TIN MỚI
Thời gian gần đây, bức tranh cổ động chống Covid-19 với nội dung "Ở nhà là yêu nước" của họa sĩ Lê Đức Hiệp được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều tờ báo quốc tế đã dành lời khen ngợi cho tác phẩm của họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp và những ý nghĩa tích cực của nó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Bức vẽ hình một nhân viên y tế với chiếc khẩu trang trên khuôn mặt và dáng đứng hiên ngang như một người lính, bên cạnh là khẩu hiệu "Ở nhà là yêu nước". Bên dưới tranh cổ động là lời nhắn gửi người dân khai báo các triệu chứng hoặc báo cáo bất cứ ai trốn cách ly.
Hãng thông tấn Đức (DPA) trong bài viết với tiêu đề "Việt Nam dùng tranh cổ động trong cuộc chiến với virus corona" đã giới thiệu rằng: "Poster cổ động đã tái sinh giữa thời đại dịch ở Việt Nam. Đó là một trong những món quà lưu niệm được du khách nước ngoài ưa thích. Tấm poster mang dáng dấp của một bức tranh cổ động thời chiến, nội dung là lời kêu gọi người dân thực hiện cách ly xã hội "Ở nhà là yêu nước", đã xuất hiện trên nhiều đường phố. Tác giả của nó là một họa sĩ trẻ có tên Lê Đức Hiệp".
Bức poster của họa sĩ Lê Đức Hiệp. (Ảnh từ Facebook nhân vật).
Thoạt nhìn ban đầu, bức vẽ mang phong cách của những bức tranh tuyên truyền của Chính phủ Việt Nam trên đường phố cách đây vài chục năm. Họa sĩ Lê Đức Hiệp đã chọn một thiết kế mà anh cảm thấy có thể tuyên truyền vận động tới những người không tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa sự trẻ trung, hiện đại với lời nhắn nhủ: "Ai họ báo y tế. Ai tung tin giả, báo công an. Ai trốn cách ly, báo cộng đồng mạng".
Vốn làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa đã hơn 10 năm, Hiệp cho rằng, nghệ thuật là thứ dễ đi vào nhận thức người khác nhất lúc này. Anh biết bản thân không thể tác động tới người khác bằng lời nói, nên đã lựa chọn vẽ một bức tranh để tuyên truyền cho cộng đồng.
Chia sẻ với The Guardian, Lê Đức Hiệp nói: "Sau khi Chính phủ kêu gọi mọi người ở nhà để giúp ngăn chặn Covid-19, tôi thấy trên mạng xã hội nhiều người vẫn chia sẻ ảnh tụ tập, ra quán cà phê và nhà hàng. Điều đó thực sự làm tôi bực mình. Tôi muốn vẽ lên một thứ gì đó có thể lan truyền nhanh chóng, nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho mọi người để làm điều đúng đắn. Tôi chọn phong cách tuyên truyền vì nó quen thuộc với người Việt Nam và phong cách này luôn khơi gợi những cảm xúc yêu nước".
Poster cổ động của họa sĩ trẻ được lan tỏa nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người ngỏ ý muốn mua tranh của anh làm kỷ niệm và tặng bạn bè nhưng Hiệp từ chối. Bởi mục đích sáng tác của anh không phải để kinh doanh. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, khi TP. HCM xuất hiện cây ATM gạo hỗ trợ người nghèo đầu tiên, sau đó nhiều người hảo tâm cùng góp sức, góp gạo giúp đỡ đồng bào, Hiệp đã nảy ra một ý tưởng. Anh quyết định bán tranh để lấy tiền mua gạo, ủng hộ cây ATM gạo.
Ảnh chụp mành hình.
Trên trang cá nhân, họa sĩ trẻ viết: "Các bạn thân mến, trong thời gian qua kể từ khi up tấm poster Ở Nhà Là Yêu Nước, mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của mọi người từ cộng đồng mạng đến báo chí trong và ngoài nước, thậm chí là cơ quan chính phủ. Rất cảm ơn tình cảm của mọi người. Từ một sản phẩm đơn thuần làm để up chơi Facebook, tấm poster đã lan tỏa được tinh thần yêu nước và thông điệp cách ly xã hội.
Đã có rất nhiều lời yêu cầu mua poster về sưu tầm của các bạn. Mình đã suy nghĩ và quyết định sẽ biến nó thành 1 dự án thiết thực hơn nữa! Mình đã tiến hành in một số lượng nhỏ giới hạn để bán và sẽ dùng 100% lợi nhuận từ việc bán poster này mua gạo và quyên góp cho cây ATM gạo tại quận Tân Phú, TP. HCM".
Chiều 17/4 Hiệp (áo đen) dùng số tiền sau 3 ngày bán tranh mua 1,2 tấn gạo ủng hộ vào cây ATM gạo ở quận Tân Phú. (Ảnh từ Facebook nhân vật).
Mỗi bức tranh được họa sĩ bán với giá 300 nghìn, đã bao gồm phí vận chuyển, được đóng gói trong ống giấy carton cứng để chống hư hỏng khi vận chuyển. Chỉ sau 2 ngày thông báo, họa sĩ trẻ thông báo trên trang cá nhân đã bán hết số poster dự kiến in và thu về được số tiền 15.897.000 đồng. Một số người đã mua nhiều bức tranh để làm kỉ niệm, làm quà tặng. Một số người đã gửi cho họa sĩ trẻ số tiền nhiều hơn 300.000, một số không mua tranh nhưng vẫn gửi tiền cho anh để đóng góp cho cây ATM gạo.
Với số tiền đó, anh mau 1.2 tấn gạo với tổng chi phí 15,6 triệu và nhập kho gạo Tân Phú. Dự án "Bán poster ủng hộ cây ATM gạo" của họa sĩ trẻ đã kết thúc thành công. "Mình cảm thấy vui khi có một chút đóng góp cho trận chiến chống Covid-19. Phần gạo tuy không nhiều nhưng mình nghĩ nó thật sự cần thiết cho người nghèo trong lúc này", họa sĩ Lê Đức Hiệp chia sẻ với báo chí trong nước.
Tác giả máy ATM gạo: Triệu phú năm 25 tuổi, trắng tay và làm lại bằng chiếc khóa cửa
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Chàng trai Việt bán poster chống dịch "Ở nhà là yêu nước", đóng góp cho ATM gạo giúp người nghèo vượt đại dịch Covid-19
Thời gian gần đây, bức tranh cổ động chống Covid-19 với nội dung "Ở nhà là yêu nước" của họa sĩ Lê Đức Hiệp được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều tờ báo quốc tế đã dành lời khen ngợi cho tác phẩm của họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp và những ý nghĩa tích cực của nó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Bức vẽ hình một nhân viên y tế với chiếc khẩu trang trên khuôn mặt và dáng đứng hiên ngang như một người lính, bên cạnh là khẩu hiệu "Ở nhà là yêu nước". Bên dưới tranh cổ động là lời nhắn gửi người dân khai báo các triệu chứng hoặc báo cáo bất cứ ai trốn cách ly.
Hãng thông tấn Đức (DPA) trong bài viết với tiêu đề "Việt Nam dùng tranh cổ động trong cuộc chiến với virus corona" đã giới thiệu rằng: "Poster cổ động đã tái sinh giữa thời đại dịch ở Việt Nam. Đó là một trong những món quà lưu niệm được du khách nước ngoài ưa thích. Tấm poster mang dáng dấp của một bức tranh cổ động thời chiến, nội dung là lời kêu gọi người dân thực hiện cách ly xã hội "Ở nhà là yêu nước", đã xuất hiện trên nhiều đường phố. Tác giả của nó là một họa sĩ trẻ có tên Lê Đức Hiệp".
Bức poster của họa sĩ Lê Đức Hiệp. (Ảnh từ Facebook nhân vật).
Thoạt nhìn ban đầu, bức vẽ mang phong cách của những bức tranh tuyên truyền của Chính phủ Việt Nam trên đường phố cách đây vài chục năm. Họa sĩ Lê Đức Hiệp đã chọn một thiết kế mà anh cảm thấy có thể tuyên truyền vận động tới những người không tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa sự trẻ trung, hiện đại với lời nhắn nhủ: "Ai họ báo y tế. Ai tung tin giả, báo công an. Ai trốn cách ly, báo cộng đồng mạng".
Vốn làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa đã hơn 10 năm, Hiệp cho rằng, nghệ thuật là thứ dễ đi vào nhận thức người khác nhất lúc này. Anh biết bản thân không thể tác động tới người khác bằng lời nói, nên đã lựa chọn vẽ một bức tranh để tuyên truyền cho cộng đồng.
Chia sẻ với The Guardian, Lê Đức Hiệp nói: "Sau khi Chính phủ kêu gọi mọi người ở nhà để giúp ngăn chặn Covid-19, tôi thấy trên mạng xã hội nhiều người vẫn chia sẻ ảnh tụ tập, ra quán cà phê và nhà hàng. Điều đó thực sự làm tôi bực mình. Tôi muốn vẽ lên một thứ gì đó có thể lan truyền nhanh chóng, nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho mọi người để làm điều đúng đắn. Tôi chọn phong cách tuyên truyền vì nó quen thuộc với người Việt Nam và phong cách này luôn khơi gợi những cảm xúc yêu nước".
Poster cổ động của họa sĩ trẻ được lan tỏa nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người ngỏ ý muốn mua tranh của anh làm kỷ niệm và tặng bạn bè nhưng Hiệp từ chối. Bởi mục đích sáng tác của anh không phải để kinh doanh. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, khi TP. HCM xuất hiện cây ATM gạo hỗ trợ người nghèo đầu tiên, sau đó nhiều người hảo tâm cùng góp sức, góp gạo giúp đỡ đồng bào, Hiệp đã nảy ra một ý tưởng. Anh quyết định bán tranh để lấy tiền mua gạo, ủng hộ cây ATM gạo.
Ảnh chụp mành hình.
Trên trang cá nhân, họa sĩ trẻ viết: "Các bạn thân mến, trong thời gian qua kể từ khi up tấm poster Ở Nhà Là Yêu Nước, mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của mọi người từ cộng đồng mạng đến báo chí trong và ngoài nước, thậm chí là cơ quan chính phủ. Rất cảm ơn tình cảm của mọi người. Từ một sản phẩm đơn thuần làm để up chơi Facebook, tấm poster đã lan tỏa được tinh thần yêu nước và thông điệp cách ly xã hội.
Đã có rất nhiều lời yêu cầu mua poster về sưu tầm của các bạn. Mình đã suy nghĩ và quyết định sẽ biến nó thành 1 dự án thiết thực hơn nữa! Mình đã tiến hành in một số lượng nhỏ giới hạn để bán và sẽ dùng 100% lợi nhuận từ việc bán poster này mua gạo và quyên góp cho cây ATM gạo tại quận Tân Phú, TP. HCM".
Chiều 17/4 Hiệp (áo đen) dùng số tiền sau 3 ngày bán tranh mua 1,2 tấn gạo ủng hộ vào cây ATM gạo ở quận Tân Phú. (Ảnh từ Facebook nhân vật).
Mỗi bức tranh được họa sĩ bán với giá 300 nghìn, đã bao gồm phí vận chuyển, được đóng gói trong ống giấy carton cứng để chống hư hỏng khi vận chuyển. Chỉ sau 2 ngày thông báo, họa sĩ trẻ thông báo trên trang cá nhân đã bán hết số poster dự kiến in và thu về được số tiền 15.897.000 đồng. Một số người đã mua nhiều bức tranh để làm kỉ niệm, làm quà tặng. Một số người đã gửi cho họa sĩ trẻ số tiền nhiều hơn 300.000, một số không mua tranh nhưng vẫn gửi tiền cho anh để đóng góp cho cây ATM gạo.
Với số tiền đó, anh mau 1.2 tấn gạo với tổng chi phí 15,6 triệu và nhập kho gạo Tân Phú. Dự án "Bán poster ủng hộ cây ATM gạo" của họa sĩ trẻ đã kết thúc thành công. "Mình cảm thấy vui khi có một chút đóng góp cho trận chiến chống Covid-19. Phần gạo tuy không nhiều nhưng mình nghĩ nó thật sự cần thiết cho người nghèo trong lúc này", họa sĩ Lê Đức Hiệp chia sẻ với báo chí trong nước.
Tác giả máy ATM gạo: Triệu phú năm 25 tuổi, trắng tay và làm lại bằng chiếc khóa cửa
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Chàng trai Việt bán poster chống dịch "Ở nhà là yêu nước", đóng góp cho ATM gạo giúp người nghèo vượt đại dịch Covid-19
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Vy công khai buổi đi chơi với anh chàng điển...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đến tuổi trung niên, tôi nhận ra 2 cách tiêu tiền...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hành trình khởi nghiệp từ chàng trai đam mê ánh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lộ thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, cuộc sống của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chặng đường 30 năm và dấu ấn của UOB tại thị trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu