TIN MỚI
Ồ ạt phát hành trái phiếu lãi suất cao
Trước thời điểm tháng 9/2020, nhiều doanh nghiệp BĐS đã “chạy đua” phát hành trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng với mức lãi suất hấp dẫn. Trong tháng 7/2020, Tập đoàn Novaland có 3 đợt phát hành khác nhau, với tổng giá trị trái phiếu lên đến 1.420 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Vào đầu tháng 8/2020, phía Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland liên tục thông qua các Nghị quyết phát hành trái phiếu với tổng trị giá lên đến 2.500 tỷ đồng, mức lãi suất 10,6%.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam phát hành trái phiếu hơn 5.300 tỷ đồng, chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn 4 năm; Công ty Phú Mỹ Hưng phát hành 900 tỷ đồng, với lãi suất 7,15%... Một số doanh nghiệp BĐS có những đợt phát hành trái phiếu lớn còn có Hưng Lộc Phát, Phát Đạt, BCG Land... huy động đến hàng trăm tỷ tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Đặc biệt, mới đây khá nhiều người “ngỡ ngàng” trước việc Công ty CP Tập đoàn Apec (Apec Group) đã thông qua phương án phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu mang tên gọi “HappyBond”, với lãi suất lên tới 18%, mức cao nhất trên thị trường BĐS hiện nay.
Mặc dù trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh. Sự gia tăng của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng vào những lĩnh vực không ưu tiên được siết chặt, đã dấy lên lo ngại về tính an toàn của kênh đầu tư vốn được xem là hấp dẫn về lợi nhuận này.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp BĐS là 2 nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất.
Tính toán của một số chuyên gia tài chính cho hay: Lãi suất bình quân trái phiếu doanh nghiệp phát hành sơ cấp hiện dao động từ 10 - 11,2%/năm, với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Nhiều doanh nghiệp còn đặt ra mức lãi suất lên tới 14 - 15%. So sánh với lãi suất của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại cho thấy, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp thường thấp hơn từ 2 - 2,5%/năm so với thị trường sơ cấp, nằm trong khoảng 7,5 - 10,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm, dao động ở mức 4 - 5%/năm tại các ngân hàng và đà giảm có khả năng vẫn còn tiếp diễn.
Như vậy, so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, thì lợi tức trái phiếu doanh nghiệp hiện đang cao hơn từ 0,8 - 1,7%/năm. Nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng lớn, thì lợi tức trái phiếu doanh nghiệp có thể cao hơn từ 1,8 - 4%/năm tùy từng kỳ hạn.
Quy định mới giúp lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu, phát hành trái phiếu là kênh hiệu quả để các doanh nghiệp BĐS huy động vốn từ xã hội và giảm nguồn vốn phụ thuộc vào ngân hàng. Khi phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp thường đưa ra lãi suất từ 12 - 14%, cá biệt có những doanh nghiệp đưa lãi suất phát hành trái phiếu lên đến 18 - 19%. Tuy nhiên, với mức lãi suất quá cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường BĐS, cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân.
“Hiện chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; chưa có nhiều đơn vị tư vấn có năng lực để thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đánh giá tính khả thi của phương án phát hành trái phiếu”, ông Lê Hoàng Châu cho hay.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thiên Quân, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển nhà Đông Nam Bộ khẳng định: Mặc dù chỉ là kênh phụ trợ, nhưng hiện trái phiếu doanh nghiệp lại đang trở thành kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư phát triển dự án. Trên thực tế, cũng chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Trước sự tăng trưởng quá nóng của trái phiếu doanh nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020, được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Theo quy định mới, tổng số trái phiếu phát hành của doanh nghiệp không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu và khoảng cách giữa 2 lần phát hành phải tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ phát hành 1 - 2 đợt mỗi năm. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải kê khai mục đích phát hành và lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng để nhà đầu tư giám sát việc sử dụng vốn. Các quy định này, theo nhiều chuyên gia tài chính sẽ làm “hạ nhiệt” thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là hạn chế được rủi ro thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp BĐS.
“Hiện ở Việt Nam chưa có một công ty nào xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Việc xếp hạng tín nhiệm chưa có, nên không có đánh giá độc lập, tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế. Trong thời điểm chúng ta đang bị tác động bởi dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe tài chính của các nhà phát hành, tức là các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng. Vì vậy, không cẩn thận, nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào thông tin quá lạc quan của các nhà phát hành. Tuy nhiên, Nghị định 81/2020 được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp; đồng thời, loại bỏ doanh nghiệp làm ăn theo kiểu ‘chộp giật’, thiếu chuyên nghiệp, làm méo mó thị trường”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Giám đốc Phát triển sản phẩm và hỗ trợ kinh doanh - Công ty Chứng khoán VPS:
Một số lưu ý cơ bản khi đầu tư vào kênh trái phiếu doanh nghiệp
Nhà đầu tư cần biết ai thực sự sẽ là người trả tiền (gốc và lãi) cho mình. Đa số nhà đầu tư sẽ tập trung vào doanh nghiệp phát hành như là người trả tiền cho mình. Cách nhìn này tự nhiên và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có cách nhìn thực tế và trực quan hơn và không phải mọi trường hợp doanh nghiệp phát hành mới là người trả tiền thực sự cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần biết biện pháp bảo đảm cho trái phiếu là gì? Do đó, nếu còn lo ngại về khả năng của người sẽ thực sự trả tiền cho mình, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ đầu tư vào trái phiếu có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, nhà đầu tư cần xác định ai sẽ bảo vệ mình nếu có chuyện xảy ra. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường bị thất thế (dù là nhà đầu tư tài chính hay tài sản hữu hình như BĐS) so với doanh nghiệp phát hành/chủ đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư cần những tổ chức có uy tín, kinh nghiệm và độc lập để bảo vệ mình.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV:
Quy định mới giúp chuẩn hóa hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 81/2020 đưa ra các quy định mới không cản trở việc huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp, mà để các doanh nghiệp tuân thủ một số điều kiện chặt chẽ hơn về hạn mức phát hành, thời hạn phát hành, phải có kiểm toán độc lập, công bố thông tin và thuê tư vấn phát hành chuyên nghiệp. Nghị định 81/2020 cũng sẽ giúp hệ thống được bài bản hơn, chuẩn hóa, lành mạnh hóa thị trường và kiểm soát rủi ro cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn huy động vốn lớn hơn, còn sự lựa chọn khác là phát hành ra công chúng, nếu phát hành riêng lẻ phải có điều kiện nhất định.
Phát hành trái phiếu lãi suất đến 18%: Doanh nghiệp nói gì?
Báo Tin tức
Link bài gốc: Cẩn trọng trước lời chào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất ‘khủng’
Ồ ạt phát hành trái phiếu lãi suất cao
Trước thời điểm tháng 9/2020, nhiều doanh nghiệp BĐS đã “chạy đua” phát hành trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng với mức lãi suất hấp dẫn. Trong tháng 7/2020, Tập đoàn Novaland có 3 đợt phát hành khác nhau, với tổng giá trị trái phiếu lên đến 1.420 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Vào đầu tháng 8/2020, phía Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland liên tục thông qua các Nghị quyết phát hành trái phiếu với tổng trị giá lên đến 2.500 tỷ đồng, mức lãi suất 10,6%.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam phát hành trái phiếu hơn 5.300 tỷ đồng, chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn 4 năm; Công ty Phú Mỹ Hưng phát hành 900 tỷ đồng, với lãi suất 7,15%... Một số doanh nghiệp BĐS có những đợt phát hành trái phiếu lớn còn có Hưng Lộc Phát, Phát Đạt, BCG Land... huy động đến hàng trăm tỷ tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Đặc biệt, mới đây khá nhiều người “ngỡ ngàng” trước việc Công ty CP Tập đoàn Apec (Apec Group) đã thông qua phương án phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu mang tên gọi “HappyBond”, với lãi suất lên tới 18%, mức cao nhất trên thị trường BĐS hiện nay.
Mặc dù trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh. Sự gia tăng của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng vào những lĩnh vực không ưu tiên được siết chặt, đã dấy lên lo ngại về tính an toàn của kênh đầu tư vốn được xem là hấp dẫn về lợi nhuận này.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp BĐS là 2 nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất.
Tính toán của một số chuyên gia tài chính cho hay: Lãi suất bình quân trái phiếu doanh nghiệp phát hành sơ cấp hiện dao động từ 10 - 11,2%/năm, với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Nhiều doanh nghiệp còn đặt ra mức lãi suất lên tới 14 - 15%. So sánh với lãi suất của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại cho thấy, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp thường thấp hơn từ 2 - 2,5%/năm so với thị trường sơ cấp, nằm trong khoảng 7,5 - 10,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm, dao động ở mức 4 - 5%/năm tại các ngân hàng và đà giảm có khả năng vẫn còn tiếp diễn.
Như vậy, so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, thì lợi tức trái phiếu doanh nghiệp hiện đang cao hơn từ 0,8 - 1,7%/năm. Nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng lớn, thì lợi tức trái phiếu doanh nghiệp có thể cao hơn từ 1,8 - 4%/năm tùy từng kỳ hạn.
Quy định mới giúp lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu, phát hành trái phiếu là kênh hiệu quả để các doanh nghiệp BĐS huy động vốn từ xã hội và giảm nguồn vốn phụ thuộc vào ngân hàng. Khi phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp thường đưa ra lãi suất từ 12 - 14%, cá biệt có những doanh nghiệp đưa lãi suất phát hành trái phiếu lên đến 18 - 19%. Tuy nhiên, với mức lãi suất quá cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường BĐS, cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân.
“Hiện chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; chưa có nhiều đơn vị tư vấn có năng lực để thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đánh giá tính khả thi của phương án phát hành trái phiếu”, ông Lê Hoàng Châu cho hay.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thiên Quân, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển nhà Đông Nam Bộ khẳng định: Mặc dù chỉ là kênh phụ trợ, nhưng hiện trái phiếu doanh nghiệp lại đang trở thành kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư phát triển dự án. Trên thực tế, cũng chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Trước sự tăng trưởng quá nóng của trái phiếu doanh nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020, được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Theo quy định mới, tổng số trái phiếu phát hành của doanh nghiệp không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu và khoảng cách giữa 2 lần phát hành phải tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ phát hành 1 - 2 đợt mỗi năm. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải kê khai mục đích phát hành và lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng để nhà đầu tư giám sát việc sử dụng vốn. Các quy định này, theo nhiều chuyên gia tài chính sẽ làm “hạ nhiệt” thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là hạn chế được rủi ro thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp BĐS.
“Hiện ở Việt Nam chưa có một công ty nào xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Việc xếp hạng tín nhiệm chưa có, nên không có đánh giá độc lập, tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế. Trong thời điểm chúng ta đang bị tác động bởi dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe tài chính của các nhà phát hành, tức là các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng. Vì vậy, không cẩn thận, nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào thông tin quá lạc quan của các nhà phát hành. Tuy nhiên, Nghị định 81/2020 được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp; đồng thời, loại bỏ doanh nghiệp làm ăn theo kiểu ‘chộp giật’, thiếu chuyên nghiệp, làm méo mó thị trường”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Giám đốc Phát triển sản phẩm và hỗ trợ kinh doanh - Công ty Chứng khoán VPS:
Một số lưu ý cơ bản khi đầu tư vào kênh trái phiếu doanh nghiệp
Nhà đầu tư cần biết ai thực sự sẽ là người trả tiền (gốc và lãi) cho mình. Đa số nhà đầu tư sẽ tập trung vào doanh nghiệp phát hành như là người trả tiền cho mình. Cách nhìn này tự nhiên và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có cách nhìn thực tế và trực quan hơn và không phải mọi trường hợp doanh nghiệp phát hành mới là người trả tiền thực sự cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần biết biện pháp bảo đảm cho trái phiếu là gì? Do đó, nếu còn lo ngại về khả năng của người sẽ thực sự trả tiền cho mình, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ đầu tư vào trái phiếu có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, nhà đầu tư cần xác định ai sẽ bảo vệ mình nếu có chuyện xảy ra. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường bị thất thế (dù là nhà đầu tư tài chính hay tài sản hữu hình như BĐS) so với doanh nghiệp phát hành/chủ đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư cần những tổ chức có uy tín, kinh nghiệm và độc lập để bảo vệ mình.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV:
Quy định mới giúp chuẩn hóa hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nghị định 81/2020 đưa ra các quy định mới không cản trở việc huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp, mà để các doanh nghiệp tuân thủ một số điều kiện chặt chẽ hơn về hạn mức phát hành, thời hạn phát hành, phải có kiểm toán độc lập, công bố thông tin và thuê tư vấn phát hành chuyên nghiệp. Nghị định 81/2020 cũng sẽ giúp hệ thống được bài bản hơn, chuẩn hóa, lành mạnh hóa thị trường và kiểm soát rủi ro cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn huy động vốn lớn hơn, còn sự lựa chọn khác là phát hành ra công chúng, nếu phát hành riêng lẻ phải có điều kiện nhất định.
Phát hành trái phiếu lãi suất đến 18%: Doanh nghiệp nói gì?
Báo Tin tức
Link bài gốc: Cẩn trọng trước lời chào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất ‘khủng’
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu