Châu - Thâm Quyến. Chẳng ai ngờ đây là quyết định “để đời” đã cứu vãn sự nghiệp của tôi.

Sau khi xu hướng di chuyển bằng tàu cao tốc thịnh hành được một thời gian, nhiều hành khách trở lại đi xe khách vì tính linh hoạt, chủ động. Chuyến tàu muộn nhất từ Thâm Quyến đến Phúc Châu là 17h47 nhưng nhiều người không tiện xin nghỉ phép cho kịp giờ tàu chạy nên họ chỉ có thể đi xe khách với chuyến 19h30 - chúng tôi đã điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của khách. Mặt khác, đặt vé tàu cũng không dễ, nhất là trong những dịp nghỉ lễ nên hiển nhiên những vị khách chậm tay sẽ phải chuyển sang đi xe khách.

Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay - Ảnh 2.


Đường sắt cao tốc "mọc" lên nhiều, chúng tôi gần như mất hết khách. Ảnh: Toutiao


Cứ như vậy trong suốt 2 năm, chúng tôi vẫn có một lượng khách ổn định. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận đặt hàng ký gửi từ các công ty, phần này cũng mang lại nguồn thu kha khá. Khi thị trường càng có ít xe khách như lúc bấy giờ, công ty của chúng tôi lại càng được “chọn mặt gửi vàng”.

Đến năm 2016, công việc kinh doanh ngày càng khởi sắc, sự cạnh tranh cũng không còn gay gắt vì các công ty khác đã “rơi rụng” dần đi, chúng tôi độc quyền luôn tuyến đường từ Thâm Quyến đến Phúc Châu. Công ty tôi có 2 chiếc xe khách 38 chỗ ngồi. Ngay cả vào những ngày bình thường, chúng tôi vẫn có thể duy trì số lượng khách trung bình là 25 người với mức phí trung bình là 260 NDT (khoảng 850.000đồng) mỗi người. Tổng cộng, doanh thu cho mỗi lượt xe là 6.500 NDT (hơn 21 triệu đồng), hai xe là 13.000 NDT (hơn 42,5 triệu đồng)

Không chỉ có vậy, chúng tôi vẫn còn một hạng mục ký gửi hàng hóa quan trọng nhất – vận chuyển trang sức, vàng bạc với giá trị lên đến hàng triệu NDT. Riêng hoạt động này đã mang lại lợi nhuận trung bình 6.000 NDT (hơn 19,6 triệu đồng) mỗi ngày.

Ngoài ra, chuyến xe Thâm Quyến - Phúc Châu của chúng tôi còn trở thành đối tác quen thuộc chuyên vận chuyển kính ở Longgang với chi phí vận chuyển hàng ngày là 3.000 NDT (hơn 9,8 triệu đồng), vận chuyển hải sản từ Phúc Châu đến Thâm Quyến với phí khoảng 2.000 NDT/ngày (khoảng 6,5 triệu đồng). Chúng tôi cũng nhận đơn đặt hàng từ các khách lẻ, lấy công từ vài trăm đến hai đến ba nghìn NDT mỗi ngày.

Tổng cộng, 2 chiếc xe khách tưởng như chỉ có thể vứt xó đã mang lại doanh thu trung bình mỗi ngày là 24.000 NDT (hơn 78 triệu đồng). Trừ đi chi phí vận hành hàng ngày là 18.000 NDT (gần 60 triệu đồng), 4 chúng tôi mỗi ngày cũng kiếm được 2.100 NDT (gần 7 triệu đồng), tương ứng với khoảng 760.000 NDT mỗi năm (gần 2,5 tỷ đồng). Nếu tính thêm cả thời gian cao điểm như nghỉ lễ, tết thì càng kiếm bội.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Nhờ làm việc chăm chỉ, từ năm 2016 đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân hàng năm của chúng tôi có thể đạt đến 1.000.000 NDT (khoảng 3,2 tỷ đồng). Có tiền trong tay, tôi mua một ngôi nhà cũ rộng 89m2 ở Luohu vào năm 2018 nhưng không phải để ở. Tôi và vợ, con trai đều sống ở Thâm Quyến, cha mẹ tôi sống ở Phúc Châu. Cuộc sống ổn định, hạnh phúc.

Thế nhưng ở thời điểm được coi là đỉnh cao lần thứ 2 trong đời, dịch bệnh Covid-19 đã giáng một đòn khá mạnh xuống sự nghiệp của tôi. Lệnh giãn cách khiến cho lưu lượng hành khách ngày càng ít ỏi, hoạt động kinh doanh trong thời gian này dường như chết cứng.

Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay - Ảnh 3.


Vì miếng cơm manh áo, dù hàng khách có ít ỏi, hàng hóa lắt nhắt. Ảnh:Toutiao


Càng khó càng phải cố, chúng tôi duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu năm, gom góp từng đơn hàng một để phục vụ khách. Công ty hứa hẹn với các chủ xưởng vàng bạc, mắt kính, hải sản là bất cứ khi nào họ cần, chúng tôi sẵn sàng có mặt. Thế nhưng do kinh tế và hoạt động mậu dịch bị trì trệ, dù có làm việc cật lực thì cũng chẳng kiếm được là bao. Vì miếng cơm manh áo, dù hàng khách có ít ỏi, hàng hóa lắt nhắt, mỗi chuyến chỉ thu về 1.200 NDT (3,2 triệu đến 6,5 triệu đồng), chúng tôi vẫn cố mà làm.

Cứ như vậy vật lộn với dịch bệnh suốt 3 năm, vào cuối năm 2022, công ty tôi cuối cùng đã vượt qua được. Như hổ được thả về rừng, chúng tôi làm việc hết công suất, thuê thêm xe khách và tài xế để cùng chạy tuyến đường Thâm Quyến - Phúc Châu. Những ngày lễ hội như du xuân, Tết Thanh minh... công ty chạy đến 12 xe khách đưa đón khách mỗi ngày, kiếm về rất nhiều tiền.

Song, sau dịch, hoạt động đi lại chưa ổn định hoàn toàn nên ngày thường lượng đón khách trung bình ngày của chúng tôi chỉ còn một nửa (khoảng 19 người/xe), kinh doanh vận tải hàng hóa cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 8.000 NDT (khoảng 26 triệu đồng) mỗi ngày. Doanh thu của công ty chỉ đủ để trả cho 4 chúng tôi mỗi người 600 NDT/ ngày (gần 2 triệu đồng).

Tuy nhiên, nhưng dù thế nào đi nữa tôi vẫn sẽ cố gắng và kiên định với nghề này. Nhờ nó mà tôi có thể mua nhà, ô tô ở Thâm Quyến. Ngay cả khi tình hình kinh doanh hiện tại chưa được như mong đợi, tôi vẫn sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi cũng nhận ra rằng dù ở đâu, làm nghề gì, nếu luôn nỗ lực và kiên định với việc mình làm thì ắt sẽ hái được quả ngọt.

(Theo Toutiao)

Link bài gốc: Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,165
Bài viết
63,385
Thành viên
86,322
Thành viên mới nhất
inhoanggiacom

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN