TIN MỚI
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều NHTW cũng đã thực hiện việc mua lại TPCP với số lượng lớn để hỗ trợ nền kinh tế. Đây được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Nhiều chuyên gia khuyến nghị NHNN nên mua trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tính khả thi cao
Việc mua lại TPCP sẽ mang lại một số điều kiện thuận lợi.
Thứ nhất, phát đi tín hiệu tốt về lãi suất rằng, lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên (ít nhất là không giảm) trong tương lai.
Thứ hai, tăng thanh khoản trên thị trường trái phiếu, làm giảm phần bù rủi ro thanh khoản, từ đó làm tăng thanh khoản trên thị trường này.
Thứ ba, cân bằng lại danh mục đầu tư. Trên lý thuyết, việc NHNN mua lại TPCP sẽ làm tăng giá trái phiếu, từ đó lợi suất trái phiếu sẽ giảm. Điều này khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang các tài sản khác có lợi nhuận cao hơn, như trái phiếu doanh nghiệp, hoặc cổ phiếu. Điều này cũng làm tăng giá của các tài sản đó và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi do huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu trở nên dễ dàng hơn.
Điểm bất lợi của chính sách này là áp lực lạm phát trong tương lai, tỷ giá tăng và áp lực nợ công. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong tương lai có thể được giảm thiểu thông qua các chính sách tiền tệ của NHNN. Về tỷ giá, NHNN có thể can thiệp vào thị trường này để ổn định tỷ giá.
Phương thức triển khai
Trên thế giới, các loại trái phiếu góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch được chia làm hai loại: Trái phiếu thông thường và Trái phiếu sử dụng có mục đích. Trong đó, loại thứ hai được phát hành theo một khung pháp lý nhất định. Ví dụ, số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chỉ được thực hiện cho các mục đích liên quan đến giảm thiểu hậu quả do đại dịch COVID gây ra.
Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu phát hành loại trái phiếu sử dụng có mục đích nêu trên, để hạn chế việc dòng tiền từ trái phiếu chảy vào những lĩnh vực không thực sự cần thiết.
Ví dụ, nếu việc phòng chống dịch bệnh và giảm thiểu hậu quả do dịch bệnh gây ra là việc cấp thiết hiện nay, thì việc phát hành trái phiếu cần chứng minh được số tiền thu về sẽ được sử dụng cho các mục đích: Tài trợ các hoạt động phòng chống dịch bệnh; Hỗ trợ các đối tượng ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Như vậy, hiệu quả sẽ đạt được nếu minh bạch trong tài trợ, cũng như cách thức lựa chọn các đối tượng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cam kết báo cáo đầy đủ đánh giá tác động của việc sử dụng số tiền huy động được từ việc phát hành trái phiếu đến phục hồi nền kinh tế và khắc phục hậu quả dịch bệnh.
Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ: Nên hay không?
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Cần gói nới lỏng định lượng kiểu Việt Nam
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều NHTW cũng đã thực hiện việc mua lại TPCP với số lượng lớn để hỗ trợ nền kinh tế. Đây được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Nhiều chuyên gia khuyến nghị NHNN nên mua trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tính khả thi cao
Việc mua lại TPCP sẽ mang lại một số điều kiện thuận lợi.
Thứ nhất, phát đi tín hiệu tốt về lãi suất rằng, lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên (ít nhất là không giảm) trong tương lai.
Thứ hai, tăng thanh khoản trên thị trường trái phiếu, làm giảm phần bù rủi ro thanh khoản, từ đó làm tăng thanh khoản trên thị trường này.
Thứ ba, cân bằng lại danh mục đầu tư. Trên lý thuyết, việc NHNN mua lại TPCP sẽ làm tăng giá trái phiếu, từ đó lợi suất trái phiếu sẽ giảm. Điều này khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang các tài sản khác có lợi nhuận cao hơn, như trái phiếu doanh nghiệp, hoặc cổ phiếu. Điều này cũng làm tăng giá của các tài sản đó và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi do huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu trở nên dễ dàng hơn.
Điểm bất lợi của chính sách này là áp lực lạm phát trong tương lai, tỷ giá tăng và áp lực nợ công. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong tương lai có thể được giảm thiểu thông qua các chính sách tiền tệ của NHNN. Về tỷ giá, NHNN có thể can thiệp vào thị trường này để ổn định tỷ giá.
Phương thức triển khai
Trên thế giới, các loại trái phiếu góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch được chia làm hai loại: Trái phiếu thông thường và Trái phiếu sử dụng có mục đích. Trong đó, loại thứ hai được phát hành theo một khung pháp lý nhất định. Ví dụ, số tiền thu được từ phát hành trái phiếu chỉ được thực hiện cho các mục đích liên quan đến giảm thiểu hậu quả do đại dịch COVID gây ra.
Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu phát hành loại trái phiếu sử dụng có mục đích nêu trên, để hạn chế việc dòng tiền từ trái phiếu chảy vào những lĩnh vực không thực sự cần thiết.
Ví dụ, nếu việc phòng chống dịch bệnh và giảm thiểu hậu quả do dịch bệnh gây ra là việc cấp thiết hiện nay, thì việc phát hành trái phiếu cần chứng minh được số tiền thu về sẽ được sử dụng cho các mục đích: Tài trợ các hoạt động phòng chống dịch bệnh; Hỗ trợ các đối tượng ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Như vậy, hiệu quả sẽ đạt được nếu minh bạch trong tài trợ, cũng như cách thức lựa chọn các đối tượng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cam kết báo cáo đầy đủ đánh giá tác động của việc sử dụng số tiền huy động được từ việc phát hành trái phiếu đến phục hồi nền kinh tế và khắc phục hậu quả dịch bệnh.
Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ: Nên hay không?
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Cần gói nới lỏng định lượng kiểu Việt Nam
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Căn nhà hơn 5 tỉ, rao bán chưa đầy hai tuần đã có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu