Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Làm gì khi bé không thích bố




Buồn làm sao khi con gái cưng cứ òa khóc mỗi khi bố muốn bế. Thay vì lo lắng, các bạn hãy cố gắng xóa đi khoảng cách giữa hai bố con. Và chắc chắn, bạn sẽ hạnh phúc bất ngờ khi "thiên thần" sà vào lòng mình với ánh mắt trìu mến và nụ cười hồn nhiên.

Dành cho bố: yêu con thật nhiều.

Bạn nên dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn, có như thế, bé mới không xem bố là “kẻ lạ trong nhà”:

- Phớt lờ những giọt nước mắt của trẻ: Nếu bạn e dè không dám bế con vì bé cứ gào lên gọi mẹ, bạn đang làm cho con bé xa lánh bố hơn. Tốt nhất, hãy chơi đùa đến khi bé thôi khóc và đồng ý chơi với bạn.

- Tắm rửa, thay quần áo cho con: Như thế bạn vừa có thể giúp bà xã vừa khiến bố gần gũi với con hơn. Đừng quên kể cho con nghe câu chuyện cổ tích trước khi bé ngủ.

- Dỗ dành, an ủi khi bé gặp “sự cố”: Sự dỗ dành, âu yếm của bố mẹ rất quan trọng. Ôm con vào lòng sẽ giúp bé ổn định tâm lý. Lúc đó quan hệ giữa hai bố con sẽ ổn hơn.

- Giúp bé trong bữa ăn: Hãy thử thay vợ ngồi bên con và đút cho bé trong bữa cơm chiều. Bạn sẽ thấy mệt mỏi tan biến một cách diệu kỳ. Và bé sẽ cảm thấy thích có bố bên cạnh.

- Nhìn vào mắt bé: Trẻ nhỏ cảm thấy yên tâm khi bạn nhìn chúng. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bé rất quan trọng với bạn. Hãy nhìn vào đôi mắt ngây thơ của con khi bé bi bô. Tránh xa những thứ có thể làm bạn xao lãng, chẳng hạn chương trình bóng đá hấp dẫn trên ti vi.

- Luôn tự tin vào chính mình: Bạn phải biết đánh giá mình là người cha tốt, có thể tốt nhất trên đời nữa kia. Bạn càng tự tin, bé càng dễ thân với bố hơn. Nếu bạn cho rằng mình không biết cách chăm sóc con và “nhường” hết trách nhiệm cho vợ, bạn đang đẩy bé cưng rời xa vòng tay của mình hơn.

Dành cho mẹ: hãy là cầu nối giữa bố và con

Trong những tháng đầu đời, dường như bé... yêu mẹ nhiều hơn bố. Bạn hãy giúp hai bố con thân thiết với nhau hơn bằng sự dịu dàng và tinh tế của mình:

- Thường xuyên “nhờ” anh ấy bế con để bé “làm quen” với bố.

- Tạo không khí ấm cúng trong bữa cơm chiều bằng cách gợi chuyện để hai bố con cùng hào hứng tham gia.

- Dành không gian riêng cho hai bố con chơi đùa. Tốt nhất bạn nên “trốn” đi một lúc để bé không vòi mẹ.

- Nhắc chồng không nên la cà sau giờ làm việc. Hãy dành thời gian cho mái ấm.

Và cả hai bạn cần nhớ rằng, sự gần gũi, thương yêu, chăm sóc lẫn nhau chính là yếu tố tiên quyết để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.

(Theo Tiếp thị & Gia đình)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

“Trò chuyện” cùng bé




(Dân trí) - 4-6 tháng tuổi, trẻ tiến bộ từng ngày trong thể hiện miệng. Bé tái tạo các ghi nhớ âm thanh nghe được và bắt chước cử động môi của người lớn. Trẻ chỉ biết nói khi có người nói chuyện với mình, đó là sự học hỏi.

Những bài học ngôn ngữ thật đơn giản: Chỉ cần kể những gì đang diễn ra, đặt cho bé những câu hỏi, miêu tả những gì bé nhìn thấy, liệt kê những bộ phận khác nhau trên cơ thể…

Ngôn ngữ mang đến sự giao tiếp khái quát cho trẻ. Ngay cả khi trẻ chưa nói, vẫn có một dạng giao tiếp qua lại giữa bé và mẹ. Nhờ trao đổi các tín hiệu nho nhỏ, nụ cười, trẻ nhận ra giọng của mẹ.

Lời nói, đặc biệt là giọng điệu, truyền tải những tình cảm cho trẻ: sự trìu mến, tình yêu, sự khích lệ, quý mến, làm bé yên tâm. Trò chuyện với bé chính là cách cần thiết để truyền tải ngôn ngữ.

Nói như thế nào?

Cần chú ý tới 3 yếu tố rất quan trọng: giọng điệu, sắc mặt và cử chỉ. Giọng nói được ví như âm nhạc, nên cần phải chọn ngữ điệu phù hợp, tránh mang đến những tình cảm tiêu cực, kích động khiến trẻ căng thẳng.

Hãy nói nhẹ nhàng, dịu dàng, làm yên lòng và khích lệ. Mỉm cười với bé bởi bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ, các động tác, cử chỉ âu yếm. Cần nhẹ nhàng bởi trẻ rất nhạy cảm với cách được bế ẵm.

Nhịp độ chậm rãi, để thời gian cho bé phản ứng với những lời nói của mẹ bằng cách ngắt quãng im lặng. Đó là khoảng thời gian cho phép bé mỉm cười với bạn và bày tỏ sự thỏa mãn.

Lựa chọn từ ngữ

Luôn có một ngôn ngữ đơn giản dành để giao tiếp với bé. Từ ngữ xuất hiện khi trẻ được 18 tháng. Thời gian trước đó, trẻ vẫn trong tình trạng thụ cảm, nghĩa là hiểu được và dự trữ các từ trong trí nhớ bằng cách liên kết chúng với các tình huống.

Do vậy, hãy chọn những từ ngữ thật đơn giản và dễ hiểu, tùy thực tế. Đưa dần vốn từ vựng thích ứng với vốn sống của trẻ, những khái niệm gần gũi như thú bông, bình sữa, nóng, lạnh, tiếng vịt “cạc cạc” hay tiếng gà con “chiếp chiếp”.

Giải thích từng từ theo kinh nghiệm sống ít ỏi của bé. Nói tóm lại, hãy để ngữ cảnh dẫn dắt câu chuyện của hai mẹ con.

Cần tránh

Nhiều bà mẹ lười trò chuyện với con mà quên mất rằng tai của bé “nhạy” với giai điệu của giọng nói. Ngược lại, có những bà mẹ lại trò chuyện liên tục khiến trẻ không được nghỉ ngơi. Kích thích thái quá hay không kích thích đều có hại.

Tránh nói quá to, với những câu quá dài. Khi trẻ tập nói, không nên phức tạp hóa vấn đề bằng cách buộc trẻ học quá nhiều khái niệm mới. Hãy để trẻ học và phát triển theo nhịp điệu sinh học của mình.


Ở Ai Cập và một số nước Hồi giáo, các bà vợ giấu chồng và dân làng về giới tính của con mình (nhất là khi đó là bé trai) nhằm tránh “con mắt xấu xa” nhòm ngó.
Họ cải trang các bé trai thành bé gái, cho đến lúc lên 2 tuổi. Trên cổ bé luôn có mẩu cuống rốn đã được làm khô cẩn thận, cùng với miếng ngọc xanh, giúp xua đuổi những con mắt thèm muốn
.



Ngọc Nhàn


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Giúp trẻ bớt 'hiếu chiến'




Đôi khi, bạn bối rối khi đứa con ngoan ngoãn bỗng nổi cạu hay hờn dỗi thậm chí xông vào đánh, cắn bạn. Nhưng thay vì mắng mỏ, kết tội hay đánh con, bạn hãy bĩnh tĩnh giúp bé bớt "hiếu chiến" bằng cách để bé nói ra cảm xúc, giải toả sự tức giận của mình.

Hãy giúp trẻ nói ra cảm xúc

Vốn ngôn ngữ còn hạn chế nên nhiều khi bé không làm cho người khác hiểu mình muốn gì. Vì vậy, bé mới thể hiện bằng hờn dỗi, đánh, cắn bạn. Hãy cố gắng hiểu ý và diễn đạt hộ bé, chẳng hạn: "à, con cáu giận vì con muốn trèo lên cầu trượt đầu tiên" hay "con không muốn bạn giành mất đồ phải không?". Cách này làm bé an tâm vì bạn đã hiểu và giúp bé phát triển dần khả năng diễn đạt bằng lời.

Đừng "thêm dầu vào lửa"

Một số cha mẹ nhầm tưởng rằng khi bé hung hăng đánh bạn thì cứ cho bé một "cú đánh" tương tự, bé sẽ hiểu hậu quả hành động của mình. Phương pháp này có thể làm cho bé nghĩ rằng đó là một hành động được chấp nhận và trẻ sẽ sẵn sàng cư xử như vậy trong trường hợp khác. Điều này làm tăng cảm xúc bất lực, sợ hãi và sự hung hăng của trẻ.

Dạy trẻ bài học ứng xử thân thiện

Việc mắng mỏ, kết tội bé hư hỏng, hung dữ... là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Bạn hãy đề nghị bé xin lỗi người bé đã làm đau, như thơm vào má bạn một cái chẳng hạn. Trong trường hợp bé không muốn xin lỗi ngay, thì lần sau, dù là hành động nhỏ, bạn cũng cần lặp lại thái độ tương tự.

Giúp trẻ kìm nén cơn giận

Bạn phải cho con thấy rằng, bé có quyền cáu giận một ai đó, nhưng hành động làm đau người khác thì không được. Bé có thể lên phòng riêng, tới góc vườn, hoặc hét vào một gốc cây, giải cơn cáu bằng cách đánh vào mấy cái gối hoặc giậm chân vài cái. Tuy nhiên, để bé đỡ ức chế, bạn hãy giúp bé bằng các hoạt động khác như chơi, chạy nhảy ngoài trời, vui đùa với bố mẹ.

(Theo Gia đình & Xã hội)​
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Những điều nên nói với con




Bạn có thể giúp con tăng thêm lòng tự tin, tính tự lập cũng như biểu lộ tình yêu thương với chúng qua những câu nói. Ông Chick Moorman, một giáo sư Mỹ, đã nêu lên những điều hay nhất nên nói với con của mình.

1. Mẹ thương con lắm!

Ông Moorman kể: "Cách đây 9 năm, khi mẹ tôi mất, tôi mới nhận ra rằng, chưa bao giờ bà nói với tôi câu: "Mẹ thương con lắm". Tôi biết bà rất thương tôi vì bà không bao giờ vắng mặt trong buổi thi đấu thể thao của tôi, bà đã cầm đèn pin soi đường khi tôi còn nhỏ và cũng là người tôi có thể nói chuyện bất cứ lúc nào, bất cứ đề tài gì. Tuy nhiên, bà chỉ biểu lộ tình thương chứ không nói - điều tôi rất cần nhưng thiếu thốn suốt đời. Ở tuổi nào, đứa trẻ cũng cần nghe câu "mẹ thương con lắm" để lớn lên, chúng biết mình đáng quý và tình thương của cha mẹ là vô điều kiện.

2. Cho con chọn đó

Cho trẻ quyền lựa chọn là cách để chúng tập trung suy nghĩ và đi đến một kết luận. Chẳng hạn, vào giờ điểm tâm, bạn có thể nói: "Hôm nay, mình sẽ ăn gì nhỉ? Con muốn chọn cháo, phở hay cơm... ?". Khi trẻ lớn lên, việc "cho con chọn lựa" khuyến khích chúng suy nghĩ về hành động của mình.

3. Con có thể làm bất cứ điều gì con đã quyết định

Đừng giới hạn kế hoạch hoặc mơ ước của con trẻ. Đừng nói rằng chúng không thể trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp vì chúng còn quá nhỏ hoặc "con không đủ thông minh để trở thành bác sĩ". Thay vì thế, hãy nói: "Nếu con đã quyết định, con có thể thực hiện". Dĩ nhiên, trẻ con thay đổi ý định của chúng luôn nhưng không phải vì thế mà chúng phá vỡ những mơ ước của mình.

4. Con có nhiều lựa chọn hơn con nghĩ

Đa số suy nghĩ của trẻ con không vượt quá tầm giới hạn của chúng. Câu nói trên giúp trẻ nhận ra, chúng có nhiều sự lựa chọn và khuyến khích chúng khơi rộng tầm nhìn trong một tình huống. Ngoài ra, bạn hãy cùng suy nghĩ với con để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho một vấn đề. Khi tự tìm ra cách làm mới, trẻ sẽ thấy mình là người có khả năng, thông thạo và điều này sẽ còn ý nghĩa đến thời kỳ trưởng thành.

5. Mỗi vấn đề đều có cách giải quyết riêng

Thay vì trách cứ và trừng phạt, câu này giúp trẻ tập trung tìm cách giải quyết vấn đề và giúp cha mẹ, con cái gần nhau hơn. Câu này hàm ý, vấn đề nào cũng có cách giải quyết riêng, có điều chúng ta chưa tìm ra mà thôi. Thông qua đó, bạn dạy con, thay vì phàn nàn, ca thán, chúng có thể nghĩ ra hướng tháo gỡ vấn đề.

6. Con đã làm gì để được như thế?

Những trẻ có lòng tự trọng cao biết rằng, mọi thứ chúng đạt được là thành quả của một cố gắng nào đó, chẳng hạn, đạt điểm thi cao là nhờ học hành chăm chỉ. Trong khi đó, một số trẻ khác lại nghĩ đến "học tài thi phận", số đen đủi, chứ không nghĩ về khả năng của mình.

Những câu nói như: "Mẹ thấy con có tên trong đội tuyển thi học sinh giỏi. Con đã làm gì để được như thế?" hoặc "Học kỳ này điểm toán con kém quá. Con nghĩ sao về chuyện đó?"... khuyến khích trẻ nghĩ về những việc đã xảy ra và vai trò của chúng trong đó.

7. Mẹ biết con có thể làm được việc này

Câu nói này có nghĩa "mẹ biết con có khả năng đối phó với bất cứ chuyện gì" hay "nếu con tham gia vào đội bóng, con sẽ chơi giỏi nhưng nếu con không vào đội tuyển, mẹ biết con vẫn "cừ" như thường". Điều này cho trẻ thấy, bạn tin tưởng chúng trong công việc và sẵn sàng giúp khi chúng khó khăn. Chúng ta không thể lúc nào cũng chế ngự được hoàn cảnh nhưng chúng ta cảm thấy an tâm vì có thể thích ứng với nó.

8. Mẹ công nhận những cố gắng của con

Theo ông Moorman: Nếu chỉ khen con bằng những câu như giỏi quá, hay lắm, vô tình dạy trẻ tìm đến người khác để được công nhận. Hãy khen con bằng những câu đánh giá, mô tả kết quả của chúng, chẳng hạn, "bài chính tả của con viết rất đúng, không sai một chữ nào" hoặc "cám ơn con, việc con làm đã tiết kiệm cho mẹ một tiếng đồng hồ, con giỏi lắm!". Chú ý đến việc làm của trẻ rồi nói cho chúng biết ảnh hưởng tốt đẹp của nó trong cuộc sống và cám ơn chúng. Từ đó, chúng sẽ cảm thấy mình được tin tưởng, có ích và đáng tin cậy.

(Theo Tạp chí Gia đình)​
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Những bài học đầu tiên




(Dân trí) - Lọt lòng, người đầu tiên bé tiếp xúc, gần gũi là cha mẹ. Bạn hãy chuẩn bị thật tốt để xuất hiện trước thiên thần bé bỏng của mình. Rồi từng ngày bé lớn lên, còn phải “làm gương” cho bé chứ.

Rộng lòng tha thứ

Khi con mắc sai lầm, bạn nên cố gắng hiểu, rộng lòng tha thứ, và từ tốn giải thích, chỉ bảo.

Đừng nghĩ mình là cha mẹ thì muốn làm gì cũng được nên áp đặt, chửi mắng con. Làm vậy, trẻ sẽ xa lánh bạn vì nghĩ cha mẹ độc ác và ghét bỏ mình.

Không nhân nhượng

Trẻ con “mắc bệnh” hay đòi hỏi. Vì vậy bạn không nên cưng chiều con một cách vô nguyên tắc, muốn gì được nấy. Đòi được một lần, lần sau bé sẽ lại tiếp tục vòi vĩnh.

Đừng yêu cầu quá cao

Bạn đặt ra yêu cầu quá cao bắt con phải phấn đấu bằng được mà không hiểu khả năng thực tế của bé sẽ làm bé tổn thương, vô tình đánh mất lòng tin nơi con trẻ.

Sống cao thượng

Nếu cha mẹ sống hẹp hòi, ích kỷ, không có quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng, con cái dễ bắt chước, dẫn đến lối sống sai lệch về đạo đức, chỉ biết có bản thân.

Không nên áp đặt

Tuy con còn nhỏ nhưng bạn không thể vì thế mà tùy tiện sắp đặt, quyết định thay con mọi việc.

Những đứa trẻ không được bày tỏ nguyện vọng sẽ sinh tính cực đoan (không có niềm say mê, sự sáng tạo, rụt rè, thiếu niềm tin).

Đó là những rào cản không tốt cho các bé khi trưởng thành và bước vào đời.



Phương Minh


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

15 cách khiến bé vui




(Dân trí) - Mỗi ngày qua đi, cha mẹ luôn mong con sống trong tuổi thơ yên bình, đáng nhớ. Hãy khiến bé luôn cảm thấy mình đặc biệt bằng những hành động chất chứa đầy yêu thương.

- Hỏi những câu hỏi thường ngày như “bài kiểm tra đánh vần của con thế nào?”, hay hỏi bé về quyến sách mới mua, thậm chí cả những trò chơi mà bé thích.

- Đừng quên nói rằng bạn vô cùng yêu bé ít nhất ngày 1 lần

- Đeo những đồ “ trang sức” mà bé làm tặng bạn dù chúng có vướng víu đôi chút

- Treo những bức hoạ đầu tiên của bé lên tường hay dùng trang trí chiếc bình bằng đất sét

- Thường xuyên bảo bé ôm hôn, vuốt má bạn “yêu thương” và để bé cảm nhận được niềm hạnh phúc của bạn khi đó

- Nếu bạn phải ra ngoài vào buổi tối, đừng quên gọi điện chúc bé ngủ ngon và hứa sẽ về sớm.

- Hãy hát cổ vũ khi bé đánh đàn hoặc ngược lại. Âm nhạc thường mang lại những kí ức tốt đẹp và vui vẻ cho bé.

- Gửi cho bé một cuốn truyện cười, một tấm hình nhân vật hoạt hình hay một chiếc bút chì ngộ nghĩnh qua hòm thư gia đình. Bé sẽ ngạc nhiên lắm. Dùng cả email nếu bé có.

- Hỏi xem cái gì là điều tốt nhất và tệ nhất trong mỗi ngày của bé

- Đặt một lời nhắn nói rằng bạn yêu bé vào trong hộp đựng bữa trưa của bé nhé

- Đừng quên để một chiếc ghế gần nơi làm việc của bạn ở nhà, phòng khi bé lại “tình cờ” vào “thăm” bạn

- Hỏi thăm về những người bạn của bé

- Hãy chuẩn bị đồ ăn và hỏi xem bé thích gì cho bữa tối

- Đững quên ngợi khen mỗi khi bé làm việc tốt hay ngoan ngoãn. Thật tuyệt nếu như bạn lại còn khen bé trước những người khác nữa.

- Làm một điều gì đó thật khác lạ như chơi trò đuổi bắt hay đánh nhau bằng gối với bé



Pháo hoa / Theo Sheknows


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Bảo vệ con trước 'yêu râu xanh'




Tin về một bé gái 6 tuổi bị một thanh niên cùng xóm xâm hại tình dục khiến chị Dung giật mình. Bé Lan, con chị, 7 tuổi cũng hay lân la sang nhà láng giềng chơi. Bấy lâu chị nghĩ con bé còn nhỏ nên cũng chẳng để ý.

Những người như chị Dung không biết rằng, không phải chỉ có những trẻ em cơ nhỡ, trẻ sinh sống ở xóm lao động mới có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ngay cả các em con nhà khá giả, trí thức cũng là đích ngắm của những "con yêu râu xanh".

Theo nghiên cứu của Unicef, trẻ em Việt Nam rất dễ bị xâm hại tình dục vì không được trang bị những kỹ năng phòng vệ cần thiết.

Thủ phạm có thể là bất cứ ai và thuộc mọi tầng lớp: người quen biết, hàng xóm, cán bộ có chức quyền, thậm chí là cả thầy giáo và người thân của bé. Nạn nhân không chỉ là các bé gái, mà bé trai cũng là đối tượng mà những kẻ bệnh hoạn nhắm đến. Và pháp luật cũng chỉ khép tội được một phần nhỏ những kẻ mất nhân tính này. Trong khi đó, nỗi đau về thể xác và tinh thần mà các bé phải chịu rất khó xoá mờ.

Vì vậy, các bậc cha mẹ, hãy bảo vệ con mình bằng những cách đơn giản sau:

Tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa cha và con trai, mẹ và con gái. Thường xuyên hỏi han, tâm sự cùng nhau, tạo cho con có thói quen kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe.

Nắm rõ lịch sinh hoạt của bé như bé đi học mấy giờ về, đi chơi ở đâu, nhà ai, thời gian bao lâu? Tuyệt đối không nên giao khoán con cho người giúp việc. Chỉ cần người giúp việc lơ đễnh một phút, con bạn có thể gặp nguy hiểm.

Trang bị cho bé những kiến thức cơ bản phòng tránh bị xâm hại, phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của bé, như:

- Khi không có cha mẹ bên cạnh, không được để ai vuốt ve, sờ soạng, ôm hôn... dù đó là người lạ hay người bé quen thân, quý mến.

- Căn dặn bé không cho bất kỳ người nào đụng vào chỗ kín. Có thể giải thích với bé rằng: "Người ta sẽ làm con đau, con phải đi bác sĩ, phải tiêm thuốc".

- Sang nhà hàng xóm chỉ chơi ở ngoài phòng khách, không vào phòng riêng.

- Không tự ý nhận kẹo bánh, tiền, quà vặt từ người khác. Khi được cho, phải hỏi ý kiến bố mẹ thì mới nhận.

- Khi bị ai đe doạ đánh mắng, phải kể cho bố mẹ nghe. Giải thích cho bé hiểu rằng, bạn có thể giúp bé vượt qua mọi rắc rối, bé không phải lo sợ điều gì khi có bạn bên cạnh.

Luôn quan sát và chăm sóc bé. Khi nhận thấy bé có biểu hiện khác thường, hãy khéo léo dò hỏi, tránh làm bé hoảng sợ. Trong trường hợp nghi ngờ bé có dấu hiệu bị tổn thương, bạn cần đưa bé đi khám sức khoẻ và làm xét nghiệm ngay tức khắc.

Phải làm gì khi chẳng may trẻ bị xâm hại?

Đầu tiên, bạn phải báo ngay cơ quan công an gần nhất. Đưa bé đến bệnh viện, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để tố cáo thủ phạm. Trấn an và vỗ về để trẻ không lo sợ. Sau đó, nên chữa trị những vết thương về thể chất và giúp trẻ hồi phục tinh thần bằng những cách sau:

- Tuyệt đối tránh nhắc lại chuyện cũ. Nếu cần thiết, có thể chuyển nhà đi nơi khác để tránh gợi cho trẻ những ký ức không hay.

- Luôn gần gũi, quan tâm, động viên và hướng trẻ đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh. Sắp xếp để trẻ lúc nào cũng có người thân bên cạnh chăm sóc.

- Giải thích cho trẻ hiểu rằng đó chỉ là tai nạn ngoài ý muốn và trẻ hoàn toàn không có lỗi. Đồng thời, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng phòng vệ cần thiết.

Nếu trẻ có biểu hiện bất ổn kéo dài, hãy đưa trẻ đến gặp chuyên viên tư vấn.

(Theo Tiếp thị & Gia đình)​
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Khi con trượt đại học




Khi thi trượt đại học, các em đã có sẵn tâm lý thất vọng, buồn chán. Hơn lúc nào hết, bạn cần quan tâm, động viên con kịp thời thay vì trách mắng, dằn vặt, tạo thêm áp lực khiến chúng càng tự ti, bi quan và có thể hành động tiêu cực.

Nhiều bậc cha mẹ rất sợ phải đối mặt với việc con thi trượt đại học và đã thể hiện sự thất vọng của mình bằng những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ. Bạn phải biết rằng, mỗi năm, cả nước có hàng triệu thí sinh dự thi đại học, nhưng do chỉ tiêu nên chỉ có rất ít trong số đó trúng tuyển. Vì thế, nếu con bạn thi trượt, bạn cũng đừng nên thất vọng thái quá. Bởi chính thái độ của cha mẹ là một áp lực rất lớn đối với trẻ khi chúng thất bại.

Trước hết, bạn đừng đổ lỗi và dằn vặt con. Đôi khi, cũng phải thừa nhận rằng, việc con thi trượt đại học một phần là do cha mẹ. Có thể bố mẹ đã không quan tâm tới chuyện học hành của con từ khi còn nhỏ hay đã đánh giá học lực của trẻ quá cao mà yêu cầu chúng thi vào các trường không phù hợp với khả năng. Một số bậc cha mẹ chưa xác định được những thế mạnh của con mình trong những lĩnh vực khác để lập nghiệp mà cứ bắt con phải vào đại học nên việc con thi trượt là điều khó tránh khỏi.

Khi đã bình tĩnh phân tích, đánh giá đầy đủ các nguyên nhân dẫn tới việc con thi trượt đại học, cha mẹ cần có những việc làm cụ thể giúp các em vượt qua khó khăn này.

Trong thời gian này, cha mẹ cần dẹp bỏ các công việc, lo toan hàng ngày để thật sự gần gũi với con, nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý của con. Tùy tính cách của từng em mà cha mẹ có cách cư xử phù hợp. Có những trẻ thì nên dùng lời nói để an ủi, động viên, em khác lại muốn được cùng cha mẹ làm việc gì đó, hay với một số em, sự im lặng, quan tâm tế nhị của bố mẹ lại có ý nghĩa hơn nhiều.

Nếu có điều kiện, cả gia đình tổ chức đi du lịch khám phá một vùng đất mới. Ở đó, cả nhà sẽ có cơ hội gần gũi tâm sự, động viên nhau nhiều hơn và nhất là tránh được sự tác động của bạn bè, những người hay nói nhiều đến thi cử, đỗ trượt đại học.

Các bậc cha mẹ tuyệt đối không để con tự dằn vặt. Các câu nói "để con đi đằng này cho quên đi", "cứ để cho con yên, hay "mặc nó, hết buồn thì thôi", "tại nó chứ tại ai mà làm bộ", hoặc "không đỗ thì ở nhà làm ô sin chứ có gì mà lo" chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa, làm trẻ chán nản, tuyệt vọng và có thể khởi đầu cho những suy nghĩ, hành động dại dột.

Điều quan trọng nhất mà trẻ cần trong lúc này là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, động viên của gia đình. Điều đó sẽ giúp chúng vượt qua sự chán nản, thất vọng để tự tin vững bước trong cuộc sống phía trước.

(Theo Gia đình & xã hội)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Không nên cho trẻ em ăn uống đồ nguội, lạnh




Có nhiều bà mẹ cho con ăn, có lúc vì vội, nên cho trẻ ăn đồ nguội, nhất là vào mùa nắng nóng, họ cho rằng ăn nguội chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ, mà lại có tác dụng thanh nhiệt. Đó là điều không đúng.

Ngày nay các nhà y học cho rằng: Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ tuổi, các cơ quan nội tạng chưa hoàn chỉnh, hình và khí chưa đầy đủ, dù trẻ ở thể âm hay dương thì tì vị của chúng còn yếu đuối.

Thời kỳ này cần dùng các thức ăn giàu chất dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu đang phát triển của trẻ, nhưng những thức ăn đồ uống đưa vào cơ thể của chúng không được để nguội lạnh. Ăn uống đồ nguội lạnh không tốt đến công năng của tì vị.

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, tuyến nước bọt chưa hoàn chỉnh, lượng nước bọt tiết ra còn ít, hàm lượng các men tiêu hóa tiết ra chưa đủ. Nếu ăn uống đồ nguội lạnh vào sẽ làm cho sự bài tiết các men tiêu hóa bị ức chế, chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ hạn chế, dẫn đến suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa, trẻ hay bị đau bụng đi tướt.

Công năng tì vị của trẻ còn yếu, dương khí chưa đầy đủ, nhất là trẻ có thể chất yếu, ốm đau luôn như cảm mạo, viêm nhiễm đường hô hấp, đau bụng đi tướt mà lại cho ăn uống đồ nguội lạnh thì chẳng khác gì thêm tuyết vào trong tuyết, hàn bên ngoài dẫn vào hàn bên trong.

Như vậy, không những bệnh tình của trẻ khó điều trị mà còn làm nặng thêm. Trẻ dù thể trạng âm hay dương thì tính thích nghi đối với hàn, nhiệt đều kém, sức chịu đựng của trẻ đối với nắng nóng càng kém, mà cho trẻ ăn uống đồ nguội lạnh thì sẽ làm cho nhiệt của nắng phục vào bên trong, thêm vào đó là tỳ dương không phát triển được, hàn thấp nảy sinh bên trong, công năng tiêu hóa hấp thu càng không đủ, dẫn đến sốt nhiệt, lờ đờ, đi tướt, chán ăn, hâm hấp sốt, nặng thì tạo thành cam tích. Vì vậy, cần tránh cho trẻ em ăn uống đồ nguội lạnh. Đấy là một trong những điều cần kiêng kỵ.

BS. CK2. Nguyễn Đức Lê / Theo Sức khoẻ & Đời sống


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Quà tặng con




(Dân trí) - Thứ giá trị nhất bạn có thể dành tặng cho con mình chính là lòng tự tin. Đây sẽ là món quà vô giá theo bé suốt cuộc đời.

Thế nào là tự tin

Mọi bậc sinh thành đều mong muốn con mình khi lớn lên sẽ luôn tự tin “ngẩng cao đầu” trước mọi thử thách, và hơn hết, luôn cảm thấy tự hào về chính bản thân, về những gì mình có.

Tự tin là cái “tôi” mạnh mẽ trong mỗi người, là sức mạnh từ bên trong giúp con bạn làm được những gì bé muốn.

Bạn không thể đánh đổi bất kỳ vật chất, tiền bạc nào để đem lại tự tin cho con nếu không dạy trẻ xây dựng tự tin từ những ngày thơ bé.

Đừng đánh đồng “công tác xây dựng tự tin” với đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của con để bé không “thua bạn kém bè”, khoác lên con những bộ quần áo đẹp, đồ dùng đắt tiền.

Theo các chuyên gia, bản chất của xây dựng tự tin là dạy con biết tin vào khả năng của bé, biết “giá trị” của bé và cảm thấy hãnh diện về những gì thuộc về bé.

Vai trò của phụ huynh

Tiến sĩ James Dobson, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề gia đình của Mỹ, cho rằng “Sự tự tin ở trẻ phần lớn xuất phát từ nhận thức của các em đối với cách cha mẹ nhìn nhận các em.

Các nghiên cứu cho thấy khi một đứa trẻ được bố mẹ yêu thương vì những cá tính, những gì các em thực chất có thì các em mới cảm thấy tự tin với con người thực của mình”.

Cùng con xây dựng lòng tự tin

Yêu con vì “con chính là con”

Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu, nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu ở con, nhờ đó biết con mong muốn gì. Hãy động viên, khuyến khích con phát triển thế mạnh thay vì áp đặt “con phải....”

Ví dụ, nếu trẻ có sở thích và thiên hướng trở thành bác sĩ, bạn nên tôn trọng những mơ ước đó.

Đừng cố hướng con thành giáo viên hoặc luật sư chỉ vì những kì vọng hoặc suy tính của cha mẹ. Những “kế hoạch” đó, dù đều xuất phát từ tình yêu thương, nhưng sẽ gây sức ép và khiến trẻ mặc cảm, tự ti vào khả năng của mình.

Cân nhắc khi kể về trẻ

Nếu bạn dạy con tự tin bằng cách làm con cảm thấy xấu hổ để “lần sau không tái phạm” (như nói về những khuyết điểm hoặc lỗi sai của trẻ với bạn bè của gia đình hoặc của trẻ) thì sẽ gây ảnh hưởng xấu.

Trẻ sẽ không chỉ xấu hổ mà còn cảm thấy tự ti ở bản thân và thu mình trước mọi người.

Khen trẻ đúng lúc, đúng việc

Động viên và khuyến khích là những yếu tố giúp trẻ cảm thấy tự tin vào bản thân. Nhưng điều này bạn cần thể hiện đúng lúc, đúng việc để trẻ biết được giá trị của những lời khen và việc mình làm.

Nếu bạn khen ngay cả khi trẻ chưa làm tốt, trẻ sẽ không có động lực thật sự để cố gắng và không đánh giá được giá trị thực chất của những việc mình làm.

Giúp trẻ sống kỷ luật

Kỷ luật không có nghĩa là áp đặt, gò ép. Mục đích của các “quy định” là giúp trẻ hiểu ảnh hưởng của những việc trẻ gây ra đối với mọi người xung quanh.

Nhờ đó trẻ học được cách lựa chọn và tính tự chịu trách nhiệm với những gì đã lựa chọn, giúp trẻ mạnh mẽ hơn trước mọi việc xảy ra.

Chỉ dẫn thay vì làm giúp trẻ

Rất nhiều việc bạn có thể hướng dẫn cho con làm được như hướng dẫn con mặc quần áo, đánh răng, dọn bàn. Khi tự làm được những việc đó, trẻ sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân hơn nhiều.

Do đó, sự chỉ bảo của bố mẹ góp phần quan trọng trong thành công của trẻ.

Đừng so sánh con với những trẻ khác

Dù bạn so sánh để khen hay chê thì đều không nên. Hãy học cách trân trọng những ưu điểm, nhìn nhận những khuyểt điểm của trẻ để tìm ra được định hướng. Việc định hướng này phải dựa trên bản chất và bản tính của trẻ.

Mỗi trẻ đều có bản tính riêng. Vì vậy, bạn đem trẻ ra so sánh chẳng giúp trẻ tiến bộ, trái lại, còn khiến trẻ tự ti. “Noi gương” ai phải do trẻ tự cảm nhận, tự mong muốn, tự quyết định.

Giúp trẻ tiếp cận cuộc sống

Cùng trẻ xâm nhập cuộc sống với những tình huống thực tế khác nhau và dạy trẻ cách cư xử, giải quyết tùy theo hoàn cảnh. Nhờ đó trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và vốn sống.



Hải Yến / Theo Women24.com


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị béo phì




Thế nào là một đứa trẻ bị béo phì? Thế nào là một đứa trẻ có cân nặng đủ sức khoẻ? Các nhà khoa học đã đưa ra một số lời khuyên với các bậc cha mẹ.

Hiện nay đối với cha mẹ, chuyện con mình bị béo phì đang trở thành một trong những vấn đề đau đầu. Người ta luôn luôn băn khoăn mỗi khi đứa trẻ có dấu hiệu phát triển nhanh hơn mức bình thường một chút.

Sự thật là béo phì đang trở thành một vấn nạn. Càng ngày tỷ lệ trẻ em bị béo phì càng tăng lên. Thế nhưng chưa chắc những dấu hiệu bạn nhận biết về tình trạng béo của con mình đã đúng.

Theo các nhà khoa học Mỹ, một đứa trẻ tròn trĩnh, mũm mĩm thông thường sẽ là một đứa trẻ khoẻ mạnh. Thế nhưng bạn nên vui hay cảnh giác về điều này?

Nếu con bạn sở hữu một chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý, nó sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao.

Dưới đây sẽ là những dấu hiệu để bạn có thể nhận biết con mình đang có nguy cơ bị béo phì:

- Trước khi trẻ bước sang tuổi thứ 3, nếu như cha mẹ của nó nặng cân quá cỡ, sau này trẻ cũng rất dễ mắc bệnh béo phì.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng, gen di truyền là một nguyên nhân đáng chú ý, tuy nhiên, quan trọng hơn đó là sự thừa hưởng lối sống của cha mẹ ở trẻ. Nếu bạn có chế độ ăn uống, tập thể dục không hợp lý, con bạn cũng sẽ tiếp tục giống bạn.

- Trước khi trẻ bước sang tuổi thứ 4, nếu trẻ tăng cân liên tục, và cân nặng phát triển nhanh hơn chiều cao, điều đó có nghĩa con bạn sẽ bị béo phì.

Trong trường hợp này, điều bố mẹ nên làm là bắt đầu cho trẻ tập luyện. Đơn giản nhất là những bài tập đi bộ. Sau đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé.

Trẻ ăn quà vặt

Hiện nay, trẻ em ăn quà vặt ngày càng nhiều. Những thứ như bánh ngọt, nước uống có ga... chính là những thứ gây cho trẻ nguy cơ béo phì rất lớn.

Theo GS. Robinson - Giám đốc trung tâm cân nặng và sức khoẻ Mỹ, nếu bố mẹ của trẻ thường xuyên sử dụng những thứ quà vặt đó tại nhà, trẻ sẽ học cách ăn chúng, và khi chúng ra ngoài đường, việc ăn quà vặt là chuyện tất nhiên".

Các chuyên gia cho rằng: Cha mẹ luôn là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến con cái. Họ giống như những cuốn sách chỉ dẫn cho con mình vậy.

Trẻ xem TV quá nhiều

Các nhà khoc học khuyến cáo không nên để trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với TV, và đối với trẻ lớn hơn, nên hạn chế tối đa thời gian xem TV của chúng.

Tuy nhiên nếu bố mẹ không trở thành những tấm gương, bạn sẽ khó quản lý điều này đối với con mình.

Và trong bất kỳ trường hợp nào, các bác sĩ khuyên rằng, các bậc cha mẹ cũng đừng nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác, vì tất cả những đứa trẻ đều không giống nhau.

Theo VTV
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Ăn mớm, nhai mớm - một thói quen có hại




Ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Ăn mớm, nhai mớm thường hay gặp ở lứa tuổi như: trẻ em, thanh niên, người cao tuổi. Đối với trẻ em là ăn cơm nhai, người già ăn trầu nhai (trầu giã), còn tuổi trẻ thì rất nhiều thứ giống như ăn nhai và ăn mớm...

Nhắc đến cơm mớm hoặc cơm nhai cho trẻ em, hiện nay nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng lại là một thực tế vẫn đang diễn ra ở một số vùng quê, vùng nông thôn. Tháng 6 vừa qua, nhân chuyến đi công tác, chúng tôi đến thăm một gia đình ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), có cháu bé hơn 1 tuổi.

Trao đổi với người mẹ mới biết từ 4 - 5 tháng nay cháu không lên cân, thỉnh thoảng lại ho sốt. Khi được hỏi về cách cho cháu ăn, người mẹ nói liên hồi, thể hiện rằng mình có kiến thức về dinh dưỡng như: cho cháu ăn cơm với thịt, cá, trứng,... rau xanh và hoa quả. Nhưng điều làm tôi nhớ và băn khoăn nhất là chi tiết “Tôi nhai cơm cho cháu ăn với các loại thức ăn...”.

Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn nhai cơm, sau khi cơm đã được nghiền nát thì mớm cho trẻ ăn. Ngoài cơm nhai ra, cũng có một số người còn mớm nước uống và nước hoa quả cho trẻ nhỏ. Việc nhai cơm cho trẻ có thuận tiện, không mất thời gian, thường nhai cho trẻ chưa có răng, chưa ăn được cơm. Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn có dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát trước khi trẻ ăn.

Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm từ lâu đã bị bác bỏ vì tác hại của nó. Ăn cơm mớm, vô hình chung người nhai đã truyền bệnh của mình cho trẻ qua con đường ăn uống, mà chúng ta đã biết có rất nhiều bệnh có thể lây truyền qua con đường này, điển hình là viêm gan và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Vì vậy có thể khẳng định không nên cho trẻ ăn mớm, mà thay vào đó là cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hóa.

Với lứa tuổi thanh niên, thỉnh thoảng cũng xảy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm. Hành động đó, thường xảy ra với những đôi thanh niên (nam, nữ) đang yêu nhau để khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm đó cũng không tốt cho sức khỏe.

Với người cao tuổi nghiện trầu, khi răng đã rụng, không thể nhai được. Một số người có răng tốt, chắc và khỏe đã nhai hộ trầu cho đến khi cau dập nát thì đưa cho người răng yếu ăn. Thói quen này cũng thường gặp ở những vùng thôn quê và cũng không có lợi cho sức khỏe. Người muốn ăn trầu mà răng yếu, nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu được thì có thể nhờ người khác giã hộ. Khi trầu giã đã dập nát thì lấy ra để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để giữ vệ sinh, có như vậy mới bảo đảm cho sức khỏe của mình.


Theo BS. Nguyễn Tiến Tuấn / Sức Khoẻ & Đời Sống


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ




Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến nhu động ruột của trẻ. Đó là điều các bà mẹ nên lưu ý. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thường do chế độ ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bé suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Với trẻ đang bú mẹ

Trẻ bị táo bón trong giai đoạn này thường chủ yếu do người mẹ. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Không nên ăn kiêng khi mới sinh. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, nhất là các loại quả như thanh long, na, cam, táo...

Mỗi ngày, người mẹ cần uống khoảng 2 lít nước, ăn nhiều món canh như canh sườn, canh cá chép, canh gà...

Khi nuôi con nhỏ, bạn nên thường xuyên uống các loại sinh tố hay nước râu ngô, rau má... để cơ thể được mát mẻ.

Khi trẻ được một tháng, bạn nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian trước 9 giờ sáng. Việc tắm nắng sẽ giúp con bạn không bị thiếu canxi. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi trộm, dẫn đến mất nước nhiều, gây táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng cần massage vùng bụng cho bé. Nên xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ trước khi bé bú để kích thích nhu động ruột.

Trẻ bú bình từ 1 - 3 tuổi

Ngoài ra, sau 4 tháng, bạn nên cho bé uống thêm nước hoa quả.

Khi thấy con có hiện tượng táo bón, người mẹ nên thay đổi nhãn sữa cho phù hợp. Trên thị trường hiện nay có một số loại sữa chống táo bón. Khi mua, bạn cần lưu ý: Những loại sữa này luôn ghi dòng chữ: "Chứa những chất có tác dụng chống táo bón" ngoài vỏ hộp.

Các loại sữa dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi thường đã được bổ sung lượng vitamin cần thiết. Khi trẻ bắt đầu ăn bột, bạn có thể cho thêm rau xanh xay nhuyễn vào.

Nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định. Nhịn đi vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.

Từ một tuổi trở lên, bé đã biết nhai. Bạn không phải xay nhừ rau củ nữa mà chỉ cần thái nhỏ. Cho trẻ ăn hoa quả để bổ sung chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần khuyến khích con vận động nhiều. Quá trình vận động sẽ làm cho việc tiêu hoá của trẻ tốt hơn.

Chữa táo bón cho trẻ

Nếu trẻ vẫn bị táo bón, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa.

Cần giảm lượng thức ăn động vật như thịt, sữa... Tăng cường rau xanh, hoa quả chín, nhất đu đủ để điều hoà nhu động ruột.

Cho bé ăn thêm khoai tây, khoai lang để nhuận tràng. Ngoài ra, mỗi ngày trẻ cần uống thêm 1/2 thìa mật ong pha loãng với nước.

Trường hợp bé chưa hết táo bón, bạn có thể dùng cách thụt tháo. Để phân ứ đọng lâu trong ruột, đại tràng sẽ rất dễ bị viêm.

Mặt khác, bạn nên cho bé uống thuốc nhuận tràng (lactulose) theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Vi Nhi / Tiếp Thị & Gia Đình
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

10 lời khuyên với người lần đầu làm mẹ




Lần đầu tiên trở thành một bà mẹ là thời điểm rất nhạy cảm đối với mỗi người phụ nữ. Giai đoạn này, họ rất dễ bị căng thẳng về tâm lý, không thoả mãn mọi thứ và ít cảm thấy hạnh phúc.

Trong giai đoạn này, phụ nữ thường phải ngủ ít hơn, và thời gian dành cho bản thân cũng rất hạn chế. Các nghiên cứu khoa học cho thấy năm đầu tiên của đứa trẻ là thời điểm người mẹ gặp nhiều trục trặc về tâm lý nhất. Họ luôn luôn bị căng thẳng và phải làm việc quá sức.

Các nhà khoa học đã đưa ra 10 lời khuyên đối với các bà mẹ trẻ, giúp họ có thể đối mặt với những khó khăn và mỉm cười trong giai đoạn này.

1. Liệt kê ra 10 điểm mà bạn hài lòng về chính mình vào một cuốn sổ có tên "Nhật ký hạnh phúc".

2. Hãy mỉm cười mỗi ngày. Hãy lấy niềm vui từ chính con bạn. Chọc cho bé cười khúc khích, và bạn sẽ cảm thấy vui lây.

3. Hãy cố gắng để cân bằng tâm lý và cư xử tốt với mọi người. Bạn có thể nhường cho ai đó chỗ đậu xe của mình, hay vui vẻ với các đồng nghiệp.

4. Tự chăm sóc bản thân mỗi ngày. Bạn có thể tự sửa móng chân tại nhà, uống một ly rượu hay ăn một thỏi sôcôla.

5. Hãy bớt một nửa thời gian xem TV của bạn. Thay vào đó, hãy làm nốt công việc mà bạn trì hoãn lâu nay.

6. Chào hỏi với người bất kỳ mà bạn gặp, và hãy cười với họ.

7. Trồng một cây gì đó và chăm sóc nó mỗi ngày.

8. Nhảy dây 100 cái mỗi ngày và nghĩ về những khoảnh khắc tươi đẹp trong tuổi thơ của bạn.

9. Điện thoại, hoặc nói chuyện với một vài người bạn. Hãy nghĩ về 4 điều mà bạn sẽ trao đổi với họ.

10. Cố gắng bố trí một giờ trò chuyện thật hữu ích với đồng nghiệp mỗi tuần.

Theo Phương Anh / VTV


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Khi con bị trầm cảm




Chứng trầm cảm có thể gây ra cho trẻ nhiều hậu quả khó lường. Hãy luôn theo sát và giúp đỡ con bạn khi cần thiết

"Ngoan nào con, ăn một thìa đi!". Mặc mẹ dỗ dành, bé Tuấn lắc đầu nguầy nguậy, ôm con gấu bông chạy vào phòng.

Chị Thanh bật khóc. Giá như chị để ý đến con nhiều hơn, mọi chuyện đâu ra nông nỗi này.

Sự ra đi của bà ngoại

Sau khi ly hôn, chị Thanh giao bé Tuấn cho mẹ ruột trông để tiện việc đi làm. Hai bà cháu bên nhau như hình với bóng. Chỉ cần vắng bà nửa ngày, Tuấn đã khóc um lên.

Bệnh cao huyết áp đã khiến bà đột ngột qua đời. Mải lo chuyện ma chay, chị Thanh không để ý vẻ mặt thảng thốt của con khi nhìn các chú mang bà đi.

Sau tang lễ vài ngày, Tuấn níu tay mẹ hỏi ngoại đâu. Vừa mệt, vừa buồn, chị Thanh trả lời qua quýt rồi thuê người về chăm sóc con. Mất đi người bạn lớn, lại không được mẹ chia sẻ, Tuấn trở nên lầm lì, ra vào như cái bóng.

Chị Thanh chỉ nhận thấy biểu hiện khác thường của con khi thằng bé bắt đầu biếng ăn và khó ngủ.

Cô giáo cho biết, ở trường, Tuấn rất ít nói, không chịu chơi với bạn và hay trốn vào nhà vệ sinh. Nghĩ Tuấn không được khoẻ, chị Thanh đưa con đến bác sĩ, nhưng thể chất của bé vẫn bình thường. Một lần thức dậy giữa khuya, không thấy con đâu, chị chạy đi tìm và giật mình khi thấy Tuấn ngồi trong nhà vệ sinh. Bé ôm gấu bông, lẩm nhẩm bài hát ru của ngoại. Không còn cách nào khác, chị đành dẫn con đến khoa Tâm lý của một bệnh viện nhi.

Bác sĩ chẩn đoán bé Tuấn mắc chứng trầm cảm sau cái chết của bà ngoại và đang chuyển biến nặng, nếu không sớm điều trị sẽ biến chứng thành rối loạn tâm thần.

Chứng trầm cảm ở trẻ

Theo chuyên viên tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, trầm cảm là chứng bệnh khá phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh, trẻ thường ít nói, ngại giao tiếp, hay cáu kỉnh, sợ hãi, thích ở một mình...

Về mặt thể chất, trẻ bị xáo trộn giấc ngủ, biếng ăn, sụt hoặc tăng cân bất thường. Những dấu hiệu này kéo dài ít nhất hai tuần trở lên.

Chứng trầm cảm khiến trẻ giảm hoặc mất khả năng học tập, sinh hoạt gia đình và giao tiếp xã hội. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần, nguy cơ tự sát cao.

Nguyên nhân gây trầm cảm khác nhau ở mỗi đứa trẻ, có thể tạm chia thành ba nhóm chính:

Sang chấn tâm thần: Trẻ bị ức chế, bị bắt nạt hoặc không được cha mẹ quan tâm. Trẻ gặp những sự cố đột ngột như người thân mất, bố mẹ ly dị, chuyển chỗ ở...

Sang chấn sản khoa: Trẻ bị ngạt khi sinh hoặc sinh hút dễ mắc chứng trầm cảm do não bộ bị ảnh hưởng.

Dùng thuốc hoặc di truyền: Nếu có người thân bị trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh của trẻ khá cao. Trẻ bị bệnh mãn tính cũng dễ dẫn đến trầm cảm.

Các bé dưới 6 tuổi gặp hạn chế về ngôn từ nên rất khó tâm sự cùng bố mẹ. Vì vậy, bạn cần gần gũi, chia sẻ và giúp đỡ con khi cần thiết.

Nếu trẻ có dấu hiệu trầm cảm, hãy đưa đến trung tâm chăm sóc sức khoẻ tinh thần hoặc khoa Tâm lý nhi. Điều trị chứng này đòi hỏi thời gian khá dài. Bạn cần kiên nhẫn và chăm sóc trẻ kỹ hơn.


Theo Khoa Bảo / Tiếp Thị & Gia Đình


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

3 phương pháp rèn luyện trí nhớ trẻ thơ




Hết hè này, bé Su 3 tuổi sẽ vào lớp mầm. Ở giai đoạn này, bé rất thích làm người lớn, thường làm ngược lại những gì bạn nói. Và trách nhiệm của bạn là rèn luyện để bé trở nên ngoan ngoãn, vâng lời nhờ 3 phương pháp: lặp lại, đánh lạc hướng và giám sát.

Theo các chuyên gia tâm lý, ở bất kỳ lứa tuổi nào, bạn đừng nhầm lẫn việc rèn luyện đi đôi với hình phạt mà phải khéo léo hướng dẫn con để chúng trở thành đứa trẻ ngoan. Bởi ở mỗi giai đoạn, bé sẽ học hỏi những kỹ năng khác nhau và cách rèn luyện tối ưu với bé là giúp chúng phát triển đúng với từng giai đoạn đó.

Trong giai đoạn bé từ 1 đến 3 tuổi, phải hướng trẻ đến 3 phương pháp cơ bản: sự lặp lại, đánh lạc hướng và sự giám sát.

Sự lặp lại

Ở giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ không bao giờ ngồi yên một chỗ. Bạn cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần những gì bạn yêu cầu ở bé. Chẳng hạn, nhóc tì nhà bạn rất thích leo trèo lên bàn để với lấy những vật dụng trên đó. Bạn phải nói với chúng rất nhiều lần về việc không được leo lên bàn thì chúng mới thay đổi hành vi theo ý bạn. Yêu cầu trẻ làm theo hướng dẫn với thứ tự lần lượt là cách thực hành thường xuyên dành cho trẻ ở độ tuổi này.

Đánh lạc hướng

Cách tốt nhất là bạn nên lờ đi sự quấy phá của trẻ và tìm cách đánh lạc hướng chúng. Như ví dụ trên, nhóc tì cứ nhất định đòi leo lên trên bàn cho bằng được, thay vì la mắng, tốt hơn là bạn hướng sự chú ý của bé vào chỗ khác như: "con có thấy con chó ngoài sân không?" hoặc "chú chim sẻ ngoài cửa sổ kìa con"... Nếu không đồng ý điều gì, hãy dạy con theo cách hướng bé đến một chuyện khác.

Sự giám sát

Bạn nên biết cách đối phó với tính khí bất thường của trẻ con ở lứa tuổi này bởi chúng rất thích nói "không". Bé cứng đầu và rất khó dạy: thích chơi đồ chơi một mình, thích tự chọn quần áo dẫu những bộ đồ đó "hổng giống ai". Đồng thời bạn phải trông chừng chúng mọi lúc, mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé, vì bé rất thích làm ngược lại một cách không cố ý.

Và bạn hãy yên tâm rằng, qua lứa tuổi này, bé sẽ trở nên ngoan ngoãn, dễ thương kỳ lạ. Và sẽ có lúc bạn thấy chưng hửng vì những lời phát biểu "cực kỳ người lớn" của bé. Đó chính là kết quả mà bố mẹ đã dày công rèn luyện cho bé những năm tháng chập chững vào đời.

(Theo Thanh Niên)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy con tuổi ổi ương




(Dân trí) - Tuổi này hầu hết bọn trẻ muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ và bắt chước người lớn, tự hình thành một góc riêng, tiêu chuẩn, lối sống riêng cho mình. Nhiều em còn thể hiện thái độ thách thức nếu cha mẹ động chạm vào góc riêng ấy.

Con đã là người lớn

Do sự thay đổi về sinh lý cơ thể ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ cũng dần thay đổi. Trước hết đó là sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình, chủ yếu là với cha mẹ, sau đó là với các mối quan hệ xã hội khác.

Bọn trẻ bắt đầu tách dần khỏi sự quản lý của cha mẹ và tham gia nhiều hơn vào các cuộc vui với bạn bè.

Các em ăn mặc theo ý thích, dễ xúc động và cũng dễ bị tổn thương, bắt đầu có cảm giác thinh thích hoặc yêu yêu ai đó, thần tượng một ca sĩ nhạc rock điển trai hay một siêu sao điện ảnh.

Các em ít khi có mặt ở nhà hoặc nếu có thì “nấu cháo điện thoại” liên tục hay ngồi ôm máy vi tính hàng giờ trong phòng.

Nếu cha mẹ góp ý, các em sẵn sàng cãi bướng. Đa số bọn trẻ cảm thấy thất vọng, ấm ức khi vẫn bị cha mẹ coi như đứa trẻ nằm trong nôi. Và câu cửa miệng các em luôn là: “Con đã là người lớn”.

Suy nghĩ và hành động của cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy phiền lòng khi con cái mải chơi, đàn đúm bạn bè mà lãng quên học hành.

Thêm vào đó là sự lo lắng bởi con mình còn non nớt, chưa hiểu hết và dễ bị rơi vào những mặt trái tệ nạn của xã hội như: lừa đảo, cờ bạc, rượu chè, ma túy, lạm dụng tình dục...

Có ông bố bà mẹ còn áp dụng hình thức trừng phạt con cái nặng nề khi con mắc lỗi. Hậu quả là đứa trẻ đã đi lang thang làm cha mẹ phải tốn công sức đi tìm hoặc bỏ nhà “đi bụi” luôn.

Hãy tôn trọng con cái

Hỡi các bậc cha mẹ, chính các anh chị cũng đã từng trải qua cái tuổi dở ương ấy nên hãy thông cảm và tâm lý hơn đối với con cái.

Đừng nóng nảy, cực đoan hay quá khắt khe hoặc mắng mỏ, đánh đập làm các con sợ hãi và tự cô lập.

Để giúp con mình vững vàng bước vào cuộc đời không vấp ngã, cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành tin cậy, nhẹ nhàng phân tích, chỉ bảo và hướng dẫn cho con những điều hay lẽ phải.


Trí Kiên


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Lưu ý khi cho con bú




Nuôi con bằng sữa mẹ được coi là rất cần thiết cho sức khoẻ của trẻ. Sữa mẹ trong những ngày đầu sau khi sinh chứa rất nhiều loại protein cũng như kháng thể tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả sau này. Sữa mẹ còn được coi là tốt nhất cho hệ tiêu hoá chưa được hoàn thiện của trẻ sơ sinh.

Ngoài những tác dụng không thể phủ nhận đối với trẻ mới chào đời, việc cho con bú sau khi sinh còn có nhiều tác dụng với bản thân người mẹ và để quá trình này đạt được hiệu quả tốt nhất cũng có nhiều điều phải lưu ý.

Tác dụng của việc cho con bú đối với người mẹ

Khi cho con bú, các dây thần kinh ở núm vú được kích thích và sản sinh ra 2 loại hooc-môn là prolactin (thúc đẩy quá trình hình thành sữa) và oxytocin (tương tác với các dây thần kinh xung quanh tuyến sữa để đưa sữa vào các ống dẫn). Với phụ nữ mới sinh, hooc-môn prolactin còn giúp tử cung của họ trở về trạng thái bình thường.

Ngoài ra cho con bú còn giúp phụ nữ mới sinh giảm được số cân bị tăng trong quá trình mang thai mà không gây ảnh hưởng nhiều đến kích thước cũng như hình dáng của bầu vú. Hơn nữa, nhờ cho con bú mà nguy cơ ung thư vú sau này của người mẹ cũng được giảm thiểu.

Có một tác dụng khác của việc cho con bú mà ít người biết đến, đó chính là tác dụng tránh thai (khoảng 60%-70%), bởi nó làm thay đổi lượng hoóc-môn và ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Tuy nhiên độ tin cậy không cao, đặc biệt là khi trẻ cai sữa.

Những điều cần lưu ý

- Không nên cho con bú nếu người mẹ đang mắc một số bệnh truyền nhiễm ví dụ như lao, AIDS…để tránh lây bệnh cho trẻ. Cũng không nên cho con bú nếu người mẹ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư…hay uống nhiều rượu.

- Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.

- Đảm bảo đứa trẻ được cho bú đúng tư thể. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong.

- Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú.

- Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú. Để hạn chế ảnh hưởng này, tốt nhất nên dùng tay ép một lượng sữa ra trước rồi cho trẻ bú.

- Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú rồi bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ.

- Một hiện tượng khác rất dễ xảy ra trong quá trình cho con bú đó là hiện tượng tắc sữa. Đó có thể là do người mẹ mặc áo nịt quá chật hay lượng sữa thừa khô lại chặn các lỗ ở núm vú. Khi gặp phải hiện tượng này có thể áp dụng biện pháp xoa bóp xung quanh khu vực có ông dẫn sữa. Nếu nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện khám cẩn thận.

Theo Mỹ An VTV


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Chứng mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh




Tôi sinh cháu được 2 tháng, những ngày nắng nóng vừa qua trên da mặt con tôi (hai bên má) có những nốt đỏ li ti khiến cháu rất quấy khóc. Xin bác sĩ cho biết cháu bị làm sao? Mẹ cần kiêng những gì?

Bạn đưa ra những triệu chứng chưa cụ thể, nếu con bạn chỉ xuất hiện các nốt nhỏ li ti ấy thì cháu chỉ bị ngứa sữa và cũng có thể bị chàm, rôm sẩy do nắng nóng...

Để biết chính xác những nốt nhỏ đó là biểu hiện của bệnh ngoài da nào, bạn nên đưa cháu tới khám ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Mẩn ngứa không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con bạn.

Tuy nhiên, muốn bệnh nhanh hết, các bậc cha mẹ có con mắc chứng này phải chú ý: thứ nhất, trong thời kỳ trẻ đang bú mẹ mà bị mẩn ngứa cấp tính, người mẹ cần phải kiêng những thức ăn có tính cay nóng như ớt, rau hẹ, hành tỏi, hạt tiêu...; thứ hai, không nên tắm cho trẻ bằng xà phòng và nước nóng, vì nước nóng và xà phòng đều kích thích da, càng gây ngứa hơn; thứ ba, không nên cho trẻ mặc áo lông hoặc vải làm bằng sợi hóa học, mà chỉ nên cho trẻ mặc và đắp chăn làm bằng sợi bông.

Người mẹ cũng cần phải chú ý tới quần áo của mình. Nên cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi... nếu không rất dễ làm trẻ bị dị ứng và mẩn ngứa nhiều hơn.

Theo BS. Nguyễn Đoàn / Sức Khoẻ & Đời Sống


 

News

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,232
Bài viết
63,451
Thành viên
86,403
Thành viên mới nhất
HaLD

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN