Khi con làm bài không tốt, nhiều bậc cha mẹ tỏ ra khó chấp nhận, thậm chí còn hỏi đi hỏi lại tại sao con không làm đúng câu hỏi và mắc nhiều lỗi như vậy. Trên thực tế, dù ngoài mặt có vẻ không quan tâm, nhưng đứa trẻ là người cảm thấy buồn nhất khi biết rằng mình "thất bại".
Nếu cha mẹ có thể cảm thông và cùng con vượt qua thì trẻ sẽ có đủ can đảm để sẵn sàng bước tiếp. Nhưng nếu cha mẹ mắng mỏ chì chiết thì con cái sẽ càng thêm thất vọng, mặc cảm tội lỗi và buồn bã, từ đó nảy sinh những ám ảnh tiêu cực với bản thân: "Mình không làm được", "Chắc mình dốt lắm", dẫn đến chán học hoặc bỏ học.
Là cha mẹ, cho dù con bạn có điểm kém như thế nào trong kỳ thi, bạn phải sát cánh cùng con, cùng nhau nhìn nhận vấn đề, vượt qua khó khăn và trưởng thành từ những thất bại.
Có 2 điều cần lưu ý:
1. Đừng so sánh con bạn với người khác
Có một kiểu trẻ em trên trái đất này, tên gọi "con của người ta". Đây là cơn ác mộng làm tổn thương sâu sắc tâm hồn non nớt của nhiều trẻ nhỏ.
Chen Meiling, tiến sĩ giáo dục đến từ Stanford, người được mệnh danh là "người mẹ huyền thoại" khi cả 3 con trai đều được nhận vào ĐH Stanford đã nhấn mạnh: Đừng bao giờ so sánh con với người khác, không ai hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm và bạn phải chấp nhận sự không hoàn hảo của con mình.
Tiến sĩ Chen Meiling.
Trên thực tế, khi một đứa trẻ nhìn thấy ai đó giỏi hơn mình, nó sẽ có ý thức so sánh trong lòng và ngưỡng mộ. Nhưng nếu cha mẹ thường so sánh con sẽ làm tổn thương bản thân trẻ và dễ khiến trẻ nổi loạn, trở nên tự ti. Không được tôn trọng trong thời gian dài, trẻ sẽ thường cảm thấy mình thực sự "chẳng ra gì" như cha mẹ từng nói.
Để trẻ thích học, điều quan trọng nhất là khơi dậy động lực bên trong thay vì dùng ngoại lực để kìm hãm nó. Chỉ khi trẻ thực sự hứng thú với việc học thì trẻ mới có thể chủ động. Nên nhớ, một đứa trẻ không bao giờ cần phải so sánh với người khác, nó chỉ cần so sánh chính mình.
2. Công nhận những nỗ lực của trẻ
Điểm số của một đứa trẻ rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nhìn thấy sự chăm chỉ đằng sau nó. Mỗi đứa trẻ có tài năng và mức độ thông minh khác nhau, và có thể đã nỗ lực như nhau nhưng kết quả cuối cùng lại khác nhau.
Chúng ta cần nhìn thấy sự vất vả đằng sau, khi đứa trẻ cố gắng hết sức để học, ngay cả khi kết quả cuối cùng không như ý muốn, điều đó cũng đáng để khuyến khích. Nếu lúc này, cha mẹ vẫn quá khắt khe về điểm số sẽ chỉ làm tăng áp lực học tập cho con, khiến con dần mất đi động lực.
Trong khi khẳng định sự chăm chỉ của con, bạn có thể cùng con phân tích những lý do khiến con thi không đạt yêu cầu và tìm thấy sự tự tin để tiếp tục học hành chăm chỉ. Khi một đứa trẻ được tưới tẩm bằng sự tự tin và tình yêu thương, nó sẽ có sức mạnh vô hạn để đối mặt, vượt qua khó khăn để rồi đón nhận niềm vui của sự trưởng thành và tiến bộ.
Một chuyên gia giáo dục từng nói: Một kết quả thi không có ý nghĩa gì cả, nó chỉ là phép thử đánh giá kết quả học tập vào thời điểm đó. Thất bại chưa chắc đã phải do bản thân yếu kém, mà do các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, phương thức học tập chưa hiệu quả…
Có thể bây giờ điểm số của trẻ ở mức tầm thường, nhưng nếu trẻ có thể tìm thấy hứng thú và phương hướng trong cuộc sống và học tập, dưới sự hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ, trẻ sẽ có động lực vô hạn để đạt được mục tiêu của mình.
Đặc điểm của những người thành công là họ đã vượt qua rất nhiều thất bại. Sự thành công không quy định bắt buộc phải vào bằng được trường này hay học trường kia, mà thành công cuối cùng vẫn là năng lực của mỗi người. Cánh cửa này khép lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra, điều quan trọng là phải biết chấp nhận sự thật và tiếp tục chinh phục cơ hội mới.
Link bài gốc: Cha mẹ nên phản ứng ra sao khi con bảo 'Làm bài không tốt'? Lời khuyên từ tiến sĩ giáo dục
Nếu cha mẹ có thể cảm thông và cùng con vượt qua thì trẻ sẽ có đủ can đảm để sẵn sàng bước tiếp. Nhưng nếu cha mẹ mắng mỏ chì chiết thì con cái sẽ càng thêm thất vọng, mặc cảm tội lỗi và buồn bã, từ đó nảy sinh những ám ảnh tiêu cực với bản thân: "Mình không làm được", "Chắc mình dốt lắm", dẫn đến chán học hoặc bỏ học.
Là cha mẹ, cho dù con bạn có điểm kém như thế nào trong kỳ thi, bạn phải sát cánh cùng con, cùng nhau nhìn nhận vấn đề, vượt qua khó khăn và trưởng thành từ những thất bại.
Có 2 điều cần lưu ý:
1. Đừng so sánh con bạn với người khác
Có một kiểu trẻ em trên trái đất này, tên gọi "con của người ta". Đây là cơn ác mộng làm tổn thương sâu sắc tâm hồn non nớt của nhiều trẻ nhỏ.
Chen Meiling, tiến sĩ giáo dục đến từ Stanford, người được mệnh danh là "người mẹ huyền thoại" khi cả 3 con trai đều được nhận vào ĐH Stanford đã nhấn mạnh: Đừng bao giờ so sánh con với người khác, không ai hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm và bạn phải chấp nhận sự không hoàn hảo của con mình.
Tiến sĩ Chen Meiling.
Trên thực tế, khi một đứa trẻ nhìn thấy ai đó giỏi hơn mình, nó sẽ có ý thức so sánh trong lòng và ngưỡng mộ. Nhưng nếu cha mẹ thường so sánh con sẽ làm tổn thương bản thân trẻ và dễ khiến trẻ nổi loạn, trở nên tự ti. Không được tôn trọng trong thời gian dài, trẻ sẽ thường cảm thấy mình thực sự "chẳng ra gì" như cha mẹ từng nói.
Để trẻ thích học, điều quan trọng nhất là khơi dậy động lực bên trong thay vì dùng ngoại lực để kìm hãm nó. Chỉ khi trẻ thực sự hứng thú với việc học thì trẻ mới có thể chủ động. Nên nhớ, một đứa trẻ không bao giờ cần phải so sánh với người khác, nó chỉ cần so sánh chính mình.
2. Công nhận những nỗ lực của trẻ
Điểm số của một đứa trẻ rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nhìn thấy sự chăm chỉ đằng sau nó. Mỗi đứa trẻ có tài năng và mức độ thông minh khác nhau, và có thể đã nỗ lực như nhau nhưng kết quả cuối cùng lại khác nhau.
Chúng ta cần nhìn thấy sự vất vả đằng sau, khi đứa trẻ cố gắng hết sức để học, ngay cả khi kết quả cuối cùng không như ý muốn, điều đó cũng đáng để khuyến khích. Nếu lúc này, cha mẹ vẫn quá khắt khe về điểm số sẽ chỉ làm tăng áp lực học tập cho con, khiến con dần mất đi động lực.
Trong khi khẳng định sự chăm chỉ của con, bạn có thể cùng con phân tích những lý do khiến con thi không đạt yêu cầu và tìm thấy sự tự tin để tiếp tục học hành chăm chỉ. Khi một đứa trẻ được tưới tẩm bằng sự tự tin và tình yêu thương, nó sẽ có sức mạnh vô hạn để đối mặt, vượt qua khó khăn để rồi đón nhận niềm vui của sự trưởng thành và tiến bộ.
Một chuyên gia giáo dục từng nói: Một kết quả thi không có ý nghĩa gì cả, nó chỉ là phép thử đánh giá kết quả học tập vào thời điểm đó. Thất bại chưa chắc đã phải do bản thân yếu kém, mà do các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, phương thức học tập chưa hiệu quả…
Có thể bây giờ điểm số của trẻ ở mức tầm thường, nhưng nếu trẻ có thể tìm thấy hứng thú và phương hướng trong cuộc sống và học tập, dưới sự hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ, trẻ sẽ có động lực vô hạn để đạt được mục tiêu của mình.
Đặc điểm của những người thành công là họ đã vượt qua rất nhiều thất bại. Sự thành công không quy định bắt buộc phải vào bằng được trường này hay học trường kia, mà thành công cuối cùng vẫn là năng lực của mỗi người. Cánh cửa này khép lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra, điều quan trọng là phải biết chấp nhận sự thật và tiếp tục chinh phục cơ hội mới.
Link bài gốc: Cha mẹ nên phản ứng ra sao khi con bảo 'Làm bài không tốt'? Lời khuyên từ tiến sĩ giáo dục
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều trẻ 'học trước quên sau' thì ra vì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất giảm sâu, dòng tiền có chảy vào bất động sản?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu